Thời buổi con người phải xê dịch nhiều, những chiếc “nhỏ mà có võ” đang trở nên hút khách hơn bao giờ hết. Rất may mắn là với sự phát triển của công nghệ, các sản phẩm như vậy đang ngày càng ra mắt nhiều hơn, với mức giá cũng tốt hơn theo thời gian. Ví dụ điển hình có thể kể tới , một chiếc laptop 14-inch nhưng đã có đủ mọi thứ bạn cần. Màn hình tốt, thiết kế đẹp, chip hiệu năng cao hay card rời RTX, có lẽ là chẳng thiếu gì cả.
Đi kèm với mức giá nay chỉ còn 27 triệu Đồng, cũng không sai khi nói rằng đây sẽ là một trong những mẫu laptop toàn diện nhất dành cho dân sáng tạo ở tầm giá cận cao cấp. Vậy Lenovo Slim 7 Pro X có gì thú vị, dưới đây sẽ là bài đánh giá chi tiết để bạn đọc có được câu trả lời.
Thiết kế Lenovo Slim 7 Pro X
Về thiết kế thì như nhiều sản phẩm dòng Slim khác, Lenovo Slim 7 Pro X sử dụng cho mình một lớp vỏ mỏng nhẹ, thanh lịch với những đường bo cong mềm mại ở viền và các góc máy. Triết lý thiết kế này theo người viết tham khảo sẽ có tên gọi là “Comfort Edge”, theo người viết hiểu nhanh thì ám chỉ việc các cạnh máy được bo cong để đem lại cảm giác cầm nắm thoải mái tối đa.
Thiết kế này trước đây cũng từng xuất hiện trên một số sản phẩm mà người viết từng đánh giá, ví dụ như chiếc Lenovo Yoga Slim 9i 2022. Đây có thể xem là một bước đột phá nhỏ của Lenovo khi mà trên thị trường, rất nhiều những sản phẩm cao cấp khác vẫn trung thành với thiết kế vuông thành sắc cạnh, tuy an toàn nhưng có phần nhám chán.
Ngoài ra với việc còn làm các dòng sản phẩm 2-in-1, thiết kế Comfort Edge sẽ giúp những mẫu máy đó có được cảm giác cầm nắm như một chiếc tablet khi xoay gập. Tuy không sử dụng cơ chế đó, nhưng Comfort Edge vẫn có ích vì giúp người viết cầm Lenovo Slim 7 Pro X rất thích tay khi cần mang máy qua lại.
Vật liệu sử dụng để làm Lenovo Slim 7 Pro X cũng là kim loại chắc chắn, độ flex có nhưng không đáng kể ở các vị trí trọng yếu. Tùy chọn màu mà người viết trải nghiệm là Xám, hơi tối một chút để tạo nên vẻ bí ẩn cũng như phù hợp với nhiều đối tượng sử dụng như doanh nhân, sinh viên, người làm sáng tạo, v.v.
Máy có vẻ ngoài tương đối tối giản, chỉ mặt trước là có logo Lenovo nằm dọc. Một số phiên bản trên thị trường sẽ có thêm dòng chữ Yoga nằm ở góc trái trên, nhưng người viết cá nhân thì sẽ thích một mặt lưng sạch như thế này hơn. Với vẻ ngoài đơn giản, máy sẽ không thu hút quá nhiều sự chú ý của người xung quanh, cũng như giúp chủ nhân có thể dễ dàng tập trung hơn khi làm việc.
Và tất cả những yếu tố kể trên sẽ được gói gọn trong kích thước 14-inch cùng trọng lượng khoảng 1,4kg, tạm ổn với một sản phẩm mỏng nhẹ sở hữu cấu hình hiệu năng cao. Nhân nói về độ mỏng thì máy cũng chỉ dày có 15,9mm, cũng chỉ bằng một cuốn giáo trình tiếng Anh nên khá dễ để vào túi mang đi lại.
Cổng kết nối
Hai bên thân máy sẽ là nơi đặt nút nguồn và các cổng kết nối cần thiết. Cụ thể thì chúng ta sẽ có hai cổng USB-C 3.2 Gen2 và một cổng USB-A 3.2 Gen1 ở cạnh trái, cùng một cổng USB-A 3.1 Gen1 khác hỗ trợ sạc liên tục, nút nguồn và jack tai nghe 3.5mm combo ở cạnh phải. Với một sản phẩm dường như tối ưu cho việc sáng tạo nội dung, lượng cổng này cơ bản là đủ để người dùng kết nối chuột hoặc ổ cứng để sao chép và thao tác.
Hơi tiếc một chút là khe thẻ nhớ sẽ không xuất hiện trên sản phẩm này, khả năng cao là do độ mỏng của máy đã không cho phép điều đó. Vậy nên nếu muốn dùng thẻ từ máy quay hay máy ảnh thì chúng ta cần phải chuẩn bị thêm đầu đọc.
Màn hình Lenovo Slim 7 Pro X
Về màn hình, dường như Lenovo sẽ muốn tạo ra khả năng giải trí và làm việc hỗn hợp cao cấp trên chiếc máy này. Điều này thể hiện ở bộ thông số ấn tượng như độ phân giải 3K, tấm nền IPS, tỉ lệ 16:10 cùng tần số quét lên tới 120Hz. Như vậy thì về cả hai tiêu chí liên quan tới độ sắc nét và đô mượt, Lenovo Slim 7 Pro X đều có thể đáp ứng. Trải nghiệm sử dụng nhìn chung sẽ xứng tầm hơn với mức giá lên tới gần 30 triệu.
Với lớp phủ gương, hình ảnh trên chiếc này sẽ hiện lên với màu sắc có phần nịnh hơn so với các sản phẩm khác hay dùng phủ nhám. Tuy nhiên lớp gương này cũng phản chiếu khá nhiều, những ai cần thường xuyên ra quán cafe hay làm việc thực địa với laptop thì nên cân nhắc một chút.
Nói đến màu sắc, thông số màu của màn hình này cũng là cực kỳ ấn tượng. Sử dụng công cụ SpyderX Elite để đo đạc thì chúng ta sẽ có được 99% sRGB, 74% AdobeRGB, 74% dải màu điện ảnh DCI-P3 cùng độ sai lệch màu rất tốt chỉ 0,5. Vây nên với các tác vụ đồ họa mang tính chuyên nghiệp, chúng ta hoàn toàn có thể yên tâm để thao tác trên sản phẩm này.
Ngoài ra, độ tương phản khá sâu (1150:1) và độ sáng cao (407 nits) cũng là một điểm cộng trên sản phẩm này. Kết hợp với nhau, hai yếu tố này đã giúp người viết có được trải nghiệm tốt khi xem các video với bối cảnh vào ban đêm, ví dụ như phi vụ giải cứu tù binh căng thẳng trong tựa game Call of Duty: Modern Warfare III sắp ra mắt.
Viền màn hình của Lenovo Slim 7 Pro X sẽ mỏng ở hai bên và hơi dày một chút ở trên và dưới. Lenovo có thể chọn làm mỏng ở dưới để tạo nên trải nghiệm thị giác tốt hơn, nhưng thay vào đó họ để nó dày ngang viền trên hẳn là để tạo sự đồng bộ. Viền trên của máy sẽ có cụm webcam với độ phân giải Full HD, có thể được bật tắt thông qua cần gạt bảo mật ở hông máy.
Ngay bên cạnh đó sẽ là cảm biến nhận diện khuôn mặt Windows Hello để tăng cường khả năng bảo mật. Tốc độ nhận diện khi sử dụng là khá nhanh, và đây cũng là phương pháp bảo mật ngoại vi duy nhất trên sản phẩm này.
Bàn phím và touchpad
Về bàn phím, Lenovo Slim 7 Pro X sẽ sử dụng phần phím tenkeyless, không phím số, hành trình không quá sâu như một số sản phẩm IdeaPad. Với những ai tích gõ lướt thì phần phím này sẽ thích hợp hơn, còn nếu bạn kỳ vọng về một trải nghiệm sử dụng sâu, đầm như phím cơ thì có thể cân nhắc những mẫu máy nhiều hơn.
Touchpad của máy thì ngược lại, tương đối rộng rãi về kích thước để giúp chúng ta thoải mái vuốt chạm, thu phóng nhiều ngón, v.v. Và để tận dụng tối đa ưu điểm này, phần mềm Lenovo Vantage cũng cung cấp những tùy chọn cử chỉ thông minh để chúng ta điều chỉnh nhanh âm lượng, độ sáng màn, v.v. mà không cần tới nút bấm.
Hai bên bàn phím sẽ là hai dải loa lớn chạy dọc thân, tinh chỉnh bởi Harman Kardon và có hỗ trợ công nghệ âm thanh vòm Dolby Atmos. m thanh ở mức ổn với dải mid khá tốt, bass ở mức trung bình khá còn âm lượng thì ở mức khá, đủ để lấp đầy một phòng làm việc khoảng 20m2 như người viết đang sử dụng.
Hiệu năng Lenovo Slim 7 Pro X
Về hiệu năng thì dù sở hữu thân hình mỏng nhẹ, nhưng bên trong Lenovo Slim 7 Pro X lại là phần cứng không thể xem thường. Cụ thể, người dùng sẽ có được trên chiếc máy này APU AMD Ryzen 9 6900HS Creator Edition, đi kèm với 32 GB RAM LPDDR5 6400MHz, 1TB SSD NVMe lưu trữ cùng card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 3050 4GB - nguồn tài nguyên đáng mơ ước so với mặt bằng chung ultrabook.
Với APU AMD Ryzen 9 6900HS Creator Edition, đây là con chip được sản xuất với tiến trình Zen 3+, có 8 nhân 16 luồng cùng điện năng tiêu thụ vào khoảng 35W. So với phiên bản cao cấp hơn dùng đuôi HX, mức điện này có phần thấp hơn, tuy nhiên vẫn là đủ để khiến con chip này hoạt động mạnh mẽ trên những mẫu máy mỏng nhẹ, cho ra hiệu năng không hề thua kém các đối thủ 12th Gen của Intel.
Sử dụng công cụ Cinebench R23 để kiểm tra sức mạnh, điểm đa nhân của Ryzen 9 6900HS Creator Edition đạt gần 13.000 điểm, thuộc ngưỡng trung bình so với thị trường. Tuy nhiên xét tới việc hầu hết các mẫu laptop sử dụng Ryzen 9 6900HS đều là laptop gaming như ROG Zephyrus, Corsair Voyager, v.v. thì việc một sản phẩm đa dụng có thể chen chân vào top giữa cũng là một điều đáng ghi nhận.
Còn về hiệu năng đơn nhân, Ryzen 9 6900HS trên Lenovo Slim 7 Pro X cũng ở vị trí tương tự với khoảng 1.500 điểm. Quan trọng hơn là với mức xung nhịp có thể lên tới 4.9GHz, việc xử lý các tác vụ quãng ngắn như chạy trình duyệt, tính toán hay render ảnh nhanh sẽ không phải là vấn đề với con chip này.
Theo dõi về điện năng thì trong quá trình chạy nặng, Ryzen 9 6900HS Creator Edition có thể ăn điện lên tới 65W ở giai đoạn đầu và ổn định dần ở khoảng 45W khi về sau. Xung nhịp trong quá trình này cũng được giữ đều ở mức 4.3GHz, nhìn chung khá ổn nếu bạn cần làm các tác vụ duy trì liên tục với con chip này như render hình ảnh.
Sang tới card đồ họa thì để phù hợp với thân hình “mỏng cơm” của Slim 7 Pro X, Lenovo đã trang bị cho sản phẩm này một chiếc card rời hàng phổ thông là RTX 3050 4GB. Với mức điện năng tiêu thụ vào khoảng 50W, chiếc card này vẫn sẽ đủ tốt để hỗ trợ người dùng với các tác vụ đồ họa, hay xa hơn là giải trí với nhu cầu trung bình trong khi vẫn đảm bảo hoạt động ổn định.
Với những tác vụ về sáng tạo nội dung, người viết có dùng máy để làm việc với ứng dụng chỉnh sửa hình ảnh Adobe Lightroom Classic, sử dụng những file ảnh CR3 của Canon với trung bình 60MB/tấm. Máy hoạt động nhìn chung mượt mà với các tác vụ kéo màu, áp preset hay paste các thiết lập màu sắc từ ảnh này qua ảnh khác - bao gồm cả thiết lập về masking, thứ sẽ đòi hỏi phần cứng máy chạy mạnh để vận hành AI.
Với việc sở hữu phần cứng mạnh mẽ kết hợp màn hình tần số quét lên tới 120Hz, sẽ thật phí phạm nếu không “táy máy” Lenovo Slim 7 Pro X với một vài tựa game. Thử nghiệm các game Esports như CS:GO, VALORANT hay Liên Minh Huyền Thoại, người viết thấy rằng sẽ tốt hơn nếu chúng ta vận hành các game này ở độ phân giải Full HD+ thay vì 3K như mặc định, cốt để đảm bảo FPS sẽ ở mức tối ưu nhất.
Một điều nữa khiến đây trở thành chiếc máy giải trí hiệu quả chính là sự có mặt của MUX Switch, thứ sẽ khoán toàn bộ nhiệm vụ xuất hình qua card rời để tối đa hóa lượng khung hình trước mắt người dùng. Thông qua tính năng NVIDIA Optimus thì tùy từng tác vụ được dùng, máy sẽ giao nhiệm vụ cho card rời hoặc card onboard để đảm bảo về thời lượng pin hoặc hiệu năng sử dụng.
Chuyển qua một vài tựa game AAA, RTX 3050 4GB trên Slim 7 Pro X thể hiện ở mức tạm ổn. Về Marvel’s Spider-Man Remastered, game chạy mượt trên máy ở High Settings ngay cả với độ phân giải mặc định là 3K, FPS dao động từ 55 - 60 FPS khi đu tơ và chiến đấu. Còn về Cyberpunk 2077 thì vẫn với thiết lập đó, nhưng chúng ta sẽ cần điều chỉnh độ phân giải về Full HD+ để có trải nghiệm 40 - 50 FPS.
Nếu muốn trải nghiệm thêm cả Ray Tracing, người dùng sẽ cần dùng tới các thuật toán như NVIDIA DLSS hay AMD FSR 2.1. Hầu hết các game hiện nay đều đã có các tùy chọn này, giúp FPS được cải thiện đáng kể. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên kỳ vọng quá nhiều về Ray Tracing trên Slim 7 Pro X, vì đôi lúc điều này sẽ khiến phần cứng máy bị quá tải gây ra hiện tượng giật khựng không đáng có.
Tất cả những bài test hiệu năng kể trên đều được người viết thực hiện với driver Studio trên RTX 3050 4GB, cũng là driver mặc định mà hãng cài đặt. Nếu là người cần ưu tiên hiệu năng khi chơi game thì bạn có thể đổi sang driver GameReady, còn nếu không thì driver Studio trên RTX 3050 4GB vẫn là rất đủ đầy, mà còn có thể sẵn sàng phục vụ người dùng làm việc bất kỳ lúc nào.
Về nhiệt độ thì theo người viết có test, phần cứng của máy trung bình sẽ đạt khoảng 85 độ C khi phải chạy nặng. Đây là một con số ở mức chấp nhận được cho một sản phẩm mỏng nhẹ như Slim 7 Pro X, tuy nhiên phần nhiệt tỏa ra cũng sẽ lan một chút lên bàn phím máy, tùy người mà cảm giác khó chịu sẽ là nhiều hay ít.
Về các thành phần khác, 16GB RAM LPDDR5 cùng tới 1TB SSD lưu trữ hẳn là ước mơ của rất nhiều người dùng ultrabook hiện tại. Lúc này Lenovo Slim 7 Pro X sẽ có thể trở thành chiến thần đa nhiệm, ông hoàng lưu trữ để đáp ứng hầu hết các loại nhu cầu. Đáng tiếc rằng, khả năng nâng cấp của sản phẩm này lại có phần hạn chế, khi RAM sẽ là hàn chết và chỉ có SSD là cơi nới được thêm.
Thời lượng pin Lenovo Slim 7 Pro X
Về thời lượng pin, Lenovo Slim 7 Pro X sẽ cho người dùng khoảng 4h sử dụng, với độ sáng 50% cùng các tác vụ văn phòng cơ bản. Đây là thời lượng tạm ổn vì dù sao, chiếc máy này cũng đang gánh phần cứng không hề yếu với chip mạnh cùng card rời.
Trong phần mềm Lenovo Vantage, chúng ta cũng có thể điều chỉnh ở mục GPU Working Mode sang chế độ iGPU Only. Điều này sẽ giúp việc xuất hình của máy chỉ sử dụng GPU đi kèm chip, giúp máy có thể trụ lâu hơn và cũng đảm bảo yên tĩnh.
Tạm kết
Về cơ bản, đó là những gì Chúng tôi muốn chia sẻ về Lenovo Slim 7 Pro X, chiếc laptop văn hoa mà nói thì đang sở hữu tiềm năng vô hạn bên trong thân hình nhỏ gọn. Vẫn biết rằng bài viết này đã có khá nhiều lời khen dành cho sản phẩm, nhưng cũng khó để có thể không nói ra, khi Lenovo đã xử lý khá tốt gần như mọi thứ, biến đây trở thành bạn đồng hành lý tưởng với đối tượng sáng tạo nội dung bán chuyên.
Và để có thể mua được sản phẩm Lenovo Slim 7 Pro X với mức giá tốt nhất cùng hậu mãi chu đáo, đừng ngần ngại ghé qua các chi nhánh Dạo Bước Công Nghệ của trên toàn quốc. Bên cạnh đó vẫn còn cực nhiều các mẫu laptop Lenovo mỏng nhẹ hiệu năng toàn diện khác như: , , , , ,...
Xem thêm: