Theo báo cáo mới từ Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn (SIA), trong tháng 8 năm 2024, doanh số bán chip trên toàn thế giới đã ghi nhận mức doanh thu 53,1 tỉ USD, tăng 20,6% theo năm và tăng 3,5% theo tháng. Đây là con số cao nhất từng được ghi nhận trong tháng 8, thể hiện sự phục hồi của ngành bán dẫn trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy giảm và căng thẳng địa chính trị gia tăng. Lần đầu tiên từ tháng 10 năm 2023, doanh số bán chip tại hầu hết các khu vực đều ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Đây có thể là dấu hiệu của một sự phục hồi mạnh mẽ sau sự sụt giảm 11% vào năm ngoái, với triển vọng khả quan do nhu cầu tăng cao từ các công ty AI, nhà sản xuất xe hơi và các dự án công nghệ khác. SIA cho biết con đường phục hồi kinh doanh chip ở mỗi châu lục có sự khác biệt. Doanh thu ở châu Mỹ đạt 15,4 tỷ USD, tăng 43,9% so với tháng 8 năm ngoái. Đây là con số kỷ lục chưa từng có cho khu vực này, với các công ty đang tăng cường đặt hàng phần cứng để phát triển AI, điện toán đám mây và ứng dụng xe hơi. Thị trường châu Á – Thái Bình Dương tăng 17,1%, lên mức 10,95 tỉ USD. Trong đó riêng Trung Quốc đạt mức tăng 19,2% và doanh thu 13 tỉ USD, còn Nhật Bản chỉ tăng 2%, với doanh thu đạt 4 tỉ USD. Châu Âu thì ngược lại, giảm 9% xuống còn 4,7 tỉ USD mặc dù đã có sáng kiến tài trợ để thúc đẩy ngành công nghiệp bán dẫn. Mặc dù ngành công nghiệp chip ghi nhận sự tăng trưởng, nhưng nó vẫn đang đối mặt với nhiều thách thức. Chính quyền Mỹ đã áp đặt lệnh cấm công nghệ lên các công ty phương Tây hoạt động tại Trung Quốc, và đáp lại, quốc gia này đã hạn chế xuất khẩu các vật liệu bán dẫn quan trọng như germanium và gallium. Dù đối mặt với căng thẳng địa chính trị gia tăng, ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu vẫn được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng nhờ vào các chương trình hỗ trợ địa phương. Đạo luật CHIPS của Hoa Kỳ đã cung cấp nguồn tài trợ cho việc xây dựng nhiều nhà máy sản xuất mới, với mức đầu tư chưa từng có tiền lệ trong năm 2024 so với các thập kỷ trước. Trung Quốc, Nhật Bản và các quốc gia châu Á khác cũng đang hỗ trợ các dự án sản xuất chip, trong khi châu Âu chưa thực sự thu được lợi ích từ kế hoạch Đạo luật CHIPS trị giá 43 tỷ Euro được thông qua vào năm ngoái. → Xem thêm: Khoản đầu tư của Mỹ vào sản xuất chip trong năm 2024 đã vượt mức đầu tư của 24 năm trước đó Đạo luật CHIPS liệu có khiến hoạt động sản xuất bán dẫn quay trở lại Mỹ? Techspot