Trong suốt thời gian dài, việc phải đợi một nửa ngày để tắt máy tính sau khi lỡ ấn nhầm “Update and Restart?” để cập nhật hệ điều hành đã khiến bạn căm phẫn. Cuối cùng, Microsoft đã lắng nghe ý kiến của người dùng và giới thiệu tính năng Hot Patching của Windows để chấm dứt vấn đề này.
Người dùng không cần restart PC khi update Windows nữa
Một trong những vấn đề mà người dùng Windows thường gặp phải là việc các cập nhật Windows có thể làm gián đoạn quá trình làm việc hoặc giải trí của họ. Mỗi khi có cập nhật, người dùng phải restart máy tính và chờ đợi một thời gian khá dài. Điều đáng buồn hơn là tần suất cập nhật này xảy ra ít nhất mỗi tháng một lần, do Microsoft thường tung ra các bản cập nhật bảo mật cho hệ điều hành Windows.
Công ty đang thử nghiệm phương pháp cập nhật mới có tên là “bản vá nóng” (Hot Patching) cho máy tính chạy Windows 11, khẳng định sự tiến bộ trong công nghệ. Hiện tính năng này đã được tích hợp trên một số phiên bản Windows Server và Xbox, và dường như Microsoft định sẵn sàng đưa Hot Patching lên tất cả các thiết bị sử dụng hệ điều hành Windows 11 trong tương lai.
Việc cập nhật Windows mà không cần khởi động lại là một tính năng tuyệt vời giúp bản cập nhật trở nên nhẹ nhàng hơn. Quá trình cài đặt bản cập nhật Windows thường chỉ mất vài phút tùy thuộc vào hệ thống. Hot Patching cũng giúp giảm bớt sự bất tiện cho người dùng khi họ không muốn bị gián đoạn trong công việc quan trọng của mình.
Sự chờ đợi khi update Windows khiến nhiều người khó chịu
Hot Patching dùng như thế nào?
Theo Microsoft, tính năng Hot Patching hoạt động bằng cách vá mã trong bộ nhớ của các tiến trình đang chạy mà không cần phải khởi động lại tiến trình đó. Microsoft dự định áp dụng tính năng này trên Windows 11 để cung cấp các bản cập nhật bảo mật hàng tháng mà không yêu cầu người dùng khởi động lại PC. Tuy nhiên, không phải lúc nào bạn cũng sẽ không cần khởi động lại để cập nhật Windows. Vẫn sẽ có các bản cập nhật cơ bản yêu cầu khởi động lại máy một vài lần một tháng mà không thể thực hiện được bằng Hot Patching.
Trong một lý tưởng hoàn hảo, máy tính chỉ cần khởi động lại để cập nhật bảo mật vào tháng 1, tháng 4, tháng 7 và tháng 10. Các bản cập nhật khác sẽ được thực hiện thông qua Hot Patching mà không cần khởi động lại. Tuy nhiên, Microsoft có thể phát hành các bản cập nhật khẩn cấp hoặc sửa lỗi bất kỳ lúc nào mà vẫn đòi hỏi khởi động lại máy tính.
Microsoft dự kiến sẽ phát hành Hot Patching vào cuối năm nay đồng thời với việc ra mắt Windows 11 phiên bản 24H2 trên các máy x86-64. Hỗ trợ Hot Patching cho thiết bị ARM64 được lên kế hoạch vào năm 2025, trừ khi có thay đổi bất ngờ. Hiện chưa rõ liệu Hot Patching sẽ hoạt động trên tất cả người dùng Windows 11 hay chỉ dành riêng cho các phiên bản thương mại như Windows 11 Enterprise, Education và Windows 365.
Thực tế, Hot Patching không phải là một công nghệ mới. Microsoft đã tích hợp tính năng này vào hệ điều hành Windows Server và bảng điều khiển Xbox từ trước.
Một điều quan trọng cần lưu ý với việc cập nhật Windows nhanh chóng mới là tính năng Bảo mật dựa trên ảo hóa (VBS) sẽ được kích hoạt. Nếu bạn là người chơi game, có thể bạn đã tắt tính năng này để tối ưu hiệu suất hệ thống, vì VBS được cho là có thể ảnh hưởng đến hiệu suất tổng của PC một chút.
Hot Patching sẽ có trên Windows 11 cuối năm
Trong tương lai, chúng ta sẽ tránh được việc phải chờ đợi Windows cập nhật lâu dài, giúp giảm thiểu sự không thoải mái và tăng cường trải nghiệm sử dụng máy tính. Mặc dù không loại bỏ hoàn toàn vấn đề này, nhưng với đa số người dùng, sự cải thiện này đã là một bước tiến lớn.
Viết bình luận