Trước đây tính năng Deep Research chỉ dành cho người dùng Pro, nghĩa là phải nộp 200 đô mỗi tháng mới xài được. Hồi đầu tháng 2/2025 vừa rồi thi người dùng Plus (20 đô mỗi tháng) cũng đã được sử dụng tính năng này. Tuy nhiên cần lưu ý là người dùng bản Plus vẫn bị giới hạn 10 lượt truy vấn mỗi tháng, còn muốn lên 120 truy vấn Deep Research mỗi tháng thì phải trả tận 200 đô. Do đó, nếu bạn nào có nhu cầu nhiều thì cần cẩn thận xài tiết kiệm chứ không thì tiếc lắm.
Để dùng thì khi vào
ChatGPT trên web hoặc bản trên thiết bị di động, chúng ta sẽ bấm chọn vào mục Deep Research ngay bên dưới thanh nhập
prompt vào trước khi bắt đầu nhập vào để truy vấn.
Do bản chất hoạt động có sự khác biệt với ChatGPT "bình thường" nên cách chúng ta prompt Deep Research cũng có một vài lưu ý để khai thác nó tối ưu nhất. Mình có làm một bài riêng về prompt cho Deep Research, các bạn có thể bấm vào link bên dưới để xem thêm ha.
Đối với cách truy vấn chatbot thông thường hoặc chatbot có tìm kiếm trên mạng, người dùng sẽ đưa vào một prompt để ra lệnh và chatbot sẽ trả về phản hồi dựa theo các yêu cầu mà nó "hiểu" được trong prompt người dùng nhập vào. Khi nghiên cứu sâu một chủ đề gì đó, người dùng thường phải chat qua lại nhiêu lần và tự tổng hợp các kết quả mà chatbot trả về để có được một report đầy đủ. Dù cho prompt có được thiết ké kỹ cỡ nào thì rất khó để có thể đúng ý trong truy vấn đầu tiên. Và để giúp chuyện nghiên cứu sâu trở nên đơn giản và dễ dàng hơn, tính năng Deep Research ra đời.
Bản chất thì Deep Research sẽ chứa các Ai Agent bên trong, cho phép nó tự động nhận một lệnh của người dùng > lên kế hoạch những bước cần làm để tổng hợp đủ thông tin > sau đó chia ra cho các Agent khác thực thi từng task > lên mạng tìm và phân tích sâu thông tin có liên quan > phân tích, suy luận, tổng hợp lại và trả về report đầy đủ cho người dùng.
dHiện mỗi nhà phát triển đều đã phát hành tính năng Deep Research, trong bài này thì mình tập trung nói về cái của OpenAI nhé. Deep Research của ChatGPT sử dụng model o3 hoặc 4.5 preview làm nền tảng, đồng thời có các agent với khả năng tự đi duyệt web để lấy thông tin, tổng hợp lại và tạo ra report.
Và tất nhiên, bản chất nó vẫn hoạt động dựa trên LLM nên dù có đi lấy thông tin theo thời gian thực từ các nguồn khác trên mạng hay không, thì vẫn có tỷ lệ kết quả trả về bị bias hoặc nghiêm trọng hơn là hallucianations. Bởi thế, mặc dù báo cáo mà Deep Research trả về đã rất đầy đủ nhưng vẫn cần phải kiểm tra lại một lần nữa ở những thông tin trọng yếu để an toàn nhất khi sử dụng.
Như đã đề cập ở trên, Deep Research của OpenAI có thể sử dụng để phân tích sâu các thông tin trong lĩnh vực tài chính, kỹ thuật, khoa học và các chủ đề học thuật đòi hỏi cần phải truy cập nhiều nguồn tài liệu, đọc, phân tích và trích ra những thông tin có liên quan.
Mình thấy một số bạn dùng Deep Research khá hiệu quả trong việc phân tích thông tin thị trường, phân tích thông tin đối thủ, các dự báo tài chính,... Để có thêm insight, phục vụ cho các báo cáo phân tích. Các bạn nghiên cứu học thuật hoặc nhà nghiên cứu có thể nhờ Deep Research để đánh giá hàng loạt các báo cáo, các bài báo khoa học, tổng hợp tài liệu kỹ thuật, nhận diện những xu hướng,...
Hoặc thậm chí đối với một hoặc nhiều tài liệu gom được trong một chủ đề, người dùng có thể tải lên để kêu Deep Research trích xuất ra những thông tin trọng yếu và trình bày nó lại một cách rõ ràng, chia cấu trúc để có thể dễ đọc và nắm được tổng quan nội dung. Nhìn chung, Deep Research sẽ tiết kiệm khá nhiều thời gian tự mò trên Google đọc các nguồn để có được thông tin cần, rồi lại phải tự tổng hợp lại.
Mặc dù đây là một công cụ rất mạnh để nghiên cứu một chủ đề nào đó, tuy nhiên không phải nó phù hợp với tất cả các nhu cầu của mọi người.
Và tất nhiên, bản chất nó vẫn hoạt động dựa trên LLM nên dù có đi lấy thông tin theo thời gian thực từ các nguồn khác trên mạng hay không, thì vẫn có tỷ lệ kết quả trả về bị bias hoặc nghiêm trọng hơn là hallucianations. Bởi thế, mặc dù báo cáo mà Deep Research trả về đã rất đầy đủ nhưng vẫn cần phải kiểm tra lại một lần nữa ở những thông tin trọng yếu, đặc biệt là đối với các lĩnh vực đòi hỏi chính xác tuyệt đối như văn bản pháp lý, y khoa, số liệu tài chính cụ thể,...
Thêm vào đó, cần lưu ý là Deep Research không phải lúc nào cũng truy cập các thông tin thời gian thực, thí dụ như các tin tức nóng vừa xảy ra, các biến động của thị trường chứng khoán,...