Có lẽ trong tất cả những chiếc laptop multimedia mà người viết từng trải nghiệm, ThinkPad X1 Extreme, và giờ là , là những sản phẩm để lại nhiều dư vị nhất. Không như những người “đồng nghiệp” bóng bẩy, hào nhoáng, sản phẩm của chúng ta chân phương đến lạ. Nhưng chính sự chân phương ấy lại tạo ra những trải nghiệm khiến người viết tâm đắc, và chắc chắn là muốn có được thêm nhiều lần nữa trong tương lai.
Ngoại hình: Sức mạnh của sự chuẩn mực
Với tất cả sự chân phương và chuẩn mực của một sản phẩm ThinkPad, X1 Extreme Gen 2 có thể sẽ không hấp dẫn lắm với những người ưa sự nổi bật. Tuy vậy sau cùng, sự hào nhoáng vẫn sẽ xếp sau trải nghiệm sử dụng, và đó cũng chính là thứ mà chiếc của chúng ta có thể đảm bảo. Đảm bảo ngay từ ngoại hình trở đi.
Về lớp vỏ, cảm giác đầu tiên mà người viết có được là sự thoải mái. Toàn bộ thân máy từ ngoài vào trong đều được phủ carbon fiber, giúp cho việc tiếp xúc hay cầm nắm máy đều rất dễ chịu. Tuy nhiên, phần fiber này khá bám mồ hôi và dấu vân tay. Nếu là người dễ ra mồ hôi tay, việc phải lau qua vỏ thường xuyên sẽ là điều khó tránh.
Về cảm giác thứ hai, đó chính là sự chắc chắn. Để củng cố về phương diện này thì bên cạnh Carbon và Magie, chất liệu nhôm cũng đã được sử dụng ở mặt trên và mặt đáy. Bản thân người viết thấy rằng đây cũng là một lớp nhôm chất lượng, không hề bị flex hay võng xuống như nhiều sản phẩm multimedia cùng tầm giá.
Và cảm giác cuối cùng, đó chính là sự quy củ. Với ngoại hình đơn giản, vuông vắn và gọn gàng; mẫu này không có những chi tiết màu mè gây mất tập trung khi làm việc. Mở máy ra, cứ làm và làm thôi. Nhân nói đến mở máy thì bản lề X1 Extreme Gen 2 sẽ thuộc loại khá. Đầm chắc, êm ái và mở được khá dễ bằng một tay.
Màn hình: Vừa đủ tốt, nhưng hơi thiếu sáng
Về màn hình, với tùy chọn cơ bản (màn hình FullHD, tấm nền IPS), chất lượng màu sắc X1 Extreme Gen 2 cho ra vẫn là khá ổn: 92% sRGB, 71% AdobeRGB, 75% DCI-P3 cùng độ sai lệch màu (DeltaE) là 1.53. Tuy nhiên, là một người thường xuyên làm ảnh cho các ấn phẩm chuyên nghiệp, người viết sẽ thích tùy chọn màn hình 4K OLED đi kèm Dolby Vision để có độ chuẩn màu cao hơn nữa (100% sRGB, 100% AdobeRGB, DeltaE 0,58). Chưa kể đến việc phiên bản FullHD cũng chỉ có độ sáng trung bình (271 nits), chưa phù hợp để người dùng làm việc tại các không gian có ánh sáng mạnh.
Các viền màn hình của X1 Extreme Gen 2 hơi tiếc là vẫn chưa được gọt mỏng so với Gen 1. Tuy nhiên, xét đến mục đích duy trì mức giá 30 triệu Đồng thì đây lại là điều có thể chấp nhận được.
Bàn phím và touchpad: Chuẩn mực để làm việc.
Với bản thân người viết, gõ phím trên những chiếc máy có những cái “sướng” rất riêng. Layout rộng rãi, khung phím chắc chắn, hành trình sâu,... Tất cả đều có đủ trên X1 Extreme Gen 2. Kết hợp với phần chiếu nghỉ rộng rãi nhờ kích thước 15.6-inch, trải nghiệm gõ mà người viết có được là rất tuyệt. Tuy vậy, giá như Lenovo không còn muốn thay đổi vị trí các phím Fn, Ctrl hay PrtSrc, mọi thứ đã có thể coi như hoàn hảo rồi.
Bên cạnh bàn phím, chúng ta sẽ có cảm biến vân tay một chạm, khá nhạy nhưng tiếc là diện tích tiếp xúc trên mẫu này khá bé.
Touchpad của X1 Extreme Gen 2 cũng tương tự những chiếc ThinkPad cao cấp khác: Được phủ kính, tracking rất tốt và có hệ thống phím cứng phục vụ người dùng lâu năm. Có lẽ mặt C của máy là lý do lớn nhất khiến người viết thích sự “chân phương” của máy. Đơn giản nhưng hiệu quả cao, đó có lẽ là điều mà bất kỳ người yêu công việc nào cũng muốn.
Hiệu năng: Mạnh mẽ, nhưng khó chạy đường dài
Về cấu hình, X1 Extreme Gen 2 trải dài cho tới tùy chọn Core i9-9880H, và phiên bản người viết trên tay đang sử dụng Core i7 cơ bản (i7-9750H, card đồ họa GTX 1650 Max-Q, 16GB RAM DDR4 và 512GB SSD NVMe). Về CPU 9750H, đây là phiên bản được tăng xung nhẹ của i7-8750H trên X1 Extreme Gen 1, có thể đáp ứng khá tốt các tác vụ multimedia (render video 4K, kết xuất hình ảnh 3D,...) lẫm đồ họa kỹ thuật (dựng mô hình 3D qua một số phần mềm CAD). Tuy vậy, khi sử dụng lâu trên hệ thống X1 Extreme Gen 2, xung nhịp của CPU lại gặp hiện tượng throttle (tụt xung) khá nặng do nóng (tụt xuống tầm 2.3-2.GHz, nhiệt độ 85 độ trở lên ). Vì vậy theo người viết, người dùng nên có kế hoạch tra keo tản nhiệt định kỳ để sản phẩm đảm bảo được hiệu năng tốt nhất.
Tuy nhiên, với các tác vụ hàng ngày, người viết vẫn có trải nghiệm mượt mà với X1 Extreme Gen 2. Duy chỉ có một điều là quạt tản nhiệt đôi lúc chưa được êm và kiểm soát tốt, khiến quá trình sử dụng chưa được hoàn hảo.
Còn với card đồ họa thì với TDP 35W, GTX 1650 Max-Q là một lựa chọn khá hợp lý với một sản phẩm mỏng nhẹ. Vừa đảm bảo nhiệt độ vừa phải (tối đa 80 độ), vừa cho ra một hiệu năng ổn để làm việc lẫn gaming. Với các game AAA (The Witcher 3, Shadow of the Tomb Raider, v.v…), máy khá dễ dàng để đạt mức khung hình 60 FPS trở lên. Lúc này, hệ thống âm thanh đã được tinh chỉnh so với thế hệ tiền nhiệm (Lenovo đã thay đổi con chip âm thanh của máy từ Realtek sang Synaptics) cũng phát huy tác dụng khá tốt.
Cổng kết nối: Đầy đủ, tiện dụng
Với một chiếc laptop multimedia, trải nghiệm kết nối thiết bị trên X1 Extreme Gen 2 vẫn rất đầy đủ: 2 cổng USB-A 3.1 Gen 1, 2 cổng USB- C 3.1 Gen 2 tích hợp Thunderbolt 3, 1 khe thẻ SD, 1 cổng HDMI 2.0, 1 cổng Mini RJ-45 và 1 jack tai nghe 3.5mm. Dù là các tác vụ đơn giản như cắm USB, thẻ nhớ,... cho đến cả xuất hình ảnh lên màn hình rời 4K; máy vẫn có thể đáp ứng rất ổn.
Kết luận
Với người viết, X1 Extreme Gen 2 là sản phẩm multimedia khá đặc biệt: Không cần hào nhoáng nhưng vẫn truyền được cảm hứng sáng tạo. Đổi một chút vẻ ngoài nhưng có được nhiều yếu tố đảm bảo chất lượng công việc, xét trên những gì máy đem lại thì âu cũng là sự trao đổi hợp lý. Tuy nhiên, với một chút vấn đề ở phần hiệu năng, có lẽ Lenovo sẽ cần phải cân nhắc tinh chỉnh để sự “chân phương” này đạt được ý nghĩa tối đa với người dùng.
Ngoài ra, Chúng tôi tụi mình còn đang kinh doanh các sản phẩm ThinkPad đến từ nhà Lenovo khác như: , , , , , , , ,... đang đợi bạn đến trải nghiệm đấy.