Cụ Miyazaki nói "AI là sự xúc phạm cuộc sống", chế hình phong cách Ghibli có phải chỉ để cho vui?

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Cụ Miyazaki nói "AI là sự xúc phạm cuộc sống", chế hình phong cách Ghibli có phải chỉ để cho vui?
Hình ảnh rao vặt

Cụ Miyazaki nói "AI là sự xúc phạm cuộc sống", chế hình phong cách Ghibli có phải chỉ để cho vui?

Từ hôm OpenAI cập nhật ChatGPT, cho chatbot AI này thêm khả năng tạo hình và chế hình ảnh dựa trên những tấm hình người dùng tải lên, làm dữ liệu đầu vào, bỗng nhiên cả thế giới đều phát cuồng lên chỉ với một phong cách duy nhất, đó là biến những tấm hình thật trở thành những hình ảnh với phong cách y chang như những bộ phim hoạt hình do đạo diễn Hayao Yamazaki cùng những đồng nghiệp đầy tài năng ở Studio Ghibli tạo ra.

Và cũng gần như ngay lập tức, mọi người nhớ lại tuyên bố của ông Miyazaki hồi năm 2016. Trong một bộ phim tài liệu công chiếu năm ấy, ông Miyazaki gọi AI là “một sự xúc phạm đến cuộc sống”. Một đoạn clip từ bộ phim đã lan truyền trên X sau khi bộ lọc trở nên phổ biến đột ngột. Những tấm hình tạo ra bằng mô hình AI diffusion hoặc tạo sinh, lấy cảm hứng từ Studio Ghibli đã từng rất phổ biến trong vài năm qua, nhưng bản phát hành mới nhất của OpenAI có lẽ là phiên bản mô tả chân thực nhất về phong cách của ông Miyazaki cho đến nay.

Thêm nữa, cũng nhờ độ phủ của ChatGPT, cũng như mức độ dễ dàng sử dụng, ai cũng chế được hình, nên chuyện “Ghibli hóa” hình ảnh AI lại trở thành chủ đề nóng, dù nó chẳng mới chút nào.

Trào lưu "Ghibli hóa" hình ảnh bằng ChatGPT gây ra nhiều tranh cãi | Viết bởi Cáo - Foxtek

Những bộ phim hoạt hình, đặc biệt là những tác phẩm của đạo diễn người Nhật nổi tiếng Hayao Miyazaki, luôn luôn tốn một khoảng thời gian rất dài để sản xuất. Những bản vẽ tay tỉ mỉ và sự chú trọng đến từng chi tiết nhỏ có thể khiến quá trình sản xuất kéo dài, thậm chí nhiều năm. Có những đoạn phim chỉ dài 4 giây trên màn ảnh, nhưng có thể sẽ tốn cả năm trời để vẽ.




Nhưng, như đã nói, anh em hoàn toàn có thể đơn giản yêu cầu ChatGPT biến bất kỳ bức ảnh nào thành một phiên bản tương tự như phong cách của ngài Miyazaki, chỉ cần đợi vài giây là xong.

Nhiều người đã làm chính xác điều đó vào tuần này sau khi OpenAI phát hành bản cập nhật cho ChatGPT vào hôm thứ 3 vừa rồi, 25/3. Bản cập nhật cải thiện công nghệ tạo hình ảnh tích hợp trong chatbot này. Giờ đây, một người dùng yêu cầu nền tảng tạo ra một hình ảnh theo phong cách Studio Ghibli có thể nhận được một bức hình với phong cách mỹ thuật, màu sắc hay chi tiết chẳng khác mấy so với những kiệt tác của Studio Ghibli, chẳng hạn như Hàng xóm tôi Totoro hay Vùng đất linh hồn.

Trên mạng xã hội, hàng triệu người nhanh chóng bắt đầu đăng tải những hình ảnh mang phong cách Ghibli. Chúng đa dạng từ ảnh selfie cho tới ảnh gia đình ròi cả meme hài. Tệ hơn, một số người đã sử dụng tính năng mới của ChatGPT để tạo ra các bản dựng về những hình ảnh bạo lực hoặc gây ra phản cảm, chẳng hạn như hình ảnh hai tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại Thế giới sụp đổ vào ngày 11/9 hay vụ sát hại George Floyd.

Mà đến chính bản thân Sam Altman, CEO của OpenAI, cũng đã đổi ảnh đại diện trên X (trước đây là Twitter) thành một bức ảnh được "Ghibli hóa" của chính mình và đăng một câu nói đùa về sự phổ biến đột ngột của bộ lọc này, cũng như việc nó đã vượt qua những thành tựu trước đó, tưởng chừng là những thành tựu quan trọng hơn mà các kỹ sư OpenAI cũng như Altman đã tạo ra.



Kouka Webb là một chuyên gia dinh dưỡng sống ở Tribeca, đã biến những bức ảnh từ đám cưới của mình thành các khung hình mang phong cách Studio Ghibli. Cô Webb, 28 tuổi, lớn lên ở Nhật Bản, cho biết việc nhìn thấy bản thân và chồng được thể hiện theo phong cách đó thực sự gây xúc động: “Mẹ tôi là người Nhật. Bà vừa mới qua đời và tôi cảm thấy rất nhớ nhà. Tôi đã có rất nhiều niềm vui trong việc tạo ra những hình ảnh đó. Đó chỉ là một cách thú vị để biến những kỷ niệm thành những hình ảnh theo phong cách của những bộ phim mà tôi đã lớn lên cùng chúng.”

Cô đã đăng những bức hình đã được chỉnh này lên TikTok. Cô cho biết, trên đó, cô đã nhận được những lời chỉ trích từ một số người bình luận vì sử dụng trí tuệ nhân tạo thay vì thuê một họa sĩ thực thụ vẽ lại những tấm hình chụp.


Khi các nền tảng AI ngày càng mạnh mẽ và phổ biến hơn, một số lượng lớn những người trong lĩnh vực sáng tạo, bao gồm cả nhà văn, diễn viên, nhạc sĩ và nghệ sĩ thị giác, đã bày tỏ những thất vọng tương tự.



Jonathan Lam, một họa sĩ vẽ bảng phân cảnh, hay còn gọi là storyboard, làm việc trong lĩnh vực trò chơi điện tử và hoạt hình, chia sẻ như thế này với tờ New York Times vào cuối năm 2022 khi thảo luận về Lensa AI, một nền tảng tạo hình ảnh bằng trí tuệ nhân tạo:

“Đối với nhiều người, việc nghệ thuật của họ bị đánh cắp, họ không coi đó là điều ảnh hưởng tới cá nhân. Khi ấy nhiều người trong số họ sẽ nghĩ kiểu như, ‘ồ, tốt thôi, bạn biết đấy, chỉ là một phong cách mỹ thuật thôi, và bạn không thể đánh bản quyền một phong cách mỹ thuật.' Nhưng tôi cho rằng đối với chúng tôi, phong cách mỹ thuật thực sự là bản sắc của chúng ta. Nó là điều phân biệt sự sáng tạo chúng tôi. Đó là điều khiến chúng tôi trở nên hấp dẫn đối với khách hàng cũng như mọi người.”

Vào năm 2024, một nhóm gồm hơn 10.000 diễn viên và nhạc sĩ, bao gồm cả nhà văn Kazuo Ishiguro, nữ diễn viên Julianne Moore và Thom Yorke của Radiohead, đã ký một lá thư, với nội dung chỉ trích “việc sử dụng trái phép các tác phẩm sáng tạo” để đào tạo các mô hình AI, bao gồm cả mô hình dùng vận hành dịch vụ ChatGPT.



Emily Berganza, một nhà điêu khắc 32 tuổi sống ở Long Island City, cho biết cô đã sử dụng ChatGPT để biến một số hình meme thành những bức ảnh mang phong cách Ghibli. Cô ấn tượng với độ chính xác và chi tiết, nhưng cùng lúc cũng bày tỏ sự lo lắng về sự phát triển của công nghệ AI đối với công việc sáng tạo, và cô coi nó là một “mối đe dọa”. Đến thứ Năm, cô Berganza cho biết ChatGPT có vẻ đã thắt chặt các hạn chế về những hình ảnh mà người dùng được phép "Ghibli hóa".

Còn trong khi đó, Taya Christianson, phát ngôn viên của OpenAI, nói trong một tuyên bố gửi qua email: “Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho người dùng càng nhiều sự tự do sáng tạo càng tốt. Chúng tôi sẽ tiếp tục ngăn chặn việc tạo ra các hình ảnh theo phong cách của các nghệ sĩ còn sống, nhưng chúng tôi vẫn cho phép các phong cách studio rộng hơn, điều mà mọi người đã sử dụng để tạo và chia sẻ một số tác phẩm hâm mộ gốc thực sự thú vị và đầy cảm hứng.”

Bà Christianson cũng chỉ ra mô tả bản cập nhật mới nhất của OpenAI, trong đó nói rằng nền tảng này “đã chọn một cách tiếp cận thận trọng” với bản cập nhật tạo hình ảnh mới nhất. Còn cô Berganza thì lo lắng rằng:“Tôi vẫn đang định hình những suy nghĩ của mình, về việc những công cụ AI rồi sẽ ảnh hưởng đến tương lai của rất nhiều nghệ sĩ và họa sĩ minh họa như thế nào. Nhưng đồng thời, tôi cũng phải cởi mở với cái cách những công cụ ấy rồi sẽ được tích hợp rất sâu vào xã hội của chúng ta.” Cô cho biết mình không muốn bị tụt hậu.

Theo The New York Times
Nguồn:tinhte.vn/thread/cu-miyazaki-noi-ai-la-su-xuc-pham-cuoc-song-che-hinh-phong-cach-ghibli-co-phai-chi-de-cho-vui.3976733/
💬 bình luận

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn