Theo ba nguồn tin của Reuters, chính quyền của Tổng thống Donald Trump đang nghiên cứu các sửa đổi đối với một quy định được ban hành trong những ngày cuối cùng của chính quyền tổng thống Joe Biden. Khung sườn quy định này đã được đưa ra, nhằm hạn chế khả năng tiếp cận chip AI của mọi quốc gia trên toàn cầu. Các thay đổi này có thể bao gồm việc loại bỏ hệ thống phân loại các quốc gia thành nhiều cấp độ khác nhau, vốn được sử dụng để xác định hạn mức chip xử lý AI cao cấp mà mỗi quốc gia có thể được phép đặt hàng. Các nguồn tin cho biết kế hoạch vẫn đang trong giai đoạn thảo luận và có thể thay đổi. Tuy nhiên, nếu được thực hiện, việc bãi bỏ hệ thống phân loại này có thể mở ra cơ hội sử dụng chip của Mỹ như một công cụ đàm phán mạnh mẽ hơn trong các cuộc đàm phán thương mại. Quy định này, được ban hành vào tháng 1 vừa qua, nhằm mục đích kiểm soát quyền tiếp cận đối với các chip AI tiên tiến nhất và hạn chế một số trọng số mô hình (model weights), để giữ lại sức mạnh tính toán AI cao cấp và phức tạp nhất trên đất Mỹ và trong phạm vi các nước đồng minh, đồng thời ngăn chặn nguồn cung GPU AI cao cấp đến tay Trung Quốc và các quốc gia được coi là có rủi ro cao. "Khung quy định kiểm soát xuất khẩu sản phẩm trí tuệ nhân tạo khuếch tán”, tên gọi của quy định này, do Bộ Thương mại Mỹ ban hành vào tháng 1 vừa qua, chỉ một tuần trước khi nhiệm kỳ của tổng thống Joe Biden kết thúc. Các công ty phải tuân thủ các hạn chế của quy định này kể từ ngày 15/5. Chính quyền Mỹ đưa ra quy định mới, kiểm soát cả nguồn cung card đồ họa trong dàn PC của anh em Đầu tiên, mình khẳng định quy định này không chỉ ảnh hưởng tới những quốc gia như Trung Quốc hay Nga, mà còn có thể ảnh hưởng tới cả người tiêu dùng Việt Nam. Đấy là lý do phải bàn về quy định mới nhất mà chính quyền tổng thống Mỹ Joe Biden vừa... tinhte.vn Hiện tại, quy định chia toàn bộ các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới thành ba nhóm. Mười bảy quốc gia và đảo Đài Loan thuộc nhóm 1, được phép nhận chip không giới hạn. Khoảng 120 quốc gia khác nằm ở nhóm 2, phải chịu các hạn chế về số lượng chip AI mà họ có thể mua. Các quốc gia được coi là có rủi ro như Trung Quốc, Nga, Iran và Triều Tiên được xếp vào nhóm 3, bị chặn không cho tiếp cận chip. Nói kỹ hơn, nhóm 1, những quốc gia được coi là đáng tin cậy trong mắt chính quyền Mỹ bao gồm 18 quốc gia và vùng lãnh thổ, và sẽ được nhập khẩu mà không cần đăng ký cũng như không có giới hạn số lượng những chip xử lý AI hay những GPU cao cấp. Trong số đó bao gồm những quốc gia như Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan, Pháp, Đức, Ireland, Ý, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Anh Quốc… Còn trong khi đó, hơn 140 quốc gia khác thì không được ưu tiên như vậy. Trong số những quốc gia không được miễn trừ kiểm soát xuất khẩu chip AI, bao gồm cả những đồng minh quan trọng của Mỹ như Israel và Singapore, hay những đối tác thương mại chiến lược như Brazil, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Mexico. Những quốc gia này, nếu như không đăng ký nhận giấy phép xuất khẩu đặc biệt, sẽ chỉ được nhập tối đa 1.700 sản phẩm chip AI thế hệ mới nhất, theo tuyên bố của bà Gina Raimondo, bộ trưởng thương mại Mỹ thời chính quyền tổng thống Biden. Và Việt Nam cũng nằm trong nhóm 2. Vậy thì sẽ như thế nào khi một tập đoàn Mỹ muốn mở data center tại các quốc gia nằm trong danh sách 140 quốc gia và vùng lãnh thổ “hạng hai” kể trên? Sẽ có một quy chế gọi là Universal Validated End User (UVEU) để xác thực những đối tác tin cậy của Mỹ hay những tập đoàn công nghệ lớn của Mỹ (Google hay Microsoft chẳng hạn), giúp họ nhập khẩu nhanh GPU vào các quốc gia mà họ đang xây dựng data center. Đổi lại, các đơn vị, tập đoàn và doanh nghiệp này sẽ phải tuân thủ quy định FedRAMP, thứ được tạo ra để bảo vệ những dữ liệu “không phải tối mật” của chính quyền liên bang, nói cách khác là những hàng rào bảo vệ an ninh mạng của chính những data center đó. Tuy nhiên, theo nguồn tin của Reuters, các quan chức chính quyền Trump đang cân nhắc loại bỏ hệ thống phân loại này và thay thế bằng một chế độ cấp phép toàn cầu dựa trên thỏa thuận giữa các chính phủ. Wilbur Ross, người từng giữ chức vụ Bộ trưởng Thương mại trong thời gian đầu của nhiệm kỳ Tổng thống Trump, cho biết trong một cuộc phỏng vấn hôm thứ Ba: "Có những tiếng nói kêu gọi loại bỏ hệ thống phân loại này. Tôi nghĩ rằng nó vẫn đang được xem xét." Ông cũng đề xuất thỏa thuận giữa các chính phủ là một giải pháp thay thế. Nguồn tin cho biết, cấu trúc như vậy có khả năng gắn liền với chiến lược thương mại rộng lớn hơn của tổng thống Trump, và sẽ là những đàm phán riêng lẻ với từng quốc gia. Điều này sẽ giúp Mỹ dễ dàng sử dụng quyền tiếp cận chip do các tập đoàn Mỹ thiết kế làm đòn bẩy trong các cuộc đàm phán thương mại khác. Bộ trưởng Thương mại Mỹ, ông Howard Lutnick đã phát biểu tại một hội nghị vào hồi tháng 3, rằng ông muốn đưa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu vào các cuộc đàm phán thương mại. Các thay đổi tiềm năng khác bao gồm việc giảm ngưỡng để được miễn trừ cấp phép. Theo quy định hiện hành, đối với các quốc gia thuộc nhóm 2 kể trên, các đơn đặt hàng với khoảng 1.700 chip, sức mạnh tính toán và băng thông bộ nhớ ngang sản phẩm H100 của Nvidia sẽ không bị tính vào hạn ngạch của quốc gia đó, và chỉ cần thông báo cho chính phủ Mỹ về đơn đặt hàng, và cũng không cần xin giấy phép xuất khẩu. Một nguồn tin cho biết chính quyền Trump đang xem xét giảm ngưỡng này xuống còn tương đương với 500 chip H100. Trong nhiều tháng, các quan chức chính quyền Trump đã gợi ý rằng họ muốn làm cho quy định "mạnh mẽ hơn nhưng đơn giản hơn", nhưng cũng có một số chuyên gia tin rằng việc loại bỏ hệ thống phân loại sẽ khiến quy định trở nên phức tạp hơn. Ken Glueck, phó chủ tịch điều hành của Oracle, một người chỉ trích quy định hiện tại, cho biết hệ thống phân cấp không hợp lý, khi Israel và Yemen đều nằm ở nhóm 2. "Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu họ xem xét lại vấn đề này," Glueck nói thêm rằng ông không biết kế hoạch của chính quyền Trump nhưng dự đoán quy tắc sẽ được sửa đổi đáng kể. Ngành bán dẫn và công nghệ Mỹ lập luận rằng, việc hạn chế tiếp cận chip có thể khiến các quốc gia mua công nghệ từ Trung Quốc. Một số thành viên Quốc hội Hoa Kỳ đã đồng ý với quan điểm này. 7 thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa đã gửi thư cho ông Lutnick vào giữa tháng 4 yêu cầu rút lại quy định này. Thư nêu rõ rằng các hạn chế sẽ khuyến khích người mua, đặc biệt là ở các quốc gia thuộc cấp độ thứ hai, chuyển sang "các sản phẩm thay thế rẻ tiền không được kiểm soát của Trung Quốc." Theo Reuters