Giải thích về Chế độ Hibernate: Định nghĩa và Sự Khác Biệt So Với Chế độ Sleep

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Giải thích về Chế độ Hibernate: Định nghĩa và Sự Khác Biệt So Với Chế độ Sleep
Hình ảnh rao vặt

Giải thích về Chế độ Hibernate: Định nghĩa và Sự Khác Biệt So Với Chế độ Sleep

Hầu hết các dòng đời mới hiện nay đều được bổ sung thêm một chế độ mới là Hibernate. Vậy chế độ Hibernate này là gì? Có gì đặc biệt và khác gì với Sleep? Cùng mình tìm hiểu ngay thông qua bài viết này nhé.

Chế độ Hibernate là gì? Hibernate khác gì Sleep?

I. Chế độ Hibernate

1. Chế độ Hibernate là gì?

Bên cạnh 3 chế độ cơ bản của máy tính gồm: Sleep, Reset, Shutdown, các mẫu laptop hiện nay còn được tích hợp thêm chế độ thứ 4 với cái tên Hibernate (Ngủ đông).

Về cơ bản, Hibernate sẽ lưu trữ mọi dữ liệu, chương trình, tác vụ,... đang chạy của bạn và đưa máy vào chế độ ngủ đông mà không tiêu tốn điện năng. Sau khi khởi động máy, mọi tác vụ sẽ tiếp tục hoạt động lại như cũ giống với chế độ Sleep (Ngủ).

Chế độ Hibernate là gì?

2. Hibernate hoạt động như thế nào?

Chế độ Hibernate vừa có vẻ tương tự với chế độ ngủ (Sleep) của máy tính và còn có nét tương đồng với chế độ tắt máy (Shutdown). Nó được thiết kế để tiết kiệm năng lượng cho máy tính bằng cách lưu trữ dữ liệu của các phiên làm việc hiện tại vào ổ đĩa lưu trữ.

Còn về vì sao mình lại nói nó vừa giống cả chế độ Sleep lẫn Shutdown. Bởi laptop trong chế độ này sẽ không yêu cầu nguồn điện liên tục để chạy ngầm (tựa Shutdown) mà lại còn đảm bảo tài nguyên của máy được bảo vệ và giữ nguyên trong các trường hợp bất khả kháng. Sau khi khởi động, thiết bị ở trạng thái chính xác như khi bạn kích hoạt chế độ ngủ đông.

Hibernate hoạt động như thế nào?

3. Kích hoạt chế độ Hibernate

Để kích hoạt chế độ Hibernate trên các máy tính Windows 7, 10, 11macOS, bạn có thể tham khảo bài viết sau đây:

  • chi tiết

II. Hibernate và Sleep

1. Chế độ Sleep

Để đi vào tìm hiểu Hibernate khác gì Sleep, mình sẽ giải thích ngắn gọn về nguyên lý hoạt động của Sleep. Khi đưa máy vào chế độ Sleep, máy sẽ chuyển sang trạng thái “ngủ tạm thời”. Mọi tác vụ trong phiên hoạt động sẽ được lưu trữ vào , tuy vẫn tiêu tốn điện năng nhưng mức tiêu thụ này rất thấp.

Chế độ Sleep

Trong chế độ ngủ, điện sẽ không còn được đưa tới hầu hết các linh kiện của máy tính, ngoại trừ RAM, lưu trữ (có thể là HDD hoặc SSD) và cổng kết nối (thường là USB).

RAM cần điện bởi vì thực chất lúc bạn Sleep máy thì RAM vẫn còn hoạt động. Bởi đặc thù của bộ nhớ tạm thời như RAM (Khác với SSD/HDD là bộ nhớ cố định ROM) khi ngắt điện và dừng hoạt động thì mọi dữ liệu sẽ bị xóa sạch.

2. Hibernate khác gì Sleep

Với Hibernate, chế độ này sẽ lưu toàn bộ dữ liệu phiên hoạt động vào ổ cứng HDD/SSD rồi ngắt hẳn nguồn điện giống như khi bạn Shutdown. Thậm chí bạn còn có thể gỡ pin và gỡ sạc ra khỏi laptop mà không gặp vấn đề gì.

Hibernate khác gì Sleep

Điểm khác biệt nhất giữa Hibernate và Sleep chính là việc trước khi máy chuyển hoàn toàn vào chế độ ngủ đông, hệ điều hành sẽ chuyển mọi dữ liệu từ RAM sang ổ SSD hoặc HDD (chế độ Sleep không có giai đoạn này).

Khi bạn nhấn nút nguồn để bật máy tính, dữ liệu từ HDD/SSD sẽ được chuyển ngược sang RAM trở lại, nhờ đó máy tính biết được trạng thái trước khi Hibernate là gì và khôi phục lại. Công đoạn này sẽ tốn kha khá thời gian khôi phục lại hơn so với việc khôi phục ngay lập tức của Sleep.

3. Tóm tắt điểm giống và khác nhau của 2 chế độ

Tóm tắt điểm giống và khác nhau của 2 chế độ

Xem ngay: Cách : Dung lượng, tình trạng và độ chai Pin

III. Khi nào nên sử dụng Sleep và Hibernate?

Vậy trong trường hợp nào chúng ta sẽ cần sử dụng Hibernate hoặc Sleep?

  • Sleep: Khi bạn có nhu cầu sử dụng máy tính thường xuyên, liên tục và cần mở máy tính nhanh để xử lý tiếp những công việc đang dang dở. VD: Di chuyển từ nhà đến trường, công ty hoặc tạm nghỉ khi đi ăn, nghỉ trưa, đi vệ sinh,...

  • Hibernate: Chế độ ngủ đông sẽ nên sử dụng khi bạn cần rời khỏi máy tính trong thời gian dài, trong nhiều tiếng đồng hồ hoặc vài ngày mà vẫn muốn lưu trữ lại mọi dữ liệu phiên hoạt động.

IV. Hibernate có làm hại đến máy tính không?

Mặc dù có khả năng tiết kiệm năng lượng, nhưng chế độ Hibernate được cho là gây suy giảm hiệu suất ổ cứng theo thời gian. Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng đối với các ổ cứng HDD. Còn với các laptop được trang bị ổ SSD, chế độ ngủ đông sẽ ít có tác động tiêu cực hơn bởi chúng không còn bộ phận chuyển động như các ổ cứng truyền thống. Thêm vào đó chúng còn có tuổi thọ cao hơn rất nhiều so với HDD.


Xem thêm:

  • đơn giản, chi tiết

  • Cách Win 11, Win 10

  • đơn giản

  • chi tiết

  • Hướng dẫn chi tiết nhất


Trên đây là thông tin về chế độ Hibernate và đặc điểm của nó khác gì với Sleep. Hy vọng bài viết của mình sẽ mang lại các thông tin có ích dành cho bạn.

Nguồn: Chế độ Hibernate là gì? Hibernate khác gì Sleep?
💬 bình luận
1

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn