Phương pháp Kiểm soát An ninh bằng Thuật toán AI tại Olympic Paris

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Phương pháp Kiểm soát An ninh bằng Thuật toán AI tại Olympic Paris

Trước khi lễ khai mạc Thế vận hội 2024 tại Paris được tổ chức, thủ đô nước Pháp tràn ngập những camera an ninh theo dõi từng ngóc ngách mọi khu phố. Cảnh sát mặc áo giáp chống dao đâm đi tuần khắp mọi nẻo đường lát đá của thành phố này. Bờ sông Seine giới hạn khách tham quan, chỉ có những người đã được soi chiếu và có thẻ xác thực danh tính bằng mã QR mới được tới gần. Những người lính, hiện diện từ sau vụ khủng bố năm 2015 đứng tuần tra ở gần những tiệm bánh ven bờ kênh, đeo súng máy trước ngực.

Bộ trưởng nội vụ Pháp, Gérald Darmanin đã bỏ ra cả tuần trước đó để khẳng định nhiều lần, rằng những biện pháp an ninh ấy là không hề thừa thãi hay quá lố. Nước Pháp, theo ông Darmanin, “đang phải đối mặt với thử thách an ninh lớn nhất mà bất kỳ quốc gia nào gặp phải giữa thời bình.” Trong cuộc phỏng vấn với tờ Le Journal du Dimanche, bộ trưởng nội vụ cho biết đã bắt quả tang “những cá nhân có nguy cơ” đăng ký làm tình nguyện viên hỗ trợ cho ban tổ chức Thế vận hội, bao gồm 257 cá nhân Hồi giáo cực đoan, 181 cá nhân cánh tả cực đoan, và 95 cá nhân cánh hữu cực đoan. Rồi đến hôm qua, ông Darmanin trả lời phỏng vấn đài BFM, rằng đã bắt giữ một công dân Nga vì tình nghi lên kế hoạch gây bất ổn trên quy mô lớn.

download.jpg

Người dân Paris thì khó chịu vì biết bao nhiêu tuyến phố bị cấm và chặn đường, những đoạn đường dành riêng cho người đi xe đạp bị chặn mà không có biển báo trước, còn những nhóm hoạt động vì nhân quyền bên đó thì lên án “những nguy cơ không thể chấp nhận vi phạm quyền cơ bản của con người.”

Còn với bản thân Thế vận hội, điều này chẳng mới mẻ gì. Những phàn nàn về quy tắc bảo vệ an ninh ở các kỳ Olympic là chuyện xưa như diễm. Hồi xưa đã không thiếu những lần người ta so sánh London năm 2016 là “pháo đài”, và Tokyo năm 2021 là “phong tỏa”, Rio de Janeiro năm 2012 còn bị gọi là “chạy đua vũ trang”, mỉa mai những người lính và cảnh sát có vũ trang trên phố.


Còn ở Thế vận hội lần này, giải pháp bảo an gây tranh cãi nhất lại là thứ ít lọt vào tầm mắt mọi người nhất. Lý do là, những biện pháp bảo vệ an ninh ở Paris mùa hè năm nay đã và đang được củng cố nhờ một dạng thuật toán AI mới. Chính quyền thành phố quyết định áp dụng thuật toán gây tranh cãi này để máy tính tự lướt qua lượng dữ liệu camera an ninh khổng lồ đặt ở những trạm phương tiện giao thông công cộng, từ đó tìm ra những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy đến. Trước đó, hệ thống này đã được thử nghiệm ở Paris khi hai buổi hòa nhạc của Depeche Mode được tổ chức tại đây.

f1da21d0276fcdb3d143235c3841c66b775c422e.jpg

Đối với cả những người phản đối cũng như ủng hộ áp dụng công nghệ AI kiểm soát hình ảnh camera giám sát, công nghệ này được áp dụng tại kỳ Olympic năm nay có lẽ sẽ cho tất cả mọi người nhìn thấy trước tương lai của ngành an ninh, nơi tổng dung lượng dữ liệu camera giám sát là quá nhiều, con người không thể theo dõi kịp một cách hiệu quả.

Noémie Levain, thành viên tổ chức hoạt động La Quadrature du Net, phản đối những biện pháp theo dõi bằng AI nói rằng: “Phần mềm là một phần mở rộng của lực lượng cảnh sát. Với nó, tai mắt của cảnh sát sẽ nhân lên gấp nhiều lần.”

Gần cổng ga metro Porte de Pantin, camera quan sát được gắn lên trần nhà, giấu trong những chiếc hộp kim loại màu xám mà đôi mắt mọi người dễ bỏ qua. Một biển báo nhỏ gắn trên tường, với thông tin nói rằng mọi người đi qua khu vực này “đang tham gia thử nghiệm phân tích theo dõi an ninh,” chí ít nếu như có ai đó ngước lên đọc. RATP, công ty vận hành tuyến tàu điện ngầm nội đô Paris “có thể” đang sử dụng “thuật toán phân tích hình ảnh tự động theo thời gian thực” dựa trên camera giám sát. Theo RATP, thử nghiệm này sẽ diễn ra cho tới hết tháng 3/2025.

1099020-parc-des-nations.jpg

Ga Porte de Pantin nằm ở rìa công viên La Villette, nơi tọa lạc Park of Nations trong khuôn khổ Thế vận hội, nơi người hâm mộ thể thao có thể tới chơi, ăn uống ở những khuôn viên mang phong cách của 15 trong số các quốc gia tham dự Thế vận hội. Ga tàu điện ngầm này là một trong số 46 ga tàu được trang bị camera an ninh vận hành thông qua thuật toán quét dữ liệu bằng AI trong thời gian Olympic diễn ra. Đó là tuyên bố của cơ quan thuộc bộ nội vụ Pháp, chuyên trách an ninh thủ đô Paris.

Một bộ luật được thông qua và áp dụng từ tháng 3/2023 nói rằng, được phép ứng dụng những thuật toán máy tính để quét dữ liệu máy quay an ninh theo thời gian thực đối với 8 trường hợp sự kiện, ví dụ như sự kiện tụ tập đông người, đám đông tụ họp bất ngờ, vật thể bị bỏ rơi, nhận diện vũ khí hay có người quỵ ngã…

Quảng cáo



Matthias Houllier, đồng sáng lập Wintics, một trong 4 công ty Pháp đã giành được hợp đồng ứng dụng thuật toán AI quét camera an ninh tại Olympic Paris cho biết: “Thứ chúng tôi đang làm là biến đổi những camera an ninh trở thành những công cụ theo dõi rất mạnh. Với hàng nghìn camera trải dài khắp cả thành phố, các sĩ quan cảnh sát gần như không thể kiểm soát và phản hồi trước hình ảnh mà tất cả những camera ấy gửi về trụ sở.”

2023-05-23t182747z-540268542-rc2f41a2y68b-rtrmadp-3-olympics-2024-security.jpeg

Wintics đấu thầu thành công hợp đồng làm việc với chính quyền thủ đô Paris lần đầu vào năm 2020. Thuật toán của họ khi ấy được dùng để thu thập dữ liệu hình ảnh người đi xe đạp để giúp chính quyền thành phố và bên quy hoạch đô thị triển khai hợp lý những tuyến đường dành cho xe đạp. Khi kết nối 200 camera giám sát lại với nhau, vận hành bằng thuật toán machine learning tự động, hệ thống của Wintics vừa xác định được, vừa đếm được số xe đạp chạy trên những tuyến phố đông đúc.

Rồi tới khi chính quyền Pháp tuyên bố họ đang tìm kiếm những công ty có thể phát triển những thuật toán đảm bảo an ninh tại kỳ Thế vận hội mùa hè, Houllier coi đó là bước phát triển hiển nhiên: “Công nghệ y hệt, phân tích những hình thù ở những khu vực công cộng.”

Sau khi huấn luyện những thuật toán của họ nhờ vào dữ liệu mã nguồn mở lẫn dữ liệu phái sinh do chính thuật toán tạo ra, hệ thống của Wintics đã được điều chỉnh để làm những tác vụ khác, chẳng hạn như đếm số lượng người trong một đám đông, hay số người ngã rạp ra mặt đất, rồi tự động thông báo cho nhân sự quản lý của cảnh sát khi sự cố xảy ra vượt qua mốc nhất định.

B4SYSE4ZBFMW7IGBQDLKSNFDKY.jpg

Quảng cáo



Houllier giải thích thêm: “AI sẽ đưa ra cảnh báo cho con người, chứ không tự động đưa ra quyết định.” Nhóm kỹ sư và nhà phát triển của Wintics đã huấn luyện cho nhân sự bộ nội vụ Pháp cách sử dụng phần mềm, và cách ứng dụng nó: “Ý tưởng là thuật toán sẽ giúp con người có được khả năng theo dõi tốt hơn, để có thể kiểm tra chéo và đưa ra quyết định nên làm gì.”

Theo quan điểm của nhà đồng sáng lập Wintics, những thuật toán mà đơn vị của anh phát triển đảm bảo tôn trọng quyền riêng tư của mọi người hơn hẳn so với những hệ thống đã được ứng dụng trong những sự kiện lớn trong quá khứ, chẳng hạn như hồi World Cup 2022 được tổ chức tại Qatar: “Ở đây chúng tôi đang tìm ra một giải pháp khác. Chúng tôi không phân tích dữ liệu cá nhân. Thuật toán của chúng tôi chỉ xác định hình thái trên dữ liệu camera chứ không phải phân tích gương mặt, không xác định biển số xe, cũng không phân tích hành vi của mọi người.”

Tuy nhiên những nhà hoạt động vì quyền riêng tư phản đối quan điểm rằng công nghệ có thể bảo vệ sự tự do cá nhân của mọi người.

Paris+2024+surveillance.jpg

Tổ chức La Quadrature du Net, theo Noémie Levain, đang có kế hoạch phân phát và dán 6000 tấm poster ở khắp Paris, cảnh báo mọi người về tình trạng “theo dõi bằng thuật toán” đang trở nên phổ biến ở Paris, từ đó kêu gọi người dân thủ đô nước Pháp phản đối hành động “kiểm soát toàn diện không gian công cộng” của chính quyền thành phố. Cô Levain phủ nhận quan điểm cho rằng thuật toán không phân tích dữ liệu cá nhân: “Khi có hình ảnh của mọi người, chắc chắn bạn sẽ phải phân tích mọi dữ liệu trong hình ảnh, tức là dữ liệu cá nhân, cùng với dữ liệu sinh trắc học. Nó giống hệt như công nghệ nhận diện gương mặt, về cơ bản nguyên tắc vận hành là giống hệt.”

Cô Levain bày tỏ lo ngại rằng những hệ thống theo dõi an ninh vận hành nhờ AI vẫn sẽ tồn tại và được vận hành ở nước Pháp sau khi Olympic mùa hè bế mạc. Theo cô, những thuật toán này sẽ cho phép cơ quan cảnh sát và an ninh nội địa theo dõi toàn thành phố: “Công nghệ này sẽ khiến thiên kiến của cảnh sát được củng cố. Chúng ta biết cảnh sát có phân biệt đối xử. Những công nghệ theo dõi sẽ củng cố điều đó.”

Theo ArsTechnica
Nguồn: Thuật toán AI đang kiểm soát an ninh tại Olympic Paris như thế nào?
💬 bình luận

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn