Khái niệm và So Sánh RAM Dual Channel và Single Channel

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Khái niệm và So Sánh RAM Dual Channel và Single Channel
Hình ảnh rao vặt

Khái niệm và So Sánh RAM Dual Channel và Single Channel

là một bộ phận cực quan trọng đối với máy tính, hay điện thoại. Vậy bạn đã từng nghe đến khái niệm RAM Dual Channel hay chưa? Nó có gì khác biệt với Single Channel? Cùng mình tìm hiểu ngay thông qua bài viết này nhé!

RAM Dual Channel là gì? RAM Dual Channel vs Single Channel

I. RAM Dual Channel là gì?

1. RAM là gì?

RAM (Random Access Memory) là bộ nhớ tạm thời của máy tính, điện thoại với chức năng lưu trữ các thông tin ngắn hạn. Khi chúng ta load hay chạy một file, phần mềm nào đó, CPU sẽ liên tục truy cập vào dữ liệu từ bộ nhớ này để xử lý tác vụ. Do đó, bộ nhớ RAM càng lớn, tốc độ bus càng nhanh thì máy tính, laptop của bạn sẽ càng xử lý được nhiều thông tin hơn, chạy cùng lúc nhiều phần mềm hơn.

Xem ngay:

2. Dual Channel là gì?

Ở thời điểm trước kia, RAM chỉ có thể lắp đặt ở trạng thái Single Channel (một kênh) để truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU. Và bởi vì chỉ có một đường truyền băng thông, do đó tốc độ truyền tải sẽ khá là chậm.

Để khắc phục vấn đề này, các hãng sản xuất đã phát triển và cho ra mắt công nghệ Dual Channel (kênh đôi) trên bo mạch chủ. Với công nghệ này, tốc độ truyền tải dữ liệu giữa RAM và CPU sẽ tăng lên gấp đôi so với Single Channel. Trong đó, tốc độ xử lý tăng là nhờ việc có 2 đường truyền dẫn đến lượng băng thông truyền tải được nhiều hơn.

Đường truyền khi lắp đặt Dual Channel

Do đó, máy tính được lắp đặt 2 thanh RAM chạy Dual Channel sẽ xử lý nhanh hơn máy được lắp đặt 1 thanh RAM Single Channel cùng bộ nhớ.

VD: 2 thanh 4GB Dual Channel sẽ xử lý nhanh hơn 1 thanh 8GB Single Channel

3. Điều kiện để chạy Dual Channel

Để có thể lắp đặt và chạy Dual Channel, PC của bạn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:

  • Ít nhất 2 thanh RAM và tối đa 4 thanh RAM

  • Các thanh RAM phải có cùng dung lượng bộ nhớ và cùng loại RAM

VD: RAM 4GB DDR3 phải đi với thanh RAM 4GB DDR3, RAM 8GB DDR4 phải đi với thanh RAM 8GB DDR4,...

  • Tốt nhất nên sử dụng các thanh RAM cùng tốc độ bus: Mặc dù vẫn có thể sử dụng 2 thanh RAM cùng loại, cùng bộ nhớ và khác tốc độ bus tuy nhiên khi lắp đặt tốc độ bus của sẽ bị giảm xuống bằng với tốc độ của thanh RAM thấp nhất.

  • Nên sử dụng cả 2 thanh giống y hệt nhau

sử dụng cả 2 thanh giống y hệt nhau

II. Hướng dẫn lắp đặt RAM Dual Channel

1. Bạn có 2 thanh RAM và máy tính có 2 khe RAM

Với trường hợp này, bạn chỉ cần gắn 2 thanh RAM cùng dung lượng, cùng loại và cùng tốc độ bus vào 2 khe RAM.

2 thanh RAM và máy tính có 2 khe RAM

2. Bạn có 4 thanh RAM và máy có 4 khe RAM

Cũng tương tự như trường hợp trên, bạn chỉ cần lắp đặt từng thanh RAM vào từng khe RAM tương ứng.

4 thanh RAM và máy có 4 khe RAM

3. Bạn có 2 thanh RAM và máy có 4 khe RAM

Với một số bo mạch chủ, 4 khe RAM này sẽ có 2 màu sắc xen kẽ. Chỉ cần gắn 2 thanh RAM vào 2 khe cùng màu là được.

2 khe cùng màu

Còn nếu các khe RAM có màu sắc y hệt nhau thì bạn chỉ cần lắp xen kẽ theo thứ tự 1:3 tính từ vị trí gần với CPU nhất.

Lắp xen kẽ theo thứ tự 1:3

III. Cách kiểm tra xem máy đã nhận Dual Channel chưa

1. Vào Bios để kiểm tra

Bạn có thể tham khảo cách truy cập vào Bios thông qua bài viết sau:

Xem ngay: Cách vào cùng các dòng máy thông dụng khác

Vào Bios để kiểm tra

2. Sử dụng phần mềm CPU - Z

Sử dụng phần mềm CPU - Z

Xem thêm:


    Trên đây là toàn bộ thông tin về RAM Dual Channel mà mình đã tìm hiểu được. Hy vọng bài viết của mình sẽ giúp ích được cho các bạn.

    Nguồn: RAM Dual Channel là gì? RAM Dual Channel vs Single Channel
    💬 bình luận

    Bình luận

    Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
    Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
    Cuộn