Màn hình laptop bị trắng gây khó chịu cho người dùng trong quá trình sử dụng và làm giảm hiệu suất công việc, đồng thời gây hại cho thị giác. Nếu bạn không biết nguyên nhân do đâu mà màn hình laptop bị trắng thì hãy cùng Chúng tôi tìm hiểu ở bài viết sau để tìm ra cách khắc phục nhé!
1. Dấu hiệu nhận biết màn hình laptop bị trắng
Màn hình laptop bị trắng là một lỗi phổ biến mà nhiều người dùng có thể gặp phải trong quá trình sử dụng. Khi laptop gặp phải lỗi này, toàn bộ màn hình sẽ trở nên trắng tinh, không hiển thị bất kỳ hình ảnh, văn bản, hay màu sắc nào.
Tất nhiên, mình cũng là một trong số nhiều người dùng đã gặp phải trường hợp này. Vì thế mà sau đây, mình sẽ chia sẻ chi tiết về một vài dấu hiệu cũng như những biểu hiện phổ biến mà mình nghĩ các bạn nên để ý:
Đầu tiên, mình phải nhắc đến dấu hiệu phổ biển nhất, đó là màn hình trắng ngay từ lúc khởi động. Bạn hãy tưởng tượng ngay khi vừa nhấn nút nguồn, đáng lẽ ra màn hình phải hiển thị logo của hãng hoặc giao diện hệ điều hành.
Nhưng không, nó lại hiển thị một màu trắng xóa từ đầu đến cuối. Khi đó, mọi thứ như bị “đóng băng,” bấm phím hay di chuột cũng không thay đổi gì. Ngay lúc này, bạn sẽ biết chắc chắn là màn hình đã có vấn đề rồi.
Thứ hai, mình nghĩ đây chắc có lẽ là dấu hiệu khó chịu nhất. Chính là màn hình đột nhiên bị trắng khi đang sử dụng.
Lỗi này có thể xuất hiện bất ngờ khi bạn đang sử dụng laptop. Đột nhiên, toàn bộ màn hình chuyển sang màu trắng và bạn không thể tiếp tục thao tác. Khi gặp phải trường hợp như vậy, việc khởi động lại máy tính có thể cần thiết nhưng đôi khi cũng không giải quyết được vấn đề.
Một dấu hiệu khác là khi màn hình trở nên trắng và các phím điều chỉnh độ sáng không có tác dụng. Điều này cho thấy vấn đề không phải do cài đặt độ sáng mà có thể là do phần cứng hoặc phần mềm của máy.
Bên cạnh đó, cũng có một số trường hợp như trước khi màn hình trở nên trắng hoàn toàn, đôi khi sẽ có hiện tượng nháy, sọc hoặc chớp đen. Đây là dấu hiệu của việc kết nối giữa màn hình và bo mạch chủ có vấn đề, hoặc do lỗi phần cứng khác.
Các vấn đề này có thể xuất hiện tùy vào tình huống sử dụng của các bạn. Có thể là lúc bạn đang cập nhập hệ điều hành laptop, kết nối với màn hình ngoài hoặc thiết bị khác, đang chơi game hoặc dùng phần mềm nặng hoặc cũng có thể là do bạn đã mở quá nhiều chương trình ứng dụng cùng lúc,...
2. Nguyên nhân khiến màn hình laptop bị trắng
2.1. Lỗi cáp màn hình
Như mình đã đề cập, màn hình laptop bị trắng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, và một trong những nguyên nhân phổ biến nhất chính là lỗi cáp màn hình.
Bên trong laptop, cáp màn hình là sợi dây kết nối giữa bo mạch chủ và màn hình, truyền tải dữ liệu hình ảnh từ bộ vi xử lý đến màn hình. Nếu cáp này bị lỏng hoặc không được kết nối chặt chẽ, dữ liệu sẽ không thể truyền tải đúng cách, khiến màn hình không hiển thị được hình ảnh, dẫn đến việc màn hình chỉ hiện màu trắng.
Mình đã từng gặp trường hợp chỉ cần lắc nhẹ hoặc điều chỉnh góc màn hình là tình trạng trắng màn hình xảy ra ngay. Vấn đề này thường xảy ra khi laptop bị va đập hoặc rơi, làm cho cáp bị dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu.
Không chỉ vậy, cáp màn hình là một thành phần rất nhạy cảm, đặc biệt là với những laptop thường xuyên gập mở. Sau một thời gian sử dụng, cáp có thể bị mòn, nứt, hoặc đứt, dẫn đến việc kết nối không ổn định.
Khi cáp bị hỏng, các tín hiệu truyền đến màn hình bị gián đoạn hoặc không thể truyền đi. Do vậy mà nó gây ra hiện tượng màn hình trắng hoàn toàn hoặc trắng chớp nháy liên tục.
Ngoài việc cáp bị lỏng hoặc hỏng, đôi khi vấn đề còn nằm ở kết nối giữa cáp màn hình và bo mạch chủ. Nếu đầu cáp không gắn chặt vào cổng kết nối trên bo mạch, tín hiệu không được truyền đi đúng cách, dẫn đến màn hình không hiển thị hình ảnh. Điều này có thể xảy ra sau khi máy được sửa chữa hoặc lắp ráp không cẩn thận.
Như có lần, mình từng để laptop trong balo và vô tình va đập mạnh. Khi mở máy ra, màn hình đã trở nên trắng xóa hoàn toàn. Sau khi đưa đi kiểm tra kỹ thuật, thì phát hiện ra cáp nối màn hình đã bị đứt, mình đã phải thay dây cáp khác thì mới khắc phục được.
2.2. Vấn đề về mainboard
Mainboard, hay còn gọi là bo mạch chủ, nó đóng vai trò quan trọng trong việc kết nối và điều khiển tất cả các thành phần phần cứng của laptop. Khi mainboard gặp trục trặc, nó có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau, trong đó có việc làm cho màn hình laptop bị trắng
Chi tiết về các vấn đề liên quan đến mainboard ảnh hưởng đến hiển thị
Lỗi GPU (bộ xử lý đồ họa) trên mainboard:
Mainboard thường có tích hợp GPU hoặc sử dụng GPU rời để xử lý hình ảnh. Nếu GPU này bị hỏng hoặc gặp sự cố, tín hiệu hình ảnh sẽ không được xử lý đúng cách, khiến màn hình của mình không nhận được gì ngoài màu trắng. Mình đã từng gặp phải tình trạng này khi đang chơi game, máy đột ngột tắt màn hình, khi khởi động lại chỉ thấy toàn màu trắng. Cho đến sau này, mình mới biết hóa ra là do GPU trên mainboard bị lỗi.
Lỗi chip điều khiển màn hình:
Trên mainboard có các chip điều khiển để quản lý và phân phối tín hiệu đến màn hình. Nếu một trong số những chip này bị hỏng, màn hình của mình sẽ không nhận được tín hiệu và chỉ hiện một màu trắng xóa. Hiện tượng này thường xảy ra khi laptop bị sốc điện hoặc quá nhiệt, khiến cho các linh kiện trên mainboard bị hỏng.
Hư hỏng mạch kết nối giữa mainboard và màn hình:
Mạch kết nối giữa mainboard và màn hình chịu trách nhiệm truyền tải dữ liệu hình ảnh. Nếu mạch này bị hỏng, tín hiệu không thể truyền tải được, màn hình sẽ không nhận được bất kỳ hình ảnh nào. Nếu như bạn gặp phải trường hợp này, việc sửa chữa có thể rất phức tạp và đòi hỏi bạn cần có sự can thiệp của kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Lỗi BIOS hoặc phần mềm hệ thống trên mainboard:
BIOS (Basic Input/Output System) là phần mềm hệ thống cơ bản nằm trên mainboard, nó chịu trách nhiệm kiểm tra và khởi động các thiết bị phần cứng, bao gồm cả màn hình. Nếu BIOS gặp lỗi hoặc bị hỏng, laptop có thể khởi động nhưng sẽ không hiển thị gì ngoài một màn hình trắng. Điều này cũng có thể xảy ra nếu BIOS bị xung đột hoặc cấu hình sai.
Vấn đề về nguồn điện trên mainboard:
Ngoài ra, mainboard còn kiểm soát nguồn điện cho các thành phần khác nhau. Nếu nguồn điện cung cấp cho bộ xử lý đồ họa hoặc các thành phần liên quan bị gián đoạn hoặc không ổn định, màn hình có thể không nhận đủ điện năng cần thiết để hoạt động bình thường, dẫn đến việc chỉ hiển thị màu trắng.
2.3. Lỗi chip VGA
Một nguyên nhân khác có thể khiến màn hình laptop bị trắng là lỗi chip VGA. Chip VGA (Video Graphics Array), hay còn gọi là chip đồ họa - là bộ phận chịu trách nhiệm xử lý hình ảnh và hiển thị chúng trên màn hình. Khi chip VGA gặp trục trặc, màn hình có thể không nhận được tín hiệu hình ảnh. Từ đó, dẫn đến việc nó có thể làm cho toàn bộ màn hình của bạn trở nên trắng xóa.
Một số thông tin về các vấn đề liên quan đến chip VGA
Lỗi kết nối giữa chip VGA và bo mạch chủ:
Chip VGA được kết nối với bo mạch chủ để nhận và xử lý tín hiệu hình ảnh. Nếu kết nối này bị lỏng hoặc gặp trục trặc, tín hiệu hình ảnh sẽ bị gián đoạn, khiến màn hình không thể hiển thị nội dung đúng cách, dẫn đến việc hiển thị màn hình trắng.
Trước đây khi gặp tình trạng này, mình đã từng thử tự mở laptop ra để kiểm tra xem dây cáp có bị lỏng không và sau khi cắm lại chắc chắn một cách cẩn thận, thật may mắn là màn hình đã hoạt động bình thường trở lại.
Chip VGA bị quá nhiệt:
Nếu bạn hay chơi game, chỉnh sửa video hoặc chạy các ứng dụng nặng, chip VGA sẽ phải hoạt động hết công suất.
Trong quá trình sử dụng, nếu laptop hoạt động với cường độ cao trong thời gian dài, chip VGA có thể bị quá nhiệt. Khi nhiệt độ tăng quá cao, các linh kiện bên trong chip có thể bị hư hỏng, khiến cho nó không thể xử lý tín hiệu hình ảnh. Thay vào đó, kết quả mình nhận được sẽ là một màn hình chỉ hiển thị màu trắng. Lỗi này thường do hệ thống tản nhiệt của máy tính bạn không hoạt động tốt hoặc bám nhiều bụi, làm chip không thể tản nhiệt hiệu quả.
Chip VGA bị lỗi phần cứng:
Theo thời gian, chip VGA có thể bị lỗi phần cứng nghiêm trọng do sử dụng lâu ngày hoặc do tác động vật lý như va đập. Khi chip bị lỗi, nó có thể ngừng hoạt động hoặc không thể truyền tải dữ liệu hình ảnh đến màn hình một cách chính xác. Điều này thường dẫn đến hiện tượng màn hình trắng, nhấp nháy, hoặc hiển thị sai màu sắc trước khi chuyển sang màu trắng hoàn toàn.
2.4. Hư hỏng màn hình
Mình đã từng gặp trường hợp khi vô tình làm rơi laptop hoặc va chạm mạnh, màn hình ngay lập tức bị ảnh hưởng. Những hư hỏng vật lý như nứt vỡ màn hình hoặc tổn thương các linh kiện bên trong là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến việc màn hình bị trắng xóa.
Nứt màn hình: Đây là một trong những vấn đề rõ ràng nhất. Khi màn hình bị nứt, các tấm nền LCD hoặc OLED bên trong có thể bị hỏng, dẫn đến hiện tượng hiển thị không đúng, thậm chí là chỉ hiển thị màu trắng.
Va đập mạnh: Sơ suất này có thể không làm nứt màn hình nhưng lại gây ra hư hỏng nghiêm trọng cho các kết nối bên trong, đặc biệt là các mạch nối từ mainboard đến màn hình. Như một số trường hợp, mình thấy màn hình bắt đầu có những vệt trắng, rồi dần dần lan ra toàn bộ màn hình.
Ngoài hư hỏng vật lý, ẩm ướt bên trong cũng là một “kẻ thù” không đội trời chung của laptop.
Nếu như các bạn đã từng làm đổ nước lên laptop và mặc dù đã nhanh chóng lau khô, có thể ngay tại thời điểm đó, chiếc laptop của bạn vẫn hoạt động bình thường và chưa có dấu hiệu gì.
Tuy nhiên, sau một thời gian màn hình máy lại bắt đầu bắt đầu xuất hiện lỗi trắng. Thế tại sao lại như vậy ? Đó là do:
Nước ngấm vào màn hình: Nếu nước thấm vào các lớp bên trong của màn hình, đặc biệt là các lớp nền hoặc các mạch kết nối, nó có thể gây ra chập mạch, làm hỏng các bộ phận dẫn đến màn hình không thể hiển thị hình ảnh một cách bình thường.
Độ ẩm cao: Nếu bạn sử dụng laptop trong môi trường có độ ẩm cao, lâu ngày hơi nước có thể ngấm vào bên trong máy. Hơi nước có thể làm chập mạch các bộ phận hoặc gây ra hiện tượng ngưng tụ bên trong màn hình, dẫn đến tình trạng màn hình bị trắng.
Nếu bạn đã từng hoặc chưa phải gặp những sự cố như vậy, mình vẫn có lời khuyên rằng hãy cố gắng bảo quản laptop một cách cẩn thận hơn để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra.
3. Mẹo khắc phục màn hình laptop bị trắng
Khi màn hình laptop của bạn bị trắng, việc khắc phục có thể khá phức tạp và đòi hỏi sự kiên nhẫn. Nhưng đừng lo, mình sẽ chia sẻ cho các bạn một số mẹo mình đã áp dụng để giải quyết vấn đề này.
3.1. Kiểm tra ban đầu
Đôi khi, các thiết bị ngoại vi như chuột, bàn phím, ổ cứng ngoài, hoặc thậm chí là thẻ nhớ và USB cũng có thể gây ra xung đột phần cứng hoặc phần mềm, dẫn đến lỗi màn hình trắng.
Nếu đang sử dụng các thiết bị này cùng với laptop, trước tiên bạn hãy thử ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi này và kiểm tra xem màn hình có trở lại bình thường không. Đặc biệt, nếu vấn đề xảy ra sau khi bạn kết nối một thiết bị mới, việc ngắt kết nối thiết bị đó có thể là giải pháp tốt nhất tại thời điểm lúc đó.
Bên cạnh đó,đối với laptop đang kết nối với màn hình ngoài, bạn hãy đảm bảo cáp kết nối giữa laptop và màn hình được kết nối với nhau một cách chắc chắn và không bị lỏng. Nếu có thể, bạn nên thử kết nối màn hình với một máy tính khác để xác định xem vấn đề là do màn hình hay laptop.
3.2. Kiểm tra cáp
Việc kiểm tra và kết nối lại các dây cáp màn hình là một trong những cách đơn giản mà bạn có thể tự thực hiện tại nhà. Sau đây, mình sẽ hướng dẫn các bạn một số bước để có thể kiểm tra khi gặp tình trạng bị màn hình trắng nhé!
Tắt nguồn và tháo pin (nếu có thể):
Trước hết, mình luôn nhớ tắt nguồn laptop và tháo pin ra (nếu máy của bạn có thể tháo pin). Làm như vậy để đảm bảo sự an toàn cho bản thân mình cũng như các bạn, tránh những rủi ro không đáng có khi thao tác với phần cứng.
Mở phần vỏ phía sau laptop:
Để kiểm tra dây cáp màn hình, mình phải mở phần vỏ phía sau của laptop. Để kiểm tra các dây cáp màn hình, mình cần mở phần vỏ phía sau của laptop. Thường thì các ốc vít nhỏ sẽ giữ chặt phần vỏ này, nên bạn cần chuẩn bị một bộ tua vít phù hợp. Ngoài ra, việc này cũng đòi hỏi chút sự kiên nhẫn từ bạn.
Bên cạnh đó, các bạn hãy nhớ để ốc vào chỗ an toàn, tránh làm mất nhé.
Xác định vị trí dây cáp màn hình:
Sau khi mở vỏ, các bạn sẽ nhìn thấy dây cáp nối từ màn hình xuống mainboard của laptop. Đây chính là dây truyền tín hiệu hình ảnh. Nếu dây cáp này bị lỏng hoặc bị hỏng, khả năng cao là màn hình sẽ không nhận được tín hiệu và dẫn đến hiện tượng màn hình trắng.
Kiểm tra kết nối:
Mình thường kiểm tra kỹ lưỡng xem dây cáp có bị lỏng hoặc tuột khỏi khe cắm không. Nếu thấy bất kỳ dấu hiệu nào của dây cáp bị lỏng, mình nhẹ nhàng nhấn lại để đảm bảo dây cáp được cắm chặt vào khe cắm. Bạn cũng nên kiểm tra xem dây cáp có bị hư hỏng, như đứt gãy hay gấp nếp quá mức hay không.
Kết nối lại cáp:
Nếu thấy cáp bị lỏng hoặc không gắn chặt, các bạn cần tháo ra và cắm lại từ đầu để đảm bảo kết nối được chắc chắn. Khi cắm lại, hãy nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm hỏng các chân cắm nhỏ. Hãy đảm bảo rằng cáp được cắm khít vào cả hai đầu kết nối.
Lắp lại vỏ và khởi động laptop:
Sau khi đã cắm lại cáp, bạn hãy lắp lại vỏ laptop, vặn chặt các con ốc, rồi gắn pin và khởi động lại máy. Nếu màn hình không còn bị trắng nữa thì xem như chúng ta đã xử lý thành công!
3.3. Kiểm tra màn hình ngoài
Trong quá trình sử dụng, mà bỗng nhiên màn hình laptop bất ngờ trắng xóa, điều đầu tiên mình nghĩ đến là kết nối laptop với một màn hình ngoài, như TV hoặc màn hình máy tính khác.
Cách làm này giúp mình biết được liệu vấn đề nằm ở phần cứng của màn hình laptop hay liên quan đến các thành phần khác như GPU, cáp kết nối, hoặc phần mềm. Chỉ với một vài bước đơn giản nhưng có thể giúp bạn xác định được chính xác nguyên nhân gây ra lỗi.
Kết nối với màn hình ngoài:
Mình sẽ sử dụng cổng HDMI hoặc VGA trên laptop để kết nối với màn hình ngoài. Sau đó, mình khởi động lại máy và kiểm tra xem màn hình ngoài có hiển thị bình thường không.
Nếu màn hình ngoài hoạt động tốt và hiển thị đầy đủ, điều này thường chỉ ra rằng vấn đề có thể nằm ở màn hình laptop hoặc cáp kết nối bên trong. Ngược lại, nếu màn hình ngoài cũng bị trắng hoặc không nhận tín hiệu, thì có thể vấn đề liên quan đến card đồ họa hoặc mainboard.
Xác định nguyên nhân:
Nếu màn hình ngoài hoạt động bình thường, mình sẽ tập trung kiểm tra màn hình laptop, bao gồm việc kiểm tra lại cáp nối, bản lề, và các linh kiện liên quan. Nếu cả hai màn hình đều gặp lỗi, khả năng cao là lỗi nằm ở phần cứng quan trọng hơn như GPU, mainboard, hoặc vấn đề về phần mềm.
Cách xử lý tiếp theo:
Dựa trên kết quả từ việc kết nối với màn hình ngoài, các bạn có thể quyết định xem có nên mang máy đến trung tâm bảo hành để kiểm tra chi tiết hơn không, hoặc tự mình thử sửa chữa nếu vấn đề đơn giản như cáp kết nối bị lỏng. Trong một số trường hợp, chỉ cần thay thế cáp màn hình hoặc điều chỉnh lại kết nối đã đủ để khắc phục vấn đề.
3.4. Liên hệ trung tâm sửa chữa uy tín
Tầm quan trọng của việc chẩn đoán:
Khi gặp phải vấn đề màn hình trắng, mình nhận ra rằng việc chẩn đoán chính xác nguyên nhân là rất quan trọng. Đặc biệt, nếu nguyên nhân đến từ mainboard hoặc chip VGA, thì đây không phải là điều mà mình có thể tự khắc phục tại nhà.
Các linh kiện này đều phức tạp và liên quan trực tiếp đến khả năng xử lý và hiển thị hình ảnh của laptop. Nếu chẩn đoán không chính xác, mình có thể vô tình làm tình trạng tệ hơn hoặc thậm chí làm hỏng thêm các bộ phận khác. Vì thế, việc tìm đến một dịch vụ chẩn đoán chuyên nghiệp là điều cần thiết để xác định đúng nguyên nhân và đưa ra giải pháp phù hợp.
Tìm kiếm dịch vụ sửa chữa uy tín
Sau khi xác định rằng vấn đề liên quan đến phần cứng như mainboard hoặc chip VGA, việc tìm kiếm một dịch vụ sửa chữa uy tín chắc chắn là bước tiếp theo mình luôn chú trọng. Mình thường dành thời gian để tham khảo ý kiến từ bạn bè, người thân, hoặc xem các đánh giá trực tuyến về các trung tâm sửa chữa.
Một dịch vụ uy tín không chỉ đảm bảo rằng laptop của mình được sửa chữa đúng cách mà còn giúp bảo vệ các linh kiện khác khỏi bị hư hỏng trong quá trình sửa chữa. Mình luôn chọn những nơi uy tín, có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm và chính sách bảo hành rõ ràng, để có thể yên tâm giao laptop của mình cho họ.
Khi nào cần tìm kiếm sự trợ giúp từ các kỹ thuật viên chuyên nghiệp:
Mình cũng rút ra được một kinh nghiệm rằng không phải lúc nào cũng nên tự sửa chữa laptop khi gặp sự cố, đặc biệt là với vấn đề màn hình trắng. Nếu mình đã thử các cách khắc phục đơn giản như kiểm tra cáp kết nối, khởi động lại máy, hay cập nhật driver mà vẫn không giải quyết được vấn đề, đó là lúc mình biết mình cần sự trợ giúp từ kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
Đặc biệt, khi laptop có dấu hiệu liên quan đến phần cứng như không nhận tín hiệu từ GPU, máy bị quá nhiệt hoặc có âm thanh lạ từ bên trong, thì việc mang máy đi kiểm tra ngay là điều cần thiết để tránh việc khiến cho tình trạng nặng hơn.
4. Gợi ý cách sử dụng, bảo quản laptop để tăng tuổi thọ và tránh hư hỏng
Màn hình laptop được cấu tạo các tế bào chứa tinh thể lỏng, có khả năng thay đổi tính phân cực của ánh sáng, từ đó điều chỉnh cường độ ánh sáng đi qua khi kết hợp với các lớp kính lọc phân cực. Vì vậy, việc bảo quản và sử dụng máy tính cẩn thận là điều rất cần thiết trong quá trình sử dụng.
Là một người dùng "vụng về" và có những thói quen sử dụng không đúng cách, mình đã từng phải sửa laptop nhiều lần. Với châm ngôn "mọi sai lầm đều phải trả giá bằng tiền", mình đã rút ra được vài kinh nghiệm để bảo quản người bạn đồng hành của mình một cách tốt hơn, cũng như giảm thiểu chi phí sửa chữa hoặc thay mới.
Với hy vọng giúp chiếc laptop của bạn trở nên bền hơn và tránh tránh những hư hỏng không đáng có. Thì dưới đây, mình sẽ chia sẻ với bạn những kinh nghiệm của bản thân mà mình đã đúc kết được.
4.1. Không để vật nặng đè lên màn hình
Trước đây khi còn đi học, mình thường vô tình để sách vở hoặc vật nặng như giáo trình lên laptop mà quên rằng điều này có thể làm hỏng màn hình. Áp lực từ vật nặng có thể gây ra hiện tượng sọc, nhòe màu, hoặc thậm chí làm nứt màn hình.
Vì thế, sau này mình đã hình thành một thói quen khác tốt hơn là để laptop ở nơi một gọn gàng và an toàn, tránh xa những vật nặng có thể vô tình đè lên.
4.2. Bảo quản cẩn thận, tránh làm rơi rớt máy
Máy tính được sản xuất từ những linh kiện vô cùng mỏng manh và rất dễ bị hư hỏng nếu bạn không cẩn thận.
Có một lần mình sơ ý làm rơi laptop từ bàn xuống đất, khiến cho góc màn hình bị nứt và phải thay linh kiện. Từ đó, mình luôn cẩn thận khi di chuyển máy, đảm bảo nó được đặt chắc chắn trên bàn hoặc bề mặt ổn định. Nếu bạn thường xuyên mang laptop theo, bạn nên đầu tư vào một món đồ bảo vệ bên ngoài như túi chống sốc tốt để có thể bảo vệ máy tốt hơn khỏi va đập.
4.3. Gập màn hình lên xuống nhẹ nhàng
Mình nhận ra rằng, nếu gập màn hình quá nhanh hoặc mạnh, cáp màn hình có thể bị lỏng hoặc hỏng. Vì thế, mỗi khi mở hoặc đóng laptop, mình khuyên các bạn nên thao tác nhẹ nhàng, từ tốn. Qua những điều nhỏ này, bạn có thể tránh được việc gây áp lực lên bản lề và cáp nối, từ đó kéo dài tuổi thọ của máy.
4.4. Không ăn uống gần khu vực sử dụng laptop
Khi đi học hoặc đi làm, mình thường có thói quen uống nước trong lúc làm việc, học tập nhằm bổ sung thêm năng lượng. Và thật sự, hậu quả của thói quen xấu lâu ngày này đã khiến mình gặp vài lần sự cố làm đổ nước hoặc thức ăn lên bàn phím.
Hậu quả là nước tràn vào máy và phải tốn kha khá chi phí để sửa chữa. Từ đó, mình tuyệt đối không ăn uống gần laptop nữa. Nếu cần làm việc và ăn uống cùng lúc, mình luôn giữ khoảng cách an toàn để tránh bất kỳ sự cố nào.
4.5. Sử dụng túi chống sốc, chống nước
Để hạn chế tối đa hư hỏng sau trong những trường hợp đi mưa, va đập máy,... thì một chiếc túi chống sốc sẽ là một sự lựa chọn rất cần thiết để ngăn chặn những kết quả xấu nhất xảy ra đối với chiếc máy tính của bạn.
Từ khi đầu tư vào một chiếc túi chống sốc và chống nước, mình đã không còn lo lắng về hậu quả không mong muốn của việc gặp mưa trong lúc đang mang máy bên người hoặc sơ suốt khi để máy bị va đập nhẹ. Chiếc túi này không chỉ bảo vệ máy khỏi những tác động bên ngoài mà còn giúp mình yên tâm hơn khi mang theo laptop đi bất cứ đâu.
Những thói quen tốt đơn giản này đã giúp mình giữ laptop bền hơn, tránh được nhiều sự cố không mong muốn. Hy vọng những bí kíp nhỏ trên cũng sẽ hữu ích cho bạn!
5. Câu hỏi thường gặp
5.1. Tôi nên làm gì nếu màn hình laptop của tôi đột nhiên chuyển sang màu trắng?
Trước tiên, bạn hãy thử khởi động lại laptop. Nếu vấn đề vẫn còn tiếp diễn, hãy ngắt kết nối tất cả các thiết bị ngoại vi và khởi động lại một lần nữa. Kiểm tra xem các dây cáp hiển thị có được kết nối chặt chẽ không. Nếu bạn không tự tin thực hiện các kiểm tra này, hãy tìm kiếm sự trợ giúp từ các kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
5.2. Lỗi màn hình trắng có thể khắc phục mà không cần đến kỹ thuật viên chuyên nghiệp không?
Có thể, tùy vào một số nguyên nhân như dây cáp lỏng hoặc hư hỏng nhẹ do nước có thể được khắc phục tại nhà. Tuy nhiên, các vấn đề liên quan đến mainboard hoặc chip VGA thường yêu cầu sự can thiệp của kỹ thuật viên chuyên nghiệp.
5.3. Làm thế nào để ngăn ngừa màn hình laptop của tôi không bị trắng?
Để ngăn ngừa các vấn đề về màn hình, bạn hãy cẩn thận khi sử dụng laptop để tránh hư hỏng vật lý, luôn giữ nó tránh xa ẩm ướt và thường xuyên thực hiện bảo trì định kỳ như vệ sinh bàn phím và lỗ thông hơi để đảm bảo laptop hoạt động trong điều kiện nhiệt độ an toàn.
5.4. Làm thế nào để biết lỗi màn hình trắng là do chip VGA?
Bạn hãy thử kết nối laptop của bạn với màn hình ngoài. Nếu màn hình ngoài hoạt động bình thường, vấn đề có thể nằm ở màn hình laptop hoặc kết nối của nó. Nếu màn hình ngoài cũng bị trắng, vấn đề có thể liên quan đến chip VGA hoặc mainboard.
Ngoài ra, trước khi màn hình trở nên trắng hoàn toàn, bạn có thể gặp các dấu hiệu như: hình ảnh bị méo, nhiễu, hoặc xuất hiện các đường kẻ ngang dọc. Đôi khi, laptop có thể tự khởi động lại hoặc xuất hiện màn hình xanh chết chóc (BSOD) trước khi chuyển sang trạng thái màn hình trắng.
Nếu gặp những trường hợp này, bạn có thể biết chắc chắn là màn hình laptop của mình đang bị lỗi do chip VGA.
Bên trên là nguyên nhân và cách khắc phục khi màn hình laptop gặp phải hiện tượng bị trắng mà Chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích, đừng quên chia sẻ với mọi người nhé!