I. Công nghệ thực tế ảo VR và công nghệ AR
Trong những năm trở lại đây, công nghệ thực tế ảo VR cùng thực tế ảo tăng cường AR đã và đang có những bước tiến nhảy vọt về công nghệ nhờ hàng loạt các ông lớn trong ngành đang nhảy vào ganh đua thị phần với nhau như Google, Apple, Samsung, HTC, PlayStation,...
Chỉ cần lướt một lúc trên các trang mạng xã hội, mình đã dễ dàng thấy những mẫu tin về các ông lớn lần lượt cho ra mắt những mẫu kính thực tế ảo mới, xịn sò và không ngừng được cải tiến.
Điển hình như việc Meta thông báo ra mắt sản phẩm , phiên bản tiếp nối của Meta Quest 2 hay việc Oppo tiến hành gia nhập thị trường kính thực tế hỗn hợp với mẫu MR Glass Developer Edition. Và đặc biệt nhất chính là sự đầu tư mạnh mẽ vào sản phẩm Apple Vision Pro đến từ nhá Táo khuyết Apple.
1. Công nghệ thực tế ảo VR
Công nghệ thực tế ảo VR là gì?
Công nghệ thực tế ảo (Virtual Reality), là công nghệ sử dụng máy tính để tạo ra một môi trường ảo, mô phỏng lại cảnh vật, đối tượng y như thật. Môi trường này cho phép con người tương tác, khám phá cũng như cảm nhận mọi thứ xung quanh một cách tương tự với môi trường thực tế nhất có thể thông qua các công cụ hỗ trợ đặc biệt.
Mình cũng khá bất ngờ khi tìm hiểu được VR không phải là một phát minh mới ra mắt mà ngay từ năm 1935 đã được một tiểu thuyết gia có tên Stanley Weinbaum xây dựng đưa vào trong mẫu chuyện của mình. Tuy nhiên cho đến thời điểm hiện tại công nghệ thực tế ảo VR mới thực sự được phổ biến rộng rãi nhờ vào sự phát triển của khoa học máy tính.
Có thể đối với một số người, công nghệ thực tế ảo VR là một thuật ngữ mới hoàn toàn xa lạ. Nhưng với những tín đồ yêu thích thể loại khoa học viễn tưởng như mình, nó lại là một đề tài hoàn toàn quen thuộc. Có đầy rẫy các tác phẩm phim về công nghệ thực tế ảo VR trên thị trường như: Sword Art Online, Brainstorm, The Matrix hay loạt game Assassin's Creed nổi tiếng.
Thiết bị hỗ trợ
Công nghệ thực tế ảo có khá nhiều các công cụ hỗ trợ với từng mục đích khác nhau. Thông thường thấy nhất là những chiếc được thiết kế dựa trên công nghệ VR với khả năng tái hiện, mô phỏng lại không gian ảo trước mắt người dùng.
Tùy vào giá thành, chủng loại bạn còn có thể điều khiển, tương tác với các vật thể trong thế giới ảo qua bộ điều khiển được thiết kế riêng.
Theo như mình tìm hiểu được, trên thị trường hiện nay sẽ phân ra hai loại kính VR chính gồm:
- Standalone - Kính hoạt động độc lập: Có bộ xử lý riêng với khả năng hoạt động độc lập tương tự 1 chiếc Smartphone.
- Tethered - Kính cần kết nối với một thiết bị khác: Cần phụ thuộc vào các thiết bị ngoại vi như điện thoại, máy tính hoặc máy chơi game. Theo cách hiểu của mình, chiếc kính sẽ đóng vai trò tựa một chiếc màn hình trình chiếu và thiết bị cá nhân đóng vai trò xử lý thông tin.
2. Công nghệ AR
Công nghệ AR là gì?
Công nghệ AR (Augmented Reality) được dịch sang tiếng việt là công nghệ thực tế ảo tăng cường. Với công nghệ này, cảnh vật xung quanh bạn sẽ vẫn là thế giới thực nhưng sẽ xuất hiện thêm các chi tiết ảo hóa khác được thêm vào bởi máy tính.
Khác với VR mô phỏng một không gian ảo, AR sẽ tập trung vào việc kết hợp giữa thế giới thực cùng với các chi tiết ảo được mô phỏng. Công nghệ này có thể giúp người dùng tương tác với nội dung ảo ngay trong đời thật, thậm chí có thể phủ một lớp hình ảnh ảo ghi đè lên trên ảnh thật.
Mình có thể lấy ví dụ tiêu biểu nhất về công nghệ AR này chính là tựa game Pokemon Go đã từng rầm rộ trên thị trường. Thông qua camera của điện thoại, các Pokemon sẽ xuất hiện trên màn hình và chúng ta hoàn toàn có thể tương tác với chúng.
Thiết bị hỗ trợ
Tương tự như VR, công nghệ AR cũng có thể sử dụng thông qua các thiết bị chuyên dụng. Tuy nhiên khác với các loại kính VR khá cồng kềnh, kính AR dường như cực kỳ nhỏ gọn không khác gì một chiếc kính bình thường.
Ngoài kính ra, ta còn có thể sử dụng smartphone hoặc máy tính để trải nghiệm công nghệ thực tế ảo tăng cường. Tuy nhiên, không phải bất cứ thiết bị smartphone hay thiết bị điện tử nào nào cũng hỗ trợ công nghệ AR bởi nó còn yêu cầu thiết bị của bạn phải có khả năng nhận biết vật thể, mô tả về hình dạng cũng như vị trí của chúng trong không gian 3 chiều.
3. Phân biệt giữa công nghệ AR và VR
Dù có tên gần tương tự nhau, AR cùng VR vẫn là hai công nghệ khác nhau và mang thiên hướng hỗ trợ lẫn nhau. Vậy, làm sao để phân biệt giữa AR và VR? Mình sẽ liệt kê ra một số đặc điểm cơ bản nhất:
Với công nghệ thực tế ảo VR:
Thế giới ảo được mô phỏng
VR thông qua các thiết bị như mũ, kính thực tế ảo kết hợp cùng tay cầm để tương tác.
Ứng dụng đặc biệt nhiều trong giải trí, du lịch, giáo dục.
Với công nghệ thực tế ảo tăng cường AR:
Mô phỏng các chi tiết trên không gian thế giới thực
AR có thể sử dụng đa dạng các thiết bị điện tử như Smartphone, máy tính, kính AR để sử dụng.
Ứng dụng trong thiết kế, mua sắm, tiếp thị.
II. Ứng dụng thực tế của công nghệ thực tế ảo VR và công nghệ AR
1. Ứng dụng thực tế của công nghệ thực tế ảo VR
Giải trí
Điều được đông đảo người dùng cũng như bản thân mình mong đợi nhất về công nghệ thực tế ảo VR chính là giải trí. Với VR, việc chơi game không còn là ngồi một chỗ bấm nút nhàm chán nữa mà chúng ta, bản thân sẽ được nhập vai hoàn toàn vào nhân vật, đắm chìm vào thế giới ảo.
Thực sự mình cực kỳ thích chơi các thể loại game nhập vai và với sự phát triển của công nghệ thực tế ảo, người chơi lúc này mới thực sự nhập vai hoàn toàn vào nhân vật.
Giáo dục
Giáo dục những mầm non tương lai của đất nước luôn cần những phương pháp tốt nhất đúng không nào. Với công nghệ VR, học sinh sẽ được tham gia vào những sự kiện lịch sử, nhìn thấy được cách mà máy móc được vận hành cũng như thế giới sinh vật kỳ thú ở ngoài kia.
Y tế
Giờ đây, các buổi học, tập huấn, hướng dẫn của các y bác sĩ nổi tiếng dày dặn kinh nghiệm sẽ không còn quá khó tiếp cận với các y bác sĩ nữa nhờ khả năng mô phỏng hoàn toàn chân thật của những chiếc kính VR.
Các ca phẫu thuật sẽ được tái hiện lại hoàn toàn dưới tay nghề của một bác sĩ chuyên khoa dày dặn kinh nghiệm. Các y bác sĩ cũng sẽ được tự mình thử trải nghiệm cảm giác khi thực hiện những ca khó và nghiệm trọng.
Du lịch
Chỉ cần ngồi ở nhà cũng có thể đi du lịch khắp thế giới, còn điều gì tuyệt hơn thế nữa. Bạn có thể dễ dàng tham quan những địa điểm nổi tiếng trên thế giới mà không phải tốn bất cứ chi phí nào.
2. Ứng dụng của công nghệ thực tế ảo tăng cường AR
Giải trí
Tất nhiên không thể thiếu được yếu tố giải trí bởi công nghệ này đã từng được trình làng và đón nhận nồng nhiệt từ cả thế giới thông qua tựa game Pokemon Go. Ngoài ra, còn hàng loạt các tựa game AR thú vị khác như: Jurassic World Alive, Jurassic World Alive, Angry Birds AR: Isle of Pigs,...
Tiếp thị và bán hàng
Không cần phải mua hàng về, chúng ta hoàn toàn có thể đặt thử các trang bị nội thất vào không gian căn nhà. Hoặc hơn thế nữa, bạn có thể thử trước 7749 bộ trang phục được bày bán trên cửa hàng ngay tại nhà để lựa chọn ra outfit phù hợp nhất
Giáo dục
Với AR, những động vật, kiến trúc, dạng hình học sẽ được mô phỏng 3D hoàn toàn trước mắt giúp học sinh dễ dàng liên tưởng đến bài học của mình.
Kiến trúc và Xây dựng
Ứng dụng của AR quan trọng nhất phải kể đến chính là mảng kiến trúc và xây dựng. Người dùng có thể mô phỏng bản thiết kế hoàn thiện căn nhà ra vị trí thực tiễn giúp nhà thầu và nhà đầu tư có thẻ dễ dàng mường tượng ra kết quả mà họ sẽ nhận được dựa trên bản thiết kế này.
Công nghệ AR và VR đã và đang góp một phần công không thể thiếu đến với sự phát triển của xã hội loài người. Với tiềm năng của chúng, tương lai sẽ là một viễn cảnh cực kỳ đáng mong đợi. Hy vọng vào một ngày không xa, những công nghệ tiện lợi này sẽ được phổ biến rộng rãi và ứng dụng đa dạng đến khắp các ngành nghề.
Xem thêm:
Hướng dẫn chi tiết
Hướng dẫn phù hợp nhất
Liệu ? Lưu ý khi mang
Tổng hợp bạn nên biết
sau hơn 1 năm sử dụng