Cơn sốt AI có thể đang dần hạ nhiệt

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Cơn sốt AI có thể đang dần hạ nhiệt

Những tập đoàn ở Silicon Valley vài tuần qua có vẻ đang gặp khó. Càng lúc càng nhiều nhà đầu tư bày tỏ lo ngại rằng trí tuệ nhân tạo có lẽ sẽ không đem lại lợi nhuận khổng lồ như họ kỳ vọng. Kể từ thời điểm giá cổ phiếu những tập đoàn công nghệ lớn đạt mức trần vào tháng trước, đến giờ trung bình những con số ấy đã giảm chừng 15%.

Những nhà quan sát thì đặt ra câu hỏi về những giới hạn của những mô hình ngôn ngữ lớn, những nền tảng vận hành những ứng dụng như ChatGPT. Các tập đoàn công nghệ lớn đã đầu tư hàng chục tỷ USD để phát triển những mô hình như vậy, và càng lúc họ càng đưa ra nhiều lời hứa đầy tiềm năng về AI trong tương lai.

Vấn đề lại nằm ở chỗ, trên khía cạnh thực tiễn, dựa trên khảo sát của Cục Thống kê Hoa Kỳ, chỉ có 4.8% tổng số doanh nghiệp ở Mỹ hiện tại đang sử dụng những mô hình AI để tạo ra sản phẩm và dịch vụ. Hồi đầu năm nay, con số này là 5.4%. Sang năm, số lượng những doanh nghiệp muốn ứng dụng AI vào quá trình kinh doanh dự kiến cũng sẽ chỉ ở ngưỡng này.

Đặt ra vấn đề và những con số này cho một nhà công nghệ học, hẳn họ sẽ có cái nhìn thất vọng và tiếc nuối.

hype-cycle-for-artificial-intelligence-2022.png


Hẳn anh em đã từng nghe tới khái niệm “chu kỳ thổi phồng", hay còn gọi là hype cycle. Nó là khái niệm được đơn vị nghiên cứu thị trường Gartner phổ biến. Đối với Silicon Valley, hype cycle là khái niệm họ quá quen thuộc. Sau một khoảng thời gian ban đầu, cả thị trường, các tập đoàn lẫn các nhà đầu tư có cảm giác say mê một cách vô lý một thứ sản phẩm mới, với những lời hứa trên mây, kéo theo đó là việc hàng chục, hàng trăm tỷ USD tiền vốn được đổ vào các doanh nghiệp, những công nghệ mới luôn trải qua một quá trình gọi là “trở về thực tại”, khi cảm giác của tất cả không còn đầy hy vọng như lúc ban đầu.

Khi “trở về thực tại”, mọi người bắt đầu lo ngại việc công nghệ mới đầy tiềm năng ấy đã và đang được ứng dụng một cách quá chậm chạp, còn lợi nhuận ở đâu thì chưa nhìn thấy. Tuy nhiên dần dần, thứ công nghệ mới này sẽ bắt đầu trưởng thành và được ứng dụng nhiều hơn. Chính những quá trình và số vốn khổng lồ được đổ vào trước đó khi cả thị trường đang ở trong hype cycle sẽ giúp có được những cơ sở hạ tầng phục vụ việc đem thứ công nghệ mới đến với số đông.

Câu hỏi được đặt ra là, liệu thời điểm cả thế giới sốt xình xịch vì AI có đem lại những lợi ích cho tương lai của công nghệ nói riêng và cuộc sống con người nói chung sau này hay không?

Bill-Gates-90s-Dot-Com-Boom.webp

Giải thích cho câu hỏi trên đây, sẽ dễ hơn khi chúng ta lấy một ví dụ cụ thể đã từng xảy ra trong lịch sử. Đó chính là cơn sốt tàu hỏa vào thế kỷ XIX, khiến cả Anh Quốc phát điên. Cơn sốt đường sắt ấy khiến ai cũng kỳ vọng sẽ có thể kiếm lời từ ngành công nghiệp này, thế là từ Charles Darwin cho tới John Stuart Mill đổ cả đống tiền vào những cổ phiếu ngành đường sắt, tạo ra một quả bong bóng trên thị trường chứng khoán. Mà đã là bong bóng thì kiểu gì cũng vỡ.

Nhưng cùng lúc, sau khi bong bóng đường sắt vỡ, các công ty vẫn tiếp tục lấy số vốn họ đã gom được trên thị trường chứng khoán để xây dựng cơ sở hạ tầng mạng lưới đường sắt khắp nước Anh, kết nối từ miền Bắc xuống miền Nam, thay đổi toàn bộ nền kinh tế. Khi ấy, hype cycle đã hoàn tất.

Còn gần đây, bong bóng dot com cũng là một ví dụ khác. Ở thập niên 1990, các nhà tương lai học đưa ra những dự đoán về tương lai, chỉ vài năm tới là mọi người sẽ mua sắm hết trên mạng internet. Bong bóng hiện diện, rồi vỡ toang, khiến 135 tập đoàn công nghệ phá sản, từ pets.com đến garden.com.

Nhưng giống hệt ví dụ bong bóng đường sắt kể trên, bong bóng dotcom tạo ra một tác động lâu dài và quan trọng hơn. Các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông đổ hàng tỷ USD nâng cấp cơ sở hạ tầng cáp quang, tới cái mức bên Mỹ hiện giờ vẫn còn những hệ thống đường dây chưa được sử dụng. Chính nền tảng ấy đã tạo điều kiện cho internet phát triển được như ngày hôm nay.

Quảng cáo

logo-admicro


chip-ai-16968342268201081748528.webp

Tính đến thời điểm hiện tại, nói công bằng thì thị trường AI cùng những tập đoàn công nghệ khổng lồ vẫn chưa phải trải nghiệm vụ nổ bong bóng khủng khiếp như hai ví dụ trên đây. Nỗi lo hiện tại, theo nhiều người, là AI sẽ trở thành thứ công nghệ quan trọng nhất như thế nào. Noah Smith, một nhà bình luận kinh tế cho rằng: “Tương lai của AI sẽ giống như mọi thứ công nghệ khác ra mắt trước đó. Sẽ có một khoảng thời gian đổ khoản vốn khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng, rồi sau đó sẽ là giai đoạn trở về thực tại khi mọi người nhận ra họ không biết làm cách nào để ứng dụng AI một cách hiệu quả, tăng năng suất lao động. Rồi đến khi mọi người tìm ra được cách, công nghệ ấy sẽ dần dần phát triển trở lại.”

Vấn đề là áp dụng lý thuyết hype cycle như cơn sốt đường sắt hai trăm năm về trước và cơn sốt dotcom đầu thế kỷ XXI chưa chắc đã đúng với trí tuệ nhân tạo. Hàng thập kỷ qua, thứ công nghệ này đã tạo ra sự háo hức, rồi lại bị lãng quên, rồi lại bùng nổ kể từ cuối năm 2022. Ở thập niên 1960, khi các nhà khoa học tạo ra được Eliza, một công cụ máy tính có thể trò chuyện với con người một cách tự nhiên, cả thế giới hào hứng với trí tuệ nhân tạo. Nhưng rồi đến thập niên 1970 tới 1990, khi những công nghệ khác lên ngôi như máy tính cá nhân, trí tuệ nhân tạo bị bỏ quên.

Tính đến năm 2020, nhận định chung là sự quan tâm của ngành nghiên cứu AI vẫn đang giảm. Nhưng rồi AI tạo sinh ra mắt cùng với ChatGPT, tạo ra cơn sốt như ngày hôm nay.

Rất dễ để chúng ta liệt kê ra những thứ công nghệ khác thoát khỏi hype cycle để trở thành thứ hữu ích cho cuộc sống con người hàng ngày. Chẳng hạn như điện toán đám mây, gần như không tạo ra cơn sốt nào, cứ thế phát triển để có được ngày hôm nay. Mạng xã hội cũng vậy. Đương nhiên nếu xét tới mạng xã hội, vẫn có những cái tên thất bại và bị lãng quên như MySpace, và ban đầu cũng có những lo ngại về việc mạng xã hội thì kiếm tiền như thế nào. Nhưng những công nghệ kể trên được công chúng và thị trường đón nhận một cách rất tự nhiên.

unnamed.jpg

Quảng cáo



Nhưng ở khía cạnh ngược lại, là những ví dụ như Web3, máy in 3D hay công nghệ vật liệu carbon nanotube. Chúng có được kỳ vọng rất lớn, nhưng rồi cũng chỉ được ứng dụng một cách vô cùng hạn chế.

Một vấn đề của hype cycle là rất khó để đong đếm rồi xác định việc nó xảy ra một cách chính xác. Ethan Mollick của đại học Pennsylvania cho rằng: “Những dữ liệu có liên quan đều thuần túy chỉ mang tính cảm giác, nên rất khó nhận định.”

Đương nhiên AI hoàn toàn có thể tạo ra một cuộc cách mạng toàn cầu. Một trong số những tập đoàn công nghệ khổng lồ có thể sẽ tạo ra đột phá. Các doanh nghiệp thì có thể hiểu được tường tận những lợi ích mà thứ công nghệ này có thể mang lại cho quá trình kinh doanh của họ. Nhưng ở thời điểm hiện tại, thử thách quan trọng nhất là các tập đoàn công nghệ vẫn đang phải tìm cách chứng minh rằng AI có thể đem lại lợi ích cho nền kinh tế toàn cầu. Thành công vẫn chưa được khẳng định chắc chắn.

Theo The Economist
Nguồn: Có lẽ cơn sốt AI đã bắt đầu nguội dần
💬 bình luận
1

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn