Sau gần nửa năm thử nghiệm giới hạn, cuối cùng OpenAI hôm nay đã chính thức cho ra mắt tính năng tìm kiếm theo thời gian thực ngay trên cửa sổ chat của ChatGPT. Người dùng giờ đây đã có thể tìm kiếm hoặc hỏi đáp các thông tin mới, các tin thời sự,... ngay trong ChatGPT tương tự như thế mạnh của Perplexity trước giờ. Ngay từ bây giờ, các bạn đang dùng ChatGPT có thể vào và sẽ thấy có thêm biểu tượng hình địa cầu ngay bên dưới khung chat. Khi bấm vào đó và truy vấn, chúng ta sẽ được sử dụng SearchGPT để tìm kiếm giống như Google thay vì chỉ truy vấn các thông tin trong model như truyền thống trước giờ. Một trong những điểm hứa hẹn của tính năng SearchGPT chính là nó vận hành bằng GenAI, vì vậy prompt mà người dùng gõ vào để tìm kiếm sẽ phát huy tác dụng. Về lý thuyết, người dùng chỉ cần gõ những thứ muốn tìm bằng mô tả, bằng ngôn ngữ tự nhiên mà có thể không cần dính tới từ khóa muốn tìm, AI có thể sẽ hiểu hơn mục đích tìm kiếm của người dùng và trả về kết quả phù hợp sau khi nó đi tìm trên Internet. Mình dùng thử tính năng SearchGPT này vài lần thì bên dưới là một số điểm rút ra: Nếu tìm kiếm bằng tư duy gõ câu tìm kiếm như Google: kết quả trả về sẽ là nội dung được AI sinh ra tương tự như ChatGPT, tuy nhiên được cái là có thêm nguồn mà AI trích dẫn bên dưới. Nếu tìm bằng tiếng Việt, cú pháp đơn giản chỉ với vài từ theo kiểu search Google xưa giờ, AI sẽ đi kiếm 1-4 nguồn bằng tiếng Việt để đọc và nó sẽ trích nguồn ngay bên dưới. Mình đang có cảm giác rằng nó sẽ đi tóm tắt 1-4 nguồn này, sau đó sinh ra kết quả trả về cho người dùng. Nếu tìm cũng nội dung đó bằng tiếng Anh, tương tự ChatGPT sẽ trả về kết quả sau khi nó đã đọc từ 1-4 nguồn đó. Trong các nguồn mà SearchGPT trả về sẽ được chia thành 2 phần: Phần thứ nhất là Citations: các trang mà nó trích dẫn. Phần thứ 2 là Search Results - các trang khác có liên quan tới nội dung cần tìm kiếm. Hiển thị theo kiểu kết quả giống như tìm Google. Nhờ có tìm kiếm theo thời gian thực trên internet nên giờ đây chúng at có thể hỏi chatGPT thêm những câu hỏi "thời sự" hơn, thí dụ như chiều nay có mưa không như trong thí dụ bên trên. Hoặc trong tình huống này mình hỏi thử tình hình bầu cử Mỹ ngày hôm nay có gì mới. Bên dưới là thông tin tổng hợp dựa trên các nguồn từ báo tiếng Việt ngày hôm nay 1/11. Do bản chất hoạt động vẫn dựa trên GenAI, nên prompt vẫn là yếu tố cần thiết kế tìm được kết quả đúng cái cần tìm. Thí dụ như mình thử tìm paper nghiên cứu của đội kỹ sư Apple (khoảng 1 tuần nay) nói về chuyện LLM không thể suy luận. Nếu tìm theo kiểu Google với vài từ khóa, kết quả sẽ trả về chỉ là các bảng tin của các trang web (kể cả tiếng Việt và tiếng Anh). Mình chỉnh lại một chút theo kiểu prompting chút thì kết quả trả về đúng ý mình, đúng báo cáo của nhóm kỹ sư Apple công bố trên Arxiv. Cách ChatGPT trích nguồn mình thấy chủ yếu là sau mỗi đoạn lớn. Khía cạnh này, Perplexity trích dẫn luôn ở từng ý trong đoạn, số lượng nguồn trích mình thử ở cùng nội dung thì thấy nhiều hơn. Trên đây là một số cảm nhận nhanh của mình, để mình đi tìm hiểu và thử nghiệm nhiều hơn rồi chia sẻ với các bạn tiếp nha. Quảng cáo Admicro AdX Thiên đường sinh quyển 5-6 sao tại Bình Tiên - Vĩnh Hyanarabinhtien.com Một điểm khác nữa là bên cạnh có mở tính năng SearchGPT ra cho rộng rãi người dùng xài thì OpenAI cũng phát hành extension trên trình duyệt nhân Chrome. Extension này sẽ cho phép người dùng chuyển sang xài SearchGPT thay vì Google luôn. Người dùng khi gõ tìm kiếm ngay trên khung địa chỉ, mặc định nó sẽ tìm kiếm bằng SearchGPT và sẽ hiện kết quả ngay trong trang web ChatGPT thay vì Google như xưa giờ.