Khám phá GPU: Định nghĩa, cơ cấu, chức năng và những dòng GPU thông dụng

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Khám phá GPU: Định nghĩa, cơ cấu, chức năng và những dòng GPU thông dụng
Hình ảnh rao vặt

Khám phá GPU: Định nghĩa, cơ cấu, chức năng và những dòng GPU thông dụng

GPU hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa - là một bộ vi xử lý chuyên dụng, được thiết kế để xử lý các tác vụ đồ họa và hình ảnh phức tạp trên PC, . Bài viết này sẽ đi sâu vào tìm hiểu cấu tạo, chức năng và phân loại các loại GPU phổ biến trên thị trường hiện nay, giúp bạn có cái nhìn tổng quan về linh kiện quan trọng này.

GPU là gì? Nên chọn GPU rời hay GPU tích hợp?

1. GPU là gì?

(Graphics Processing Unit), hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa. Đây là một vi mạch được thiết kế chuyên dụng để xử lý các tác vụ liên quan đến đồ họa, hình ảnh và video. GPU đóng vai trò cực quan trọng trong việc tạo nên hình ảnh sắc nét, sống động và chân thực cho các thiết bị điện tử như , laptop hay điện thoại.

GPU hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa

GPU hay còn gọi là bộ xử lý đồ họa

2. Cấu tạo của GPU

2.1. Bộ vi xử lý

Bộ vi xử lý là bộ phận trung tâm của GPU, chịu trách nhiệm thực hiện các phép toán logic cần thiết để xử lý đồ họa. Bên trong GPU là một mạng lưới các lõi xử lý, thường được gọi là lõi CUDA đối với các dòng GPU NVIDIA hoặc Stream Processors đối với GPU của AMD.

Những lõi này chịu trách nhiệm thực hiện các phép tính song song, giúp GPU xử lý hiệu quả khối lượng dữ liệu khổng lồ cùng một lúc. Số lượng lõi càng nhiều, hiệu năng của của GPU càng mạnh, cho phép nó thực hiện các phép tính phức tạp một cách hiệu quả.

Bộ vi xử lý là bộ phận trung tâm của GPU

Bộ vi xử lý là bộ phận trung tâm của GPU

Nói một cách đơn giản, những lõi xử lý này giống như những công nhân làm việc song song vậy. Mỗi lõi xử lý một phần nhỏ của bài toán, sau đó kết hợp lại để ra kết quả cuối cùng. Nhờ vậy, GPU có thể giải quyết các vấn đề liên quan đến đồ họa, video và AI nhanh hơn nhiều so với CPU.

2.2. VRAM

GPU cũng có bộ nhớ riêng biệt được gọi là VRAM, đóng vai trò lưu trữ và hỗ trợ bộ vi xử lý GPU truy cập nhanh dữ liệu cần thiết để hiển thị hình ảnh cũng như thực hiện các tác vụ tính toán khác. Dung lượng và loại VRAM ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất của GPU, đặc biệt là trong các tác vụ liên quan đến texture hình ảnh với độ phân giải cao, mô phỏng 3D và xử lý tập dữ liệu lớn.

Bộ nhớ VRAM giúp GPU truy cập nhanh dữ liệu

Bộ nhớ VRAM giúp GPU truy cập nhanh dữ liệu

2.3. Các bộ phận khác

Ngoài hai bộ phận chính trên, GPU cũng có các các thành phần khác như bộ chuyển đổi tín hiệu số (RAMDAC), các cổng kết nối giúp hiển thị hình ảnh trên thiết bị. Đây là các bộ phận quan trọng không kém khi chúng quyết định khả năng tích hợp hay mở rộng với các linh kiện khác của máy tính như Mainboard.

3. Chức năng của GPU

  • Xử lý đồ họa và hình ảnh: GPU được thiết kế chuyên biệt để xử lý các tác vụ đồ họa, hình ảnh phức tạp, giảm tải cho CPU. GPU có khả năng render hình ảnh, video chất lượng cao, tạo hiệu ứng đặc biệt, mang đến trải nghiệm hình ảnh sắc nét, sống động và mượt mà hơn.

  • Hỗ trợ chơi game 3D: GPU là thành phần quan trọng giúp người dùng chơi game 3D mượt mà hơn. GPU có thể xử lý nhanh chóng các hình ảnh phức tạp trong game, mang lại tốc độ khung hình cao và trải nghiệm chơi game tốt hơn.

  • Vận hành các phần mềm kiến trúc và đồ họa chuyên nghiệp: GPU hỗ trợ các phần mềm kiến trúc và đồ họa chuyên nghiệp như Vray, 3DSmax, Corona, Adobe Premiere, Camtasia, After Effects,... hoạt động ổn định và hiệu quả hơn.

  • Xử lý hình ảnh trong vùng tam giác: GPU có khả năng chia nhỏ hình ảnh thành các vùng tam giác và xử lý chúng một cách song song, giúp tăng tốc độ xử lý hình ảnh, đặc biệt là các vật thể phức tạp.

4. Ứng dụng của GPU

GPU không chỉ đóng vai trò quan trọng trong việc xử lý đồ họa và hình ảnh mà còn được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ giải trí đến khoa học kỹ thuật.

  • Ứng dụng trong game: GPU là thành phần không thể thiếu đối với các game thủ, đặc biệt là những tựa game AAA (bom tấn) đòi hỏi đồ họa cao như PUBG, Call of Duty, Cyberpunk 2077,... GPU đảm nhiệm việc xử lý hình ảnh, hiệu ứng, chuyển động trong game, mang đến trải nghiệm mượt mà, sống động và chân thực hơn.

GPU giúp trải nghiệm chơi game mượt mà hơn

GPU giúp trải nghiệm chơi game mượt mà hơn

  • Ứng dụng trong Đồ họa và Video: GPU là công cụ đắc lực cho các nhà thiết kế đồ họa, editor video chuyên nghiệp. GPU hỗ trợ xử lý hình ảnh, render video chất lượng cao (2K, 4K), tạo hiệu ứng đặc biệt, giúp tăng tốc quá trình làm việc và cho ra sản phẩm chất lượng cao.

GPU hỗ trợ xử lý hình ảnh chất lượng cao

GPU hỗ trợ xử lý hình ảnh chất lượng cao

  • Ứng dụng trong Trí tuệ nhân tạo (AI) và Học máy (Machine Learning): GPU với khả năng xử lý song song mạnh mẽ được ứng dụng để tăng tốc các thuật toán AI và Machine Learning, giúp huấn luyện mô hình AI nhanh hơn, hiệu quả hơn.

5. Phân loại GPU

GPU được phân loại thành 2 loại chính gồm:

  • Card đồ họa tích hợp (iGPU): Đây là loại GPU được tích hợp trực tiếp vào CPU. iGPU thường được tìm thấy trong các laptop và máy tính để bàn giá rẻ, mang đến ưu điểm về chi phí và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, hiệu năng của iGPU thường thấp hơn GPU rời, phù hợp với các tác vụ đồ họa cơ bản và không lý tưởng cho chơi game nặng hoặc xử lý đồ họa chuyên sâu.

  • Card đồ họa rời (dGPU): Đây là card đồ họa độc lập, được lắp thêm vào máy tính thông qua khe cắm PCIe. dGPU sở hữu hiệu năng vượt trội so với iGPU, đáp ứng tốt các tác vụ đồ họa chuyên sâu, chơi game nặng và làm việc với các ứng dụng đồ họa chuyên nghiệp. Tuy nhiên, dGPU thường có giá thành cao hơn, tiêu thụ nhiều điện năng hơn và yêu cầu hệ thống tản nhiệt riêng.

Dưới đây là bảng so sánh chi tiết 2 loại GPU này:

Tiêu chí

Card GPU tích hợp (iGPU)

Card GPU tách rời (dGPU)

Khái niệm

  • Được tích hợp sẵn trên bo mạch chủ, cụ thể là CPU

  • Chia sẻ bộ nhớ RAM với hệ thống

  • Là một linh kiện riêng biệt đảm nhiệm các tác vụ xử lý đồ họa cho máy tính

  • Có bộ nhớ RAM riêng (VRAM)

Hiệu năng

  • Thấp hơn dGPU

  • Phù hợp với các tác vụ cơ bản

  • Cao hơn iGPU

  • Phù hợp với các tác vụ nặng

Bộ nhớ

  • Chia sẻ bộ nhớ RAM với hệ thống

  • Dung lượng RAM giới hạn

  • Có bộ nhớ RAM riêng (VRAM)

  • Dung lượng RAM lớn hơn

Tản nhiệt

  • Thường sử dụng tản nhiệt chung của CPU

  • Rẻ hơn dGPU

  • Có hệ thống tản nhiệt riêng

  • Cao hơn iGPU

Kích thước

  • Nhỏ gọn

  • Lớn hơn iGPU

Tiêu thụ điện năng

  • Thấp hơn dGPU

  • Cao hơn iGPU

Khả năng nâng cấp

  • Không thể nâng cấp

  • Có thể nâng cấp

6. Phân biệt giữa GPU và CPU

CPU và GPU đều là những thành phần quan trọng của máy tính, tuy nhiên chúng sẽ hoạt động theo các cách khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng.

(Central Processing Unit) hoạt động như trái tim của máy tính, chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ đa dạng từ chạy hệ điều hành đến xử lý ứng dụng hàng ngày.

Ngược lại, GPU tập trung vào xử lý đồ họa và tính toán song song. Với số lượng lõi xử lý lớn, GPU có khả năng xử lý hàng loạt các phép toán đồ họa cùng một lúc.

CPU và GPU đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau giúp máy tính hoạt động mượt mà

CPU và GPU đảm nhiệm các nhiệm vụ khác nhau giúp máy tính hoạt động mượt mà

Tuy CPU và GPU có những chức năng chính khác nhau, nhưng sự kết hợp linh hoạt của cả hai là chìa khóa mang đến hiệu suất toàn diện cho máy tính của bạn. Khi được tích hợp và tận dụng đúng cách, CPU và GPU sẽ tạo nên một hệ thống mạnh mẽ, đáp ứng được mọi yêu cầu từ công việc văn phòng đến giải trí đa phương tiện.

Xem ngay:

7. Các hãng sản xuất GPU nổi tiếng trên thị trường

7.1. NVIDIA

Nổi tiếng với dòng card đồ họa GeForce, được đánh giá cao về hiệu năng mạnh mẽ, khả năng xử lý đồ họa ấn tượng và hỗ trợ tốt cho các ứng dụng sáng tạo, chơi game. Một số dòng sản phẩm tiêu biểu bao gồm GeForce RTX 30 Series, GeForce GTX 16 Series, v.v.

Card đồ họa NVIDIA RTX series hiệu năng mạnh mẽ

Card đồ họa NVIDIA RTX series hiệu năng mạnh mẽ

2. AMD

Đối thủ cạnh tranh trực tiếp của NVIDIA với dòng card đồ họa Radeon RX. AMD tập trung vào việc cung cấp các sản phẩm có hiệu năng cao, giá thành hợp lý, phù hợp cho nhiều đối tượng người dùng. Các dòng sản phẩm nổi bật bao gồm Radeon RX 6000 Series, Radeon RX 7000 Series, v.v.

Card đồ họa AMD Radeon phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng

Card đồ họa AMD Radeon phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng

3. Intel

Intel, gã khổng lồ trong ngành chip máy tính, đang tạo nên tiếng vang trong thị trường GPU với những dòng sản phẩm đa dạng. Đơn cử như dòng Intel Iris Xe Graphics mang đến hiệu năng đồ họa mạnh mẽ cho các tác vụ văn phòng, giải trí đa phương tiện và chơi game nhẹ nhàng.

Ngoài ra, Intel còn cung cấp các dòng sản phẩm GPU rời cao cấp hơn như Intel Arc Alchemist và sắp tới là Intel Arc Battlemage, nhắm đến đối tượng game thủ và người sáng tạo nội dung chuyên nghiệp vốn đòi hỏi hiệu năng đồ họa mạnh mẽ.

Intel ARC mang đến hiệu năng đồ họa mạnh mẽ

Intel ARC mang đến hiệu năng đồ họa mạnh mẽ


Xem thêm:


    Trên đây là tổng hợp các kiến thức cơ bản về GPU cũng như cách lựa chọn GPU phù hợp với từng nhu cầu của người dùng. Hi vọng bài viết này của sẽ hữu ích với bạn.

    Nguồn: GPU là gì? Cấu tạo, chức năng và các loại GPU phổ biến
    💬 bình luận
    1

    Bình luận

    Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
    Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
    Cuộn