Trên tay ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Trên tay ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition
Hình ảnh rao vặt

Trên tay ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition

Thế hệ GPU mạnh mẽ nhất của nhà NVIDIA dành cho người tiêu dùng với kiến trúc Blackwell mới đã có mặt tại Việt Nam và mức giá dành cho "siêu phẩm" ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition này là không rẻ một chút nào, đâu đó khoảng 100 triệu đồng.

RTX 5090 từ ASUS ROG với dòng Astral được định vị là phân khúc siêu cao cấp, với nhiều công nghệ tản nhiệt độc quyền, thiết kế và hoàn thiện cực kì tốt. Bề ngoài của phiên bản ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition này không khác so với phiên bản 5080, nhưng nhìn kỹ thì bản RTX 5090 có một số đặc điểm để phân biệt.

Trên tay ASUS ROG Astral GeForce RTX 5080 OC Edition

Với dòng card Astral mới, ASUS định vị đây là dòng GPU cao cấp nhất của hãng, hơn cả dòng ROG Strix hiện tại. Thật vậy, khi cầm mẫu card trên tay sẽ thấy ngay được sự cao cấp với mức độ hoàn thiện cao, đẹp và chắc chắn, đồng thời, nó cũng được...
tinhte.vn


Đầu tiên là RTX 5090 Astral OC nặng hơn so với RTX 5080 (3.03kg so với 2.9kg), backplate phía sau cảu RTX 5090 dày hơn một chút so với RTX 5080, thiết kế đều lấy cảm hứng từ những bí ẩn của vũ trụ. Cả hai đều có mức độ hoàn thiện cực kì cao, phần khung vỏ bên ngoài và backplate đều là kim loại, đảm bảo độ vững chắc và tăng độ bền bỉ cho card.

Hiệu năng cao hơn, dĩ nhiên mức độ tiêu thụ điện của RTX 5090 cao hơn, ở mức 575W còn ở phiên bản Astral OC Edition này thì người dùng có thể ép xung để gia tăng thêm hiệu suất của RTX 5090.

ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition chiếm 3.8 slot trong case và đây cũng là một trong những dòng RTX 5090 to và nặng nhất hiện tại. ASUS còn một phiên bản sử dụng tản nước thay vì tản khí và giá thì tất nhiên cũng cao hơn nhiều.

Phụ kiện bên trong hộp của ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition cũng giống phiên bản RTX 5080, bao gồm cáp chuyển 3 đầu 8-pin sang 16-pin cho những người dùng sử dụng nguồn chuẩn cũ, một cây thước kẻ, một keycap mô hình nhỏ và một số phụ kiện khác.

Thiết kế nhìn chung của Astral RTX 5090 OC mình đánh giá là đẹp, đơn giản nhưng đủ sức thu hút, hệ thống LED RGB Aura trứ danh của ASUS cũng không xuất hiện quá nhiều mà chủ yếu là nhưng dải LED nhỏ chạy theo thân card cũng như ở một số vị trí khác.

Cổng I/O trên Astral RTX 5090 OC cũng giống như phiên bản RTX 5080, bao gồm 3 cổng DisplayPort 2.1b, 2 cổng HDMI 2.1b.

Bốn quạt tản nhiệt của ASUS bao gồm 3 quạt ở mặt trước, 1 quạt đặt ở phía sau trên tấm backplate. Tác dụng của quạt thứ 4 có vai trò như một quạt "kéo" (pull fan), tăng cường luồng không khí qua phần tản nhiệt. Thiết kế này tạo ra một luồng không khí dọc mạnh mẽ, giúp tăng áp suất không khí lên đến 20%. Các quạt axial-tech 7 cánh để tăng cường luồng không khí và tối ưu hiệu quả làm mát.

Về hệ thống tản nhiệt buồng hơi vapor chamber, được thiết kế với các đường dẫn phay (milled pathways), cho phép các ống heatpipe nằm ngay ngắn bên trong, kiểu thiết kế này giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa các ống heatpipe và cụm buồng hơi, cải thiện hiệu quả tản nhiệt của toàn bộ hệ thống vapor chamber. Công nghệ MaxContact cũng là công nghệ độc quyền của ASUS, giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa bộ phận tản nhiệt GPU và GPU lên 5%, từ đó cải thiện thêm nữa hiệu quả tản nhiệt.

ASUS còn sử dụng một miếng đệm tản nhiệt GPU phase-change cao cấp để lấp đầy khoảng trống giữa GPU và module tản nhiệt, giúp tăng cường khả năng dẫn nhiệt.

Trung tâm của ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition là GPU GB202 sản xuất trên tiến trình 5nm được tối ưu dành riêng cho NVIDIA từ TSMC, sở hữu số lượng transistor đạt mức 92.2 tỷ bóng. RTX 5090 cũng có hơn 21000 nhân CUDA, 680 nhân Tensor và 170 nhân RT, sức mạnh tính toán AI hơn 3000 TOPS.

So với phiên bản Founders Edition, ASUS ROG Astral GeForce RTX 5090 OC Edition có mức xung 2580MHz, giao diện bộ nhớ 512-bit, băng thông bộ nhớ 1.79TB/s, dung lượng bộ nhớ 32GB GDDR7. Cả RTX 5090 và RTX 5080 đều sử dụng Tensor Cores thế hệ thứ 5, hỗ trợ định dạng dữ liệu FP4.

RTX 5090 có số lượng Tensor Cores nhiều hơn gấp đôi so với RTX 5080. Điều này trực tiếp ảnh hưởng đến khả năng xử lý các tác vụ AI, vì Tensor Cores là bộ phận chuyên dụng để tăng tốc các phép toán liên quan đến AI và deep learning. Vì thế, nếu bạn có nhu cầu xây dựng hệ thống AI thì RTX 5090 sẽ phù hợp hơn so với RTX 5080.

Kiến trúc Blackwell giới thiệu khái niệm neural shaders, cho phép các ứng dụng truy cập trực tiếp vào Tensor Cores thông qua API đồ họa. Điều này có nghĩa là cả RTX 5090 và RTX 5080 đều có khả năng sử dụng Tensor Cores để tăng tốc các tác vụ đồ họa liên quan đến AI, như neural rendering, DLSS, v.v...

Cả hai card đều được trang bị AI Management Processor (AMP), một bộ xử lý chuyên dụng để quản lý tài nguyên tăng tốc AI trên GPU, cho phép GPU xử lý đồng thời các tác vụ AI và đồ họa mà không ảnh hưởng đến hiệu suất của nhau. Điều này sẽ đặc biệt quan trọng đối với hai công nghệ chính trên RTX 50 Series là DLSS 4 Multi Frame Generation.

Nhìn chung, so với RTX 5080, RTX 5090 có sức mạnh xử lý AI tốt hơn đáng kể so với RTX 5080 nhờ vào số lượng Tensor Cores nhiều hơn, số lượng SM lớn hơn, L2 cache nhiều hơn, cùng với các thành phần khác cũng mạnh hơn. Cả hai card đều hỗ trợ các công nghệ AI tiên tiến của NVIDIA, nhưng RTX 5090 được thiết kế cho các tác vụ đòi hỏi hiệu năng AI cao hơn.
Nguồn:tinhte.vn/thread/tren-tay-asus-rog-astral-geforce-rtx-5090-oc-edition.3954509/
💬 bình luận

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn