Asus ROG Zephyrus G15 có thật sự đáng mua?
Ưu điểm của ROG Zephyrus G15
Nhược điểm
Review ROG Zephyrus G15: Thiết kế cá tính, đậm tính thời thượng
Không đi theo lối thiết kế thường thấy trên những mẫu laptop gaming thông thường. mang trong mình phong cách thiết kế đơn giản, hiện đại nhưng vẫn có nét cá tính riêng. Có lẽ, điểm khiến nhiều người ấn tượng nhất về thiết kế của máy là phần mặt lưng. Lúc này, máy sẽ không được tích hợp logo và cũng chẳng có LED Anime Matrix ở phần nắp máy. Thay vào đó, hãng lại làm hiệu ứng “bảy sắc cầu vồng” khi có ánh sáng chiếu vào. Nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy, hệ thống tản nhiệt của máy được làm lại trông ngầu hơn hẳn.
Phần bản lề của máy sử dụng là dạng ErgoLift. Phần đế sẽ được nâng lên một góc nhỏ và cho khả năng gập mở 180 độ. Ngoài ra, để duy trì độ chắc chắn trong suốt thời gian dài sử dụng. Máy đã được hãng hoàn thiện từ chất liệu hợp kim nhôm và magie cho độ bền bỉ cao. Do phần giao diện có phần đơn giản và không quá hầm hố nên các thông số vật lý của máy cũng được tối ưu hơn nhiều. Trọng lượng của máy 1.9kg và kích thước lần lượt là 355mm x 243mm x 19.9mm. Với những thông số có phần lý tưởng này giúp người dùng có thể mang vác một cách tiện lợi hơn.
Sắc nét trên từng khung hình
Asus ROG Zephyrus G15 sở hữu màn hình IPS kích thước 15.6 inch độ phân giải 2K (2560x1440 pixels). Tỷ lệ màn 16:9, có độ phủ màu 100% DCI-P3, 100% sRGB và 85% Adobe RGB. Đạt chuẩn Pantone về độ chính xác màu sắc và hiển thị hình ảnh sắc nét đến từng chi tiết. Máy còn được hỗ trợ thêm công nghệ Adaptive-Sync, tần số quét 165Hz, tốc độ phản hồi 3ms. Do đó, người dùng sẽ có được trải nghiệm hình ảnh mượt mà, cực kỳ cần thiết khi chơi các tựa game tốc độ.
Ngoài ra, chiếc laptop gaming này còn có thể phục vụ tốt các nhu cầu sử dụng để làm các công việc chuyên môn: thiết kế đồ họa, kiến trúc, chỉnh sửa ảnh/video. Một điểm cộng là viền màn hình của ASUS ROG Zephyrus G15 GA503 cũng được thiết kế mỏng hơn giúp tối ưu hóa trải nghiệm thị giác của người dùng. Tuy nhiên, thật đáng tiếc khi máy lại không được trang bị cụm webcam. Xét về sâu xa, đây là điều khá bất tiện khi xu hướng “Work From Home” đang dần lên ngôi.
Trải nghiệm bàn phím và touchpad ROG Zephyrus G15
Bàn phím trên ROG Zephyrus G15 2021 cho trải nghiệm đủ dùng, đủ xài, không có gì quá đặc biệt để chúng ta phải “trầm trồ”. Tuy nhiên sự ổn định trong từng thao tác phím, layout phím hợp lý là những điểm cộng giúp người dùng có được cảm giác gõ tốt hơn.
Nếu thao tác phím của máy chỉ dừng lại ở mức vừa đủ thì phần touchpad lại được nâng cấp đáng kể. Phần touchpad của ROG Zephyrus G15 cũng được thiết kế rộng hơn 20% so với trước thế hệ tiền nhiệm. Điều này mang đến cho người dùng không gian rộng rãi, thoải mái hơn khi thao tác. Cũng như có được cái nhìn cân đối hơn và hài hòa hơn nhiều. Phần touchpad này cũng cho tốc độ phản hồi nhanh chóng, độ chính xác cao cùng độ trễ thấp.
Hiệu năng toàn diện, “gánh vác” mượt mà
So với phiên bản tiền nhiệm trước đó, hiệu năng của máy đã được hãng “thay máu” bằng tổ hợp phần cứng hàng đầu hiện nay. Cụ thể người dùng sẽ có hai tùy chọn là AMD Ryzen 7 5800HS và Ryzen 9 5900HS. Ở phiên bản AMD Ryzen 9 5900HS (8 nhân/16 luồng), được tích hợp sẵn 16GB RAM DDR4 bus 3200MHz và 512GB SSD.
Đáng nói hơn nữa khi máy được trang bị đa dạng các tùy chọn card đồ họa bao gồm: NVIDIA GeForce RTX 3050, RTX 3050Ti, RTX 3060, RTX 3070 và RTX 3080. Nói chung, máy có thể dư sức xử lý mọi tác vụ mà không gặp bất kỳ khó khăn nào. Kể cả là Edit video, Photoshop hay chơi các con game AAA đình đám.
Bên cạnh đó, Asus ROG Zephyrus G15 còn có công nghệ Dynamic Boost 2.0 và công nghệ AI. Hiểu nôm na, đây là những công nghệ này giúp máy cân bằng tốt hiệu suất giữa các thành phần linh kiện bên trong. Hạn chế tối đa hiện tượng “nghẽn cổ chai” và quản lý năng lượng hiệu quả hơn. Nhờ đó, ROG Zephyrus G15 có thể đạt hiệu suất tốt khi “chiến” game hay làm đồ họa chuyên nghiệp.
Nhiệt độ tối ưu của ROG Zephyrus G15
Về nhiệt độ, qua quá trình kiểm tra hiệu năng của máy Chúng tôi ghi nhận được nhiệt độ của CPU trung bình vào khoảng 70 - 75 độ C và GPU là khoảng 78 - 80 độ C. Đây đều là mức nhiệt độ rất mát mẻ với con chip 8 nhân chạy Turbo.
Còn khi qua chơi game liên tục 6 tựa game trong khoảng 2 tiếng. Nhiệt độ của cả CPU và GPU đều vào khoảng 82 - 85 độ C mà thôi không cao hơn thêm, mức xung nhịp của CPU có tăng lên 3.3 - 3.4GHz. Hệ thống sẽ ưu tiên đẩy xung của GPU lên cao hơn, đồng thời giảm bớt điện áp vào CPU để khiến nó mát hơn. Từ đó ưu tiên tản nhiệt cho GPU nhiều hơn thay vì duy trì điện áp cho cả hai. Ngoài ra, đỡ bị “bóp hiệu năng” thì anh em có thể chuyển qua chế độ Performance. Lúc này, mức FPS bị hụt đi không nhiều mà nhiệt độ chỉ vào khoảng 75 - 77 độ.
Các cổng kết nối trên Asus ROG Zephyrus G15
Vốn thuộc dòng laptop gaming cao cấp nên các cổng kết nối trên Asus ROG Zephyrus G15 tỏ ra là “không hề thiếu thốn”. Hãng đã tích hợp trên máy các cổng kết nối bao gồm: một cổng HDMI 2.0b, hai cổng USB 3.2 Gen 2 Type-A, hai cổng USB 3.2 Gen 2 Type-C (DisplayPort/power delivery/G-SYNC), cổng LAN RJ45, khe cắm thẻ Micro SD.
Ai là người phù hợp với Asus ROG Zephyrus G15?
Tóm gọn lại, Asus ROG Zephyrus G15 GA503 là một trong không nhiều những mẫu laptop gaming hội tụ cho mình đầy đủ những yếu tố từ thiết kế đẹp mắt, tính cơ động, màn hình đẹp cho đến hiệu năng tối ưu. Do đó, đây sẽ là sự lựa chọn vô cùng tuyệt vời cho những game thủ muốn trải nghiệm những trận chiến hoàn hảo trên những mẫu laptop gaming nhưng lại mong muốn tính cơ động cao trong quá trình di chuyển. Ngoài ra, máy cũng có thể đáp ứng tốt cho những người dùng làm đồ họa 2D, 3D.
Hy vọng những đánh giá Asus ROG Zephyrus G15 của Chúng tôi có thể mang lại cho độc giả nhiều thông tin hữu ích. Đừng quên tham khảo ROG Zephyrus G15 2021 giá vô cùng hấp dẫn .