Cuộc chạy đua vũ trang AI căng thẳng: Mỹ có đang hụt hơi so với Trung Quốc?

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Cuộc chạy đua vũ trang AI căng thẳng: Mỹ có đang hụt hơi so với Trung Quốc?
Hình ảnh rao vặt

Cuộc chạy đua vũ trang AI căng thẳng: Mỹ có đang hụt hơi so với Trung Quốc?

Hiện tại, cuộc chạy đua vũ trang với sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo ngày một nóng với MỹTrung Quốc dẫn đầu. Tuy nhiên, Mỹ dù dẫn đầu về mặt công nghệ và nghiên cứu, lại có vẻ hụt hơi so với Trung Quốc trong cuộc chạy đua này.

Trong bối cảnh địa chính trị toàn cầu ngày càng phức tạp, vai trò của trí tuệ nhân tạo (AI) trong chiến tranh không chỉ dừng lại ở việc sở hữu các vũ khí tự động tiên tiến mà còn nằm ở khả năng ra quyết định nhanh chóng và chính xác hơn đối thủ. Cuộc chạy đua giữa Mỹ và Trung Quốc trong việc phát triển và ứng dụng AI cho mục đích quân sự đang ngày càng căng thẳng, mở ra những thách thức và cơ hội mới trong tương lai.

Tháng 2 năm 2024, Google đưa ra thông báo rằng họ chính thức từ bỏ cam kết đứng ngoài việc phát triển AI cho vũ khí. Thông báo này của Google đánh dấu một bước ngoặt lớn trong việc các công ty công nghệ tư nhân tham gia vào lĩnh vực quân sự. Quyết định này không chỉ thúc đẩy việc phát triển vũ khí trí tuệ nhân tạo của Mỹ mà còn thể hiện rằng đây là một xu hướng tất yếu khi AI đang trở thành yếu tố chiến lược quan trọng trong các cuộc xung đột hiện đại. Rất nhiều công ty khác của Mỹ đang theo đuổi xu thế này, nổi bật trong đó là Scale AI, Palantir Technologies, Anduril Industries, và Shield AI.


Palantir là một trong những công ty quân sự ứng dụng AI để hỗ trợ lĩnh vực quốc phòng

Mỹ hiện đang chi tiêu rất lớn cho quốc phòng với ngân sách quốc phòng năm 2024 đạt 1,3 nghìn tỷ đô la, trong đó riêng Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) chiếm 825 tỷ đô. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng không đứng ngoài xu thế này khi họ có những bước tiến nhanh chóng nhờ chiến lược quân sự-dân sự hợp nhất. Ngân sách quốc phòng chính thức của Trung Quốc được báo cáo là 232 tỷ USD, nhưng các ước tính điều chỉnh theo sức mua thực tế (PPP) cho thấy con số thực tế có thể lên đến 541 tỷ USD – một phần đáng kể được dành cho phát triển AI quân sự. Điều này khiến Mỹ và Trung Quốc bị cuốn vào một cuộc đua vũ trang đầy khốc liệt mới: quân sự với AI. Trong cuộc chiến này, Trung Quốc – với chiến lược rõ ràng cùng khả năng triển khai nhanh chóng – đang thể hiện ưu thế trên nhiều mặt trận.

Vừa rồi, Trung Quốc đã có những phản ứng căng thẳng với các mức thuế từ Mỹ và khẳng định rằng họ sẵn sàng đối đầu trong bất kỳ loại hình chiến tranh nào và sẽ chiến đấu đến cùng. Phản ứng từ Trung Quốc phản ánh một nhận thức rộng hơn về chiến tranh ở thời điểm hiện tại. Điều này bao gồm khả năng thống trị thông tin và chiến tranh mạng khi việc kiểm soát luồng thông tin và an ninh mạng trở thành yếu tố sống còn trong các cuộc xung đột hiện đại. Bên cạnh đó, chiến lược kinh tế cũng được xem là một hình thức chiến tranh mới, khi các biện pháp kinh tế được sử dụng để làm suy yếu đối thủ. Nga – đồng minh của Trung Quốc – cũng tập trung sử dụng AI để vô hiệu hóa hệ thống chỉ huy và kiểm soát của đối thủ thay vì triển khai vũ khí tự động, cho thấy một chiến lược linh hoạt hơn trong việc sử dụng AI trong chiến tranh.


Nói về cuộc vũ trang AI, quân đội Trung Quốc đã đầu tư mạnh mẽ vào việc phát triển AI cho các hệ thống quân sự, từ vũ khí tự động đến hệ thống hỗ trợ ra quyết định. Đồng thời, quốc gia này tích hợp AI một cách nhanh chóng vào các ngành công nghiệp liên quan đến quốc phòng, tối ưu hóa các thủ tục hành chính phức tạp – vốn là điểm vượt trội hơn so với Mỹ. Một báo cáo năm 2023 nhấn mạnh rằng Trung Quốc tập trung vào việc xử lý dữ liệu nhanh hơn để khai thác điểm yếu của đối thủ, đặc biệt là Mỹ. Ngoài ra, Trung Quốc đã trình diễn các công nghệ tiên tiến như chó robot và vũ khí tự động sớm hơn Mỹ, thể hiện sự vượt trội trong nghiên cứu và phát triển.


Trung Quốc cũng không đứng ngoài cuộc đua này khi phát triển mạnh mẽ các loại vũ khí. Trên hình là chó robot trong quân sự mà Trung Quốc trình diễn

Trung Quốc cũng đã chi khoảng 45,8 tỷ USD cho nghiên cứu và phát triển (R&D) quân sự vào năm 2022 – một con số đáng kể nhưng vẫn thấp hơn so với Mỹ. Tuy nhiên, nhờ mô hình quản lý tập trung và tốc độ triển khai nhanh chóng, họ đã thu hẹp khoảng cách đáng kể.

Trong khi đó, Mỹ dù dẫn đầu về nghiên cứu AI nhưng lại chậm chân trong việc triển khai trí tuệ nhân tạo trong quốc phòng vì phụ thuộc vào các công ty tư nhân như Google và Palantir. Nguyên nhân cơ bản là các công ty này phải cân nhắc giữa lợi ích tài chính và trách nhiệm đạo đức, phản ứng của nhân viên hay công chúng. Điều này là nguyên nhân làm chậm quá trình áp dụng AI vào lĩnh vực quân sự. Thêm vào đó, các thủ tục hành chính phức tạp cũng là một rào cản lớn, hạn chế khả năng cạnh tranh của Mỹ trong cuộc đua AI quân sự.


Về vũ khí tự động, cả Mỹ và Trung Quốc đang thử nghiệm các nền tảng robot, drone, và chó robot tích hợp AI. Ngoài ra, Mỹ đang phát triển hệ thống súng máy tự động "Bullfrog," trong khi Trung Quốc đã trình diễn các công nghệ tương tự từ sớm .


View attachment 8196948
Mỹ Trung đang là hai cực trong cuộc đua vũ trang AI, nhưng Mỹ có vẻ đang hụt hơi so với Trung Quốc

Trong lĩnh vực ra quyết định, các hệ thống hỗ trợ ra quyết định dựa trên AI (DSS) đang được ứng dụng để tăng tốc độ và độ chính xác trong việc xây dựng chiến lược. Khả năng xử lý thông tin nhanh và chính xác của AI giúp các chỉ huy quân sự đưa ra quyết định hiệu quả hơn trên chiến trường. Một bài viết gần đây mà mod bs9sw chia sẻ thì hệ thống trí tuệ nhân tạo mà Trung Quốc phát triển cũng đã đánh bại phi công con người khi không chiến, cho thấy sự phát triển cùng khả năng vượt trội của Trung Quốc trong cuộc chạy đua này

Ở mặt trận chiến tranh mạng, AI đang được sử dụng để tăng cường cả tấn công và phòng thủ. Trung Quốc tập trung vào các hoạt động gián điệp và phá hoại hệ thống mạng của đối thủ, trong khi Mỹ chú trọng vào việc bảo vệ các cơ sở hạ tầng quan trọng trước các mối đe dọa từ không gian mạng.


Dĩ nhiên, việc phát triển các hệ thống quân sự, quốc phòng tích hợp AI cũng để lại những hệ quả nhất định về đạo đức. Sự kiện vụ tấn công bằng drone tự động ở Libya năm 2020 đã dấy lên nhiều lo ngại về việc giám sát con người đối với chiến tranh do AI điều khiển. Ngoài ra, một vấn đề khác là đạo đức sẽ trở nên phức tạp khi các hệ thống tự động đưa ra quyết định sống chết mà không có sự can thiệp của con người. Cả Mỹ và Trung Quốc đều đối mặt với nguy cơ từ các cuộc tấn công mạng và những thách thức trong việc kiểm soát hạ tầng kỹ thuật số.

Bên cạnh đó, Trung Quốc cũng đang tận dụng việc cung cấp các giải pháp AI giá rẻ cho các thị trường mới nổi như một chiến lược để tăng cường ảnh hưởng địa chính trị. Trong khi đó, Mỹ gặp khó khăn trong việc triển khai do quy định nghiêm ngặt và các vấn đề về tiến trình. Điều này làm tăng nguy cơ Mỹ mất đi lợi thế trong cuộc cạnh tranh AI toàn cầu, mặc dù vẫn đang đi đầu về việc nghiên cứu và công nghệ.
Nguồn:tinhte.vn/thread/cuoc-chay-dua-vu-trang-ai-cang-thang-my-co-dang-hut-hoi-so-voi-trung-quoc.3969042/
💬 bình luận

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn