Tổng hợp các tình huống sử dụng sổ ghi chú AI NotebookLM

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Tổng hợp các tình huống sử dụng sổ ghi chú AI NotebookLM
Hình ảnh rao vặt

Tổng hợp các tình huống sử dụng sổ ghi chú AI NotebookLM

NotebookLM là công cụ hỗ trợ học tập cực kỳ mạnh mẽ, đang được sử dụng cực kỳ phổ biến không chỉ trong giới học thuật chuyên nghiệp, học sinh, sinh viên mà bất cứ ai, hễ có nhu cầu đọc, tiêu thụ thông tin một cách nhanh chóng đều có thể sử dụng nó.

NotebookLM không chỉ dùng AI tự động tóm tắt, gom nội dung, tạo podcast để chúng ta nghe nội dung mà gần đây còn được cập nhật khả năng tự vẽ mindmap để người dùng nhanh chóng trực quan hóa tổng thể nội dung để nắm bắt nhanh hơn. Đồng thời nó hỗ trợ rất nhiều nguồn thông tin đầu vào, từ file text, ppt, file Google Docs, tới video Youtube,... Mở ra rất nhiều cách để xài trợ lý AI miễn phí này.

Trong bài viết này, mình sẽ tổng hợp lại các tình huống cụ thể sử dụng NotebookLM mà mình và nhiều bạn khác đang xài, xin chia sẻ với mọi người.

Xem thêm:



Văn bản ở đây có thể là các báo cáo, các nghiên cứu, các tài liệu hoặc thậm chí là những cuốn sách cùng một chủ đề nào đó và nếu bạn muốn nắm được bao quát toàn bộ các nội dung đó trong thời gian nhanh nhất, thì NotebookLM lựa chọn cực kỳ phù hợp. Sau khi bạn upload hết các nguồn dữ liệu đầu vào vô trong notebook, AI sẽ tự tạo ra bản tóm tắt ngắn gọn toàn bộ những thông tin chứa trong nguồn.

NotebookLM là công cụ được thiết kế theo hướng là người dùng chỉ cần click chọn các tính năng như tóm tắt, mindmap và cũng soạn sẵn những câu prompt tùy theo nội dung nằm trong tài liệu tải lên. Người dùng chỉ cần bấm là AI sẽ tự trả về kết quả để khai thác nội dung. Tất nhiên nếu có nhu cầu khác, người dùng cũng có thể tự gõ các prompt vào để bắt AI làm trả về kết quả mong muốn.

Sau khi hài lòng với nội dung mà AI trả về, bạn có thể bấm lưu lại để coi lại sau đó, coi như một chỗ để chứa các ghi chép về một chủ đề nào đó. Cá nhân mình hay xài NotebookLM để tổng hợp nhiều tài liệu cùng một chủ đề hoặc nhiều định dạng khác nhau để đỡ phải đọc trùng, lại tiện khai thác cái mình muốn cho nhanh.




Việc quan trọng nhất của việc học hay ôn tập cái gì đó chính là chúng ta cần có một lộ trình / một hướng dẫn. NotebookLM có sẵn nhiều thứ để làm được chuyện này, bao gồm kêu AI tạo ra các câu hỏi ôn tập, liệt kê các khái niệm chính, các câu hỏi vấn đáp,....

Cá nhân mình thì hay bỏ tài liệu hay cả một cuốn sách vào, sau đó kêu AI nó lập một lộ trình học chi tiết, thêm vài prompt chỉnh sửa là có ngay một lộ trình học tập, rất tiện. Ngoài ra, mình thấy có bạn cũng dùng NotebookLM để trích nhanh nội dung muốn thuyết trình, sau đó đẩy qua bên ứng dụng tạo slide là xong.



Nếu như đang làm việc với các dự án, đặc biệt là thông tin với lịch sử thì NotebookLM có hẳn công cụ cho chuyện đó. Người dùng chỉ cần bỏ hết data vào, sau đó bấm một nút là tự AI sẽ tạp ra một dòng thời gian (timeline) với các sự kiện chính và mô tả kèm theo. Cái này mình dùng đọc sách sử cũng rất ok luôn. Như trong thí dụ này, mình bỏ một cuốn sách lịch sử Trung Đông và Mỹ mà mình đang muốn tìm hiểu thử vô, kêu NotebookLM soạn thành dòng thời gian và các sự kiện chính, vậy là có thể lướt nhanh qua.



NotebookLM cũng hỗ trợ người dùng đưa link youtube vào làm nguồn để AI đọc nội dung, sao đó người dùng có thể nó tóm tắt, đọc câu hỏi, soạn hướng dẫn,... Từ tutorial, các bài giảng, các video kiến thức,... Đều có thể bỏ vào dó để lướt và tương tác với nội dung. Tất nhiên chúng ta có nhiều cách để tương tác với thông tin dạng video Youtube (thật ra Gemini cũng cho làm được chuyện này luôn), tuy nhiên NotebookLM được cái hay là nó gom hết lại vào một chỗ, cho phép bỏ vào thêm nhiều nguồn và đồng loạt


Mình thử nhiều lần thì thấy khả năng nhận diện ngôn ngữ của NotebookLM rất tốt. Do đó, chúng ta hoàn toàn có thể bỏ các file nội dung ghi âm cuộc họp, hội thảo, bài giảng,...vào để nhờ AI phân tích, tổng hợp. Cái hay ở chỗ là do NotebookLM cho chúng ta quản lý nguồn data và mix file ghi âm với những nội dung có sẵn, từ đó khi chúng ta khai thác thông tin có chiều sâu hơn trong mối liên hệ với nhiều tài liệu khác.

Mình hay dùng cách này khi tham dự các workshop công nghệ, sau đó bỏ file ghi âm vào chung với Notebook đã có sẵn các nội dung nền tảng mà mình đã gom lại trước đó, lúc này không chỉ kho data của mình về chủ đề đó ngày càng dày lên, mà mình tra cứu hay truy vấn cũng rất tiện.

Lúc học về machine learning, mình cũng bỏ hết các tài liệu dạng text và slide vào trong chung một note của NotebookLM, sau đó dần dần bỏ các bản thu âm của các buổi học vào, và bắt đâu hỏi đáp, nghiên cứu với AI. Một cái hay là nội dung của AI đều được dẫn nguồn, do đó khi mình hỏi một nội dung gì đó trong file ghi âm bài giảng, thì NotebookLM sẽ tự móc với nội dung đó, trong đoạn nào, chỗ nào ở trong sách luôn, rất tiện để đọc kỹ lại.




Mình có một người bạn đang phân tích hành vi khách hàng, cần đọc báo cáo ở cả thị trường Trung Quốc lẫn Việt Nam, tất nhiên là nguồn data thu được cũng được viết bằng 2 ngôn ngữ này. Khi tài liệu nhiều lên, bắt đầu bạn ấy đối mặt với khó khăn trong việc so sánh và phân tích các ghi chú đến từ 2 ngôn ngữ khác nhau, trước đây buộc phải chuyển về cùng một ngôn ngữ mới phân tích tiếp được. Bạn ấy hỏi mình có cách nào dùng AI không thì mình nghĩ ngay tới NotebookLM. Chỉ cần gom hết vào và truy vấn bằng ngôn ngữ nào thì thông tin sẽ được gom hết và trả về bằng ngôn ngữ đó, rất tiện. Ngoài ra câu trả lời của NotebookLM cũng kèm theo nguồn trích dẫn từ tài liệu nào, nên muốn kiểm tra lại cũng rất tiện.



Hôm trước có một bạn comment hỏi tình huống thế này: cần tóm tắt một chương trong cuốn sách để soạn bài thuyết trình. Mình nghĩ NotebookLM sẽ phù hợp nhất để làm chuyện này. Chỉ cần tải nguyên cuốn sách lên, NotebookLM sẽ tự đi quét nội dung cả cuốn sách và trả về bản tóm tắt chi tiết, các chương chính, các nội dung, luận điểm và các kết luận quan trọng.

Người dùng có thể kêu NotebookLM tập trung vào phân tích 1 chương để nó trả về cấu trúc phân tích tương tự nhưng chi tiết vào chương đó luôn. Một cái hay là NotebookLM có windows context rất lớn nên có thể xử lý được cả cuốn sách nhiều trăm trang mà không gặp trở ngại. Mình đã kêu nó phân tích rất nhiều cuốn sách pdf và chưa gặp tình huống nào bị vượt quá giới hạn hết.

Ngoài ra, gần đây NotebookLM vừa cập nhật thêm tính năng vẽ mindmap nội dung của cả cuốn sách. Mình cực thích cái này luôn, nó cho mình một cái nhìn trực quan về toàn bộ cấu trúc của nguyên cuốn sách. Tác dụng trước tiên và quan trọng nhất là nhìn vào mindmap, bạn sẽ nhớ cấu trúc cũng như các ý chính của nó dễ và nhanh hơn rất nhiều.


Sau khi tổng hợp tài liệu nguồn mà người dùng đưa lên, NotebookLM luôn tạo ra những tóm tắt rất đầy đủ và có chất lượng cao về mặt thông tin. Bây giờ nếu muốn tạo slide hoặc thậm chí là video minh họa, bạn chỉ cần chép các nội dung tóm tắt do AI tạo ra, xong chuyển sang AI tạo slide khác, thí dụ như NapkinAI hoặc Copilot trong PowerPoint, bấm nút phát là cả slide được tạo ra sẵn, chỉ cần duyệt lại và edit cho hoàn thiện nữa là xong, siêu tiết kiệm thời gian. Cái này siêu hay luôn, để mình làm riêng một bài về flow làm cái này rồi share với mọi người sau nha.




Một tính năng rất hay khác của NotebookLM là tự tạo podcast 2 người ngồi nói chuyện qua lại dựa vào nội dung trong nguồn. Trước khi tạo podcast, người dùng có thể điều chỉnh nội dung mong muốn trong podcast, rồi cách tiếp cận, cách dẫn dắt vấn đề,...trước khi podcast được tạo ra. Ngoài ra còn có một tính năng rất bá đạo là nó cho người dùng dùng giọng nói tương tác trực tiếp với podcast. Chi tiết hơn, sau khi podcast được tạo ra, người dùng có thể vừa nghe, vừa có thể nói chuyện bàn thêm vào bằng giọng nói tự nhiên với 2 nhân vật ảo trong podcast. Hiện tại tính năng này chỉ mới hỗ trợ duy nhất tiếng Anh, tuy nhiên sắp tới mà có tiếng Việt là tuyệt vời luôn.
Nguồn:tinhte.vn/thread/tong-hop-cac-tinh-huong-su-dung-so-ghi-chu-ai-notebooklm.3973233/
💬 bình luận

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn