Chào anh em,
Mình là kỹ sư vận hành tại một nhà máy chuyên về gia công cơ khí và lắp ráp cụm chi tiết cho ngành công nghiệp hỗ trợ. Trước đây tụi mình làm việc theo kiểu truyền thống: giấy tờ – bảng tính – gọi điện. Ai làm rồi sẽ hiểu cảnh phải ngồi lọ mọ ghi sổ, tính tay, rồi gọi qua gọi lại khi có sự cố hay chậm trễ sản xuất.
Nhưng thời đại phần mềm lên ngôi, ban lãnh đạo quyết định chuyển đổi số sản xuất toàn bộ quy trình sản xuất, áp dụng mô hình Nhà máy Thông minh. Mình là người trực tiếp hỗ trợ triển khai nên hiểu rất rõ những khó khăn – nhưng đổi lại là kết quả thấy rõ.
❌ Trước khi chuyển đổi số: • Giấy tờ hàng ngày rất phức tạp, dễ sai sót. • Quy trình rườm rà, khó phối hợp giữa các bộ phận. • Kiểm soát chất lượng và số lượng nguyên vật liệu rất khó, nhất là khi thay đổi kế hoạch đột xuất.
✅ Sau khi triển khai Smart Factory với sự hỗ trợ từ IVS JSC – Giải pháp Nhà máy Thông minh: Ấn tượng nhất là tính hệ thống và tinh gọn. Họ không chỉ cung cấp phần mềm, mà còn tư vấn cách tổ chức lại toàn bộ vận hành.
Một vài điểm nổi bật:
- Hệ thống. Quản lý người dùng theo nhóm, mỗi người dùng phân quyền khác nhau bảo quản bảo mật.
- Sản xuất: Đặt hàng sản xuất, áp dụng MRP trong sản xuất: Mặt hàng, số lượng, tồn kho ... Phần mềm có áp dụng "sơ đồ Gantt" vào sản xuất: thể hiện năng suất làm việc của thiết bị máy móc hoạt động ngày và tháng chạy bao nhiêu, mặt hàng, năng lực quá tải, năng lực sản xuất: nhân công (cần tăng ca hay không), máy móc có sẵn sàng cho sản xuất không? Lên kế hoạch sản xuất và chỉ khi có chỉ thị sản xuất thì nhà máy mới sản xuất.
- Quy trình kiểm duyệt. Cấp trên phê duyệt nhanh gọn, không cần giấy tờ rườm rà, dù đang ở xa vẫn xử lý ngay trong vài giây.
Quản lý dễ dàng theo dõi quy trình sản xuất và dự trù nguyên vật liệu (MRP), tránh tình trạng thiếu hàng hoặc tồn kho quá nhiều. Mình không cần biết lập trình gì cả, thao tác rất trực quan: chỉ cần điền đúng – xác nhận – theo dõi năng suất theo ca.
📈 Sau 3 tháng ứng dụng:
Giảm 30–50% thời gian xử lý sự cố: Có cảnh báo tức thì, tổ trưởng vận hành hoặc ban lãnh đạo phản ứng nhanh hơn rất nhiều.
Báo cáo tự động: Giảm thiểu báo cáo thủ công và có thời gian cho công việc khác.
Chất lượng sản phẩm cải thiện: Có phân tích lỗi theo từng công đoạn, dễ xác định điểm yếu để cải tiến.
Kiểm soát quy trình chặt chẽ: Không còn tình trạng thiếu hụt năng suất từ nguồn nhân lực hoặc thiết bị máy móc.
📌 Câu chuyện thực tế: Trong 1 ca sản xuất, có thiết bị hoạt động không ổn định hoặc thời gian sử dụng thiết bị sắp tới giới hạn của công suất máy thì hệ thống sẽ nhắc nhở, Dashboard hiển thị thời gian thực, chúng ta có thể lập tức chuyển sang máy dự phòng và báo kỹ thuật xử lý sớm. Nếu theo cách cũ, chúng ta thường quên hoặc không nhớ tới và rủi ro hơn trong quá trình vận hành.
🔧 Lời khuyên cho anh em kỹ sư / vận hành: Nếu anh em đang có ý định triển khai Smart Factory, mình rút ra 3 điều sau:
- Phải có người hiểu vận hành tham gia triển khai: Đừng để IT làm một mình, kỹ sư vận hành là người hiểu quy trình và phát hiện vấn đề thực tế.
- Bắt đầu từ những cái dễ – đo được – thấy kết quả: Như kiểm soát thời gian dừng máy, kiểm soát tồn kho, năng suất theo ca.
- Chọn đơn vị triển khai biết việc và hiểu ngành: Như IVS JSC, hoặc các tổ chức khác có thế mạnh về công nghệ và đặc biệt là ứng dụng phần mềm, có thể là trong nước hoặc ngoài nước và họ có kinh nghiệm về lĩnh vực này trong thực tế.
Nếu anh em cần xem thử cách triển khai, hoặc tài liệu tham khảo, thì có thể vào trang này của bên IVS JSC – Smart Factory mà mình đã làm việc. Nguồn:tinhte.vn/thread/tu-so-sach-den-bang-dieu-khien-so-hanh-trinh-so-hoa-san-xuat-tai-nha-may-co-khi.3978776/