Dù văn hóa doanh nghiệp có thay đổi, nhưng một điều Google, hay tập đoàn Alphabet bây giờ vẫn thực hiện, đó là lấy hàng chục tỷ USD doanh thu mà họ tạo ra để cấp vốn theo đuổi những nghiên cứu quy mô lớn, những dự án có khả năng thay đổi thế giới một ngày không xa. Ấy vậy nhưng, đêm qua 09/10 theo giờ Việt Nam, hai sự kiện đã diễn ra gần như cùng một lúc. Đầu tiên là việc ủy ban giải thưởng Nobel công bố Denis Hassabis, nhà đồng sáng lập Google DeepMind và nhà nghiên cứu John Jumper là hai trong số ba người đoạt giải Nobel Hóa học, nhờ công phát triển ra những công nghệ và mô hình trí tuệ nhân tạo để giải mã kết cấu Protein xoắn, phục vụ cho hàng triệu nhà nghiên cứu trên toàn thế giới, giúp con người hiểu cách cơ thể chúng ta vận hành và tìm ra những phương thuốc chữa bệnh hiệu quả hơn. Hai nhà nghiên cứu thuộc phòng thí nghiệm và phát triển AI DeepMind của Google giành được giải Nobel Hóa học chỉ đúng 1 ngày sau khi hai giáo sư khoa học máy tính nhận được giải Nobel Vật lý 2024, John Hopfield và Geoffrey Hinton, với những nghiên cứu đặt ra nền móng cho hệ thống máy học và mô phỏng cách não bộ con người học hỏi kiến thức mới. Nobel Hóa học 2024 lại gọi tên các nhà nghiên cứu AI phát triển mô hình giải mã protein Nếu như vài ngày trước, Ủy ban trao giải thưởng Nobel đã công bố hai nhà khoa học máy tính John Hopfield và Geoffrey Hinton là chủ nhân của giải Nobel vật lý 2024, vì những đóng góp mang tính nền móng để tạo ra công nghệ máy học… tinhte.vn Nobel Vật lý 2024: Vinh danh hai cha đẻ của neural network, tiền đề của AI tạo sinh Vài giờ đồng hồ trước, Ủy ban giải thưởng Nobel đã công bố hai cái tên giành được Nobel Vật lý năm nay, đó chính là hai giáo sư John Hopfield Geoffrey Hinton, nhờ vào “những khám phá mang tính nền móng” để các nhà nghiên cứu khoa học máy tính có… tinhte.vn Phải thừa nhận rằng, hai giải Nobel Vật lý và Hóa học năm nay mô tả được vai trò càng lúc càng lớn của những công nghệ trí tuệ nhân tạo ở nhiều ngành vượt xa nhu cầu sử dụng hàng ngày hay chỉ bó hẹp trong giới hạn ngành công nghệ cao. Đó cũng là thứ biểu hiện cho một thực tế, rằng những công nghệ cao cấp đã và đang được nghiên cứu phát triển ở Silicon Valley có sức ảnh hưởng lớn đến mức nào, bất kể mọi ngành khoa học kỹ thuật hay chính bản thân nền kinh tế thế giới. Giáo sư danh dự Oren Etzioni, khoa khoa học máy tính trường đại học Washington cho rằng: “Đây là năm ủy ban Nobel ghi nhận những thành tựu với AI. Những giải thưởng này là sự ghi nhận tầm ảnh hưởng của trí tuệ nhân tạo trong thế giới khoa học.” Ở một khía cạnh khác, chính những giải thưởng Nobel dành cho các nhà nghiên cứu AI cũng là một lời nhắc nhở về những lo ngại chung của cả xã hội khi tập đoàn nào cũng đổ hàng chục, hàng trăm tỷ USD cạnh tranh với nhau, chạy đua để phát triển những mô hình AI mạnh nhất. Mohammed AlQuraishi, nhà sinh vật học của đại học Columbia cho rằng: “Có thể chúng ta sẽ rơi vào tình huống AI không chỉ tạo ra giải pháp, mà còn tạo ra cả những vấn đề mới hoàn toàn nữa. Ở vị thế của những nhà khoa học, hay đơn giản hơn là con người, tìm cách giải quyết điều đó sẽ là thứ đáng để bàn.” Tuy nhiên, sự kiện thứ hai cũng cùng lúc diễn ra. Quảng cáoAdmicro AdX Khoảnh khắc Google đáng lẽ có thể ngạo nghễ khoe khoang khắp mọi nơi rằng những nhà nghiên cứu thuộc tập đoàn của họ đã giành giải Nobel, thành tựu đáng kinh ngạc nhất và đáng mơ ước nhất đối với mọi nhà nghiên cứu trên toàn thế giới, cũng chính là thời điểm bộ tư pháp Mỹ đề xuất kế hoạch chống độc quyền đối với tập đoàn Alphabet, trong đó bao gồm cả đề xuất chia tách các mảng kinh doanh của Alphabet, tạo ra những công ty vận hành độc lập để giảm quyền lực kiểm soát thị trường công nghệ nói chung, và quảng cáo trực tuyến hay tìm kiếm trực tuyến nói riêng… Cụ thể hơn, bộ tư pháp Mỹ đã đưa ra tuyên bố chính thức rằng họ có thể nhờ tới tòa án liên bang hạ lệnh yêu cầu Alphabet chia nhỏ và thoái vốn một số mảng kinh doanh, hoặc thay đổi cách hoạt động doanh nghiệp để xóa bỏ vị thế độc quyền trong ngành tìm kiếm trực tuyến. Chính động thái này đã dấy lên những lo ngại rằng, chính thành công về mặt kinh doanh trong ngần ấy năm qua mới tạo ra được điều kiện để Google cho phép các nhân sự và các nhà nghiên cứu theo đuổi những dự án dài hạn. Chiến lược này đang có nguy cơ bị các nhà quản lý thị trường Mỹ phá hoại. Google hiện tại không phải tập đoàn công nghệ duy nhất đang bị các nhà quản lý thị trường theo dõi sát sao. Bộ tư pháp Mỹ cũng đã đệ đơn khởi kiện Apple, cho rằng tập đoàn này có những hành vi cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường thiết bị di động cũng như hệ sinh thái thiết bị công nghệ, làm khó người dùng để họ không bỏ được phần cứng và phần mềm của Apple để chuyển sang dùng của hãng khác. Cùng lúc, những đơn kiện của ủy ban thương mại liên bang cũng đã được đệ trình lên tòa án liên bang nhằm chống lại Meta và Amazon. Đối với Meta, FTC cho rằng động thái mua lại Instagram hay WhatsApp chính là hành vi triệt tiêu đối thủ cạnh tranh. Còn với Amazon, FTC cáo buộc những hành vi kinh doanh của gã khổng lồ thương mại điện tử này đã nâng khống giá sản phẩm bán trên nền tảng trực tuyến của họ. Quảng cáo Có hai việc đang cùng lúc diễn ra ở Silicon Valley. Đầu tiên, các tập đoàn công nghệ khổng lồ đang tìm cách phủ nhận và gạt bỏ những lo ngại về những hành vi cạnh tranh không lành mạnh. Và thứ hai, họ cũng phải tham gia cuộc đua AI cho dù có muốn hay không. Vậy là cuộc đua diễn ra tới mức các nhà quản lý thị trường và chính phủ các nước đưa ra quan điểm rằng, ngay từ bây giờ phải có những động thái thắt chặt quản lý các tập đoàn công nghệ khổng lồ, trước khi họ dùng quyền lực và vị thế để kiểm soát thị trường AI vẫn còn đang non trẻ. Trong văn bản gửi lên tòa án hôm thứ 3 vửa rồi, Bộ tư pháp Mỹ tin rằng mọi nỗ lực để kiểm soát vị thế độc quyền của Google trong ngành tìm kiếm trực tuyến sẽ phải tính đến cả khả năng “tận dụng vị thế độc quyền ấy để phát triển và hoàn thiện những tính năng trí tuệ nhân tạo của họ.” Bộ tư pháp Mỹ cũng cho biết, họ đang cân nhắc tòa án liên bang ở khu vực Columbia đưa ra những cách để giới hạn sức mạnh của Google trong ngành AI. Một trong số đó là việc cho phép các trang web từ chối cho Google cào thông tin trang, vừa để hiển thị trang web của họ trên kết quả tìm kiếm trực tuyến, vừa lấy dữ liệu để huấn luyện AI. Đầu năm nay, Bộ tư pháp và Ủy ban thương mại Liên bang đã đạt được thỏa thuận để họ thực hiện những cuộc điều tra các công ty đang nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo. Bộ tư pháp Mỹ đã mở cuộc điều tra Nvidia để xem họ có độc quyền thị trường chip xử lý máy chủ phục vụ xử lý AI hay không. Còn FTC thì điều tra Microsoft và startup đang được Microsoft đầu tư cả chục tỷ USD, OpenAI. Quay trở lại với câu chuyện nghiên cứu ở khái niệm thuần túy nhất của cụm từ này. Đầu thập niên 1960, khi khoa học máy tính đang dần được hình thành và trở thành một ngành nghiên cứu độc lập tách rời khỏi toán học, đã có những góc nhìn hoài nghi. Khi ấy, nhiều người cho rằng, máy tính cũng chỉ là một công cụ không khác gì những cái ống nghiệm trong phòng lab. Nhưng khi công nghệ phát triển và có những tiến bộ, rồi được tăng tốc bởi những nghiên cứu và thành tựu mới trong ngành trí tuệ nhân tạo, thì ngành khoa học máy tính lại chính là thứ giúp tạo ra những thành tựu và phát hiện mới trong mọi ngành khoa học khác: Thiên văn, sinh học, hóa học, dược và cả vật lý nữa. Erik Brynjolfsson, giám đốc trung tâm Stanford Digital Economy Lab cho rằng: “Mọi người biết tới AI đầu tiên thông qua những chatbot vận hành bằng mô hình ngôn ngữ, nhưng khả năng tăng tốc nghiên cứu khoa học của công nghệ này mới là thứ quan trọng hơn rất nhiều.” Tuy nhiên ngay sau khi ChatGPT chính thức ra mắt tháng 11/2022, kích hoạt sự bùng nổ của ngành nghiên cứu AI, nhiều nhà nghiên cứu cũng đã đề cập những lo ngại của họ về cách mà thứ công nghệ chính họ góp công nghiên cứu được sử dụng như thế nào. Một trong số đó đương nhiên là giáo sư Geoffrey Hinton. Sau khi nghỉ hưu, rời khỏi Google, một trong hai người giành giải Nobel Vật lý năm nay trong thời gian qua đã được nói một cách thoải mái và tự do về những lo ngại của ông về việc, cuộc chạy đua phát triển AI không kiểm soát có thể sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng đối với xã hội. Hôm vừa rồi, chính ông cũng đưa ra tuyên bố rằng, việc bản thân nhận giải Nobel “hy vọng là thứ giúp mọi người lắng nghe ông một cách nghiêm túc hơn.” Nhà nghiên cứu AI hàng đầu vừa "quay xe", nghỉ việc ở Google và gọi AI là nguy cơ với loài người Không chỉ đơn thuần là một trong những nhà nghiên cứu AI hàng đầu, mà thực tế tiến sĩ Geoffrey Hinton còn được mệnh danh là “người cha đỡ đầu” của ngành nghiên cứu trí thông minh nhân tạo. Năm 2012, tiến sĩ Hinton cùng hai nghiên cứu sinh ở đại học… tinhte.vn Còn những nhà nghiên cứu trí tuệ nhân tạo hàng đầu như Denis Hassabis thì thường mô tả thứ công nghệ họ đang phát triển sẽ là cách chữa cho con người nhiều căn bệnh quái ác, chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, và giải quyết những vấn đề khoa học khiến các nhà nghiên cứu đau đầu trong hàng chục năm qua. Thành tựu giúp Hassabis nhận được giải Nobel chính là một bước quan trọng trong định hướng đó. DeepMind, phòng nghiên cứu AI chủ lực của Google tạo ra AlphaFold. Nó vận hành như thế này. AlphaFold mở rộng phạm vi phân tích sinh học của AI, vượt ra ngoài khuôn khổ từng chuỗi protein xoắn đơn lẻ mà hai phiên bản trước đó có khả năng phân tích, rồi cung cấp cái nhìn phong phú hơn cho các nhà nghiên cứu và các nhà khoa học về các mạng lưới sinh hóa giúp sinh vật có thể sống và hoạt động. Mô hình này bao gồm khả năng phân tích mã di truyền DNA, RNA, cũng như các phối tử, những phân tử liên kết với nhau, có thể được coi là những chỉ thị đáng tin cậy khi xét nghiệm bệnh. Và liên quan tới cả hai giải Nobel Hóa học lẫn Vật lý năm nay đều chính là Google. Năm 2012, giáo sư Hinton, khi ấy còn làm việc ở đại học Toronto công bố công trình nghiên cứu mà ông thực hiện cùng hai sinh viên, mô tả một hệ thống máy tính gọi là neural network. Ngay sau đó, Google bỏ 44 tỷ USD để đưa cả ba nhà nghiên cứu về tập đoàn làm việc tiếp. Và cũng chỉ một năm sau, Google bỏ tiếp 650 triệu USD để mua lại startup DeepMind, khi ấy đã tồn tại được khoảng 4 năm của Denis Hassabis. Giáo sư Hinton và tiến sĩ Hassabis đều là một phần của cộng đồng nghiên cứu hàn lâm với quy mô khá hẹp, đã bỏ hàng năm trời nghiên cứu phát triển và hoàn thiện công nghệ máy móc giả lập cách não bộ vận hành, gọi là neural network. Chính bản thân tiến sĩ Hassabis cũng lo ngại rằng AI sẽ tạo ra hàng loạt những vấn đề, hay thậm chí là đe dọa chính sự tồn vong của loài người nếu không có những bước kiểm soát công nghệ này một cách cẩn trọng. Nhưng theo nhà nghiên cứu 48 tuổi, gắn bó làm việc với một công ty thay vì rời bỏ nó vì bất đồng ý kiến là cách tốt nhất để đảm bảo AI không gây ra những rắc rối và nguy cơ. Khi Google mua lại DeepMind, Hassabis và những người đồng sáng lập đã yêu cầu Google đảm bảo rằng sẽ không sử dụng công nghệ của DeepMind phục vụ cho mục đích quân sự, và rằng công ty sẽ thành lập một hội đồng độc lập để đảm bảo rằng công nghệ của công ty không bị sử dụng sai mục đích. "Tất nhiên công nghệ đó giống hệt như con dao hai lưỡi", tiến sĩ Hassabis cho biết trong một cuộc họp báo sau khi giành giải Nobel. "Nó có tiềm năng phi thường cho mục đích tốt, nhưng cũng có thể được sử dụng để gây hại". Theo The New York Times