Intel Core Ultra 9 285K là một thành viên manh mẽ nhất trong dòng vi xử lý Intel Core Ultra (Series 2) hay còn được gọi là dòng Intel Core Ultra 200S hiện đại ghi dấu một bước chuyển mình cũng là sự thay đổi lớn nhất của Intel trong vòng hơn 10 năm trở lại đây khi từ tiến trình 10nm tự sản xuất đến tiến trình 3nm của TSMC cùng nhiều cái tiến sâu sắc bên trong.với dạng thiết kế kiến trúc 'tiled'. Liệu con CPU mạnh nhất trong năm 2024 này, Core Ultra 9 285K sẽ có màn thể hiện như thế nào?
Hãy cùng đánh giá Intel Core Ultra 9 285K chi tiết qua bài viết dưới đây.
Video đánh giá Intel Core Ultra 9 285K chi tiết
Công nghệ chính của kiến trúc Intel Arrow Lake "Core Ultra 200S" trên Intel Core Ultra 9 285K
Điểm đầu tiên cần nhắc đến trên dòng sản phẩm vi xử lý này chính là tên gọi định danh. Chúng ta sẽ không có tên gọi Intel thế hệ thứ 15 như thông lệ trước đây nữa mà sẽ chuyển sang thương hiệu 'Core Ultra' đã được sử dụng cho dòng máy tính di động và thêm hậu tố 'S' để phân biệt dành cho máy tính để bàn.
Đồng thời để đánh dấu sự thay đổi - cải tiến tận dụng từ tiền nhiệm trước đây là dòng Intel Core Ultra (Series 1) có mặt trên thiết bị di động nên tên đầy đủ của dòng sản phẩm mới nhất Intel Core Ultra (Series 2) hoặc Intel Core Ultra 200S Series
Đồng thời ở thế hệ mới này thì Intel cũng sử dụng kiến trúc Arrow Lake tân tiến nhât đồng thời đánh dấu bước đột phá đầu tiên của Intel áp dụng cho dòng máy tính để bàn khi các chức năng tính toán và I/O khác nhau được tách ra thành các die riêng của chúng và kết hợp lại trên một cụm trung tâm. Intel gọi kỹ thuật phân tách die của mình là kiến trúc 'tiled' nhưng nhiều đơn vị sản xuất khác cũng như nhiều người dùng đam mê công nghệ sẽ quen với thuật ngữ kiến trúc chiplet hơn.
Nhưng đặc biệt hơn sẽ có sự tham dự gia công sản xuất của đơn vị thứ 3 là TSMC
Đi sâu hơn vào cấu trúc nhân trong Tie CPU, đầu tiên và có thể nói là quan trọng nhất là ô Compute. Ô này được xây dựng dựa trên tiến trình TSMC N3B 3 nm. Nó chứa các lõi CPU. Tổ hợp lõi bao gồm tám lõi P và mười sáu lõi . Các lõi E được sắp xếp thành bốn cụm, mỗi cụm gồm 4 lõi. Tám lõi P và bốn cụm lõi E được sắp xếp dọc theo một kết nối vòng-bus và chia sẻ bộ nhớ đệm L3 có dung lượng là 36 MB.
Ô quan trọng tiếp theo là SoC. Ô này chiếm một vùng ở trung tâm của chip và được xây dựng trên tiến trình TSMC N6 6 nm và nó chứa bộ điều khiển bộ nhớ DDR5 kênh đôi, Physical Layer DDR5 và phức hợp gốc PCI-Express của bộ xử lý. Trong đó, nó có 20 làn PCIE 5.0, bao gồm 16 làn cho VGA và 4 làn cho khe SSD.
Cuối cùng thì là ô GPU, được xây dựng trên kiến trúc đồ họa Xe-LPG, thú vị ở chỗ đó chính là đây là thế cũ so với kiến trúc Xe2 trên iGPU trên thế hệ cùng thời của laptop, và nó được sản xuất trên tiến trình TSMC N5P 5 nm.
Media Engine của thế hệ này cung cấp khả năng tăng tốc phần cứng cho video lên đến 8K 60 Hz với HDR 10 bit, với các định dạng được hỗ trợ bao gồm VP9, AVC, HEVC, AV1 và SSC. Mã hóa tăng tốc phần cứng được hỗ trợ cho độ phân giải lên đến 8K @ 120 Hz với HDR 10 bit, với các định dạng được hỗ trợ bao gồm VP9, AVC, HEVC và AV1.
Điều quan trọng nhất đối với cá nhân mình đó chính là việc nó hỗ trợ AV1, nghĩa là thay vì như các thế hệ trước đây, AV1 chỉ support trên card đồ họa rời, thì giờ iGPU cũng đã hỗ trợ, từ đó trong một số tác vụ render video sẽ được đồng bộ AV1 trên cả 2 GPU, giúp cho Quicksync hoạt động hiệu quả hơn rất nhiều.
Một số lưu ý về kỹ thuật khi lắp đặt Intel Core Ultra 9 285K
Đối với dòng sản phẩm Intel Core Ultra (Series 2) hoặc Intel Core Ultra 200S Series sẽ sử dụng một socket hoàn toàn mới, khác biệt hoàn toàn dòng LGA 1700 ở dòng CPU thế hệ 12,13 và 14. Socket mới từ bây giờ trở đi sẽ là LGA 1851 và sẽ được giới thiệu đầu tiên trên bo mạch chủ dòng Chipset 800 Series mới.
Lưu ý khi tiến hành đánh giá thì việc lắp dặt các hệ thống tản nhiệt sẽ đều dùng chung được gông LGA 1851 và LGA 1700
Nền tảng này cung cấp tổng cộng 48 làn PCIe trong đó có 20 làn PCIe Gen 5.0 và chúng đến từ cả CPU và PCH. trong đó từ chipset Z890 PCH có tới 24 làn PCIe 4.0, tới 4 eSPI, tới 10 cổng USB 3.2 bao gồm 5 tùy chọn 20G, 10 10G và 10 5G, tới 14 liên kết USB 2.0 và tới 8 liên kết SATA II
Về việc hỗ trợ ram thì thời điểm hiện tại bo mạch chủ Z890 mới sẽ cung cấp khả năng lắp đặt chuẩn DDR5-6400 và tốc độ mở rộng hơn 8000 MT/s với tính năng XMP. Sẽ hỗ trợ DIMM lên đến 48 GB ở chế độ kênh đôi (dual channel) cho dung lượng lên đến 192 GB ở các loại UDIMM, CUDIMM, SODIMM và CSODIM
Thông số kỹ thuật của Intel Core Ultra 9 285K
Trong lần ra mắt này thì hãng intel đã công bố đồng thời năm mã vi xử lí với ba biến thể "K" và hai biến thể "KF" của đại diện mới nhất Intel Arrow Lake "Core Ultra 200S" cho các hệ thống máy tính để bàn với các mã lần lượt
- Intel Core Ultra 9 285K
- Intel Core Ultra 7 265K
- Intel Core Ultra 7 265KF
- Intel Core Ultra 5 245K
- Intel Core Ultra 5 245KF
Trong đó Intel Core Ultra 9 285K sẽ là đại điện manh mẽ nhất sở hữu đầy đủ nhất cải tiến kỹ thuật và công nghệ của Arrow Lake với có 8 P-Core dựa trên kiến trúc nhân Lion Cove và 16 nhân E-Core dựa trên kiến trúc nhân Skymont mang lại tổng 24 luồng và cung cấp 36 MB bộ nhớ đệm L3 và 40 MB bộ nhớ đệm L2 cho tổng cộng là 76 MB bộ nhớ đệm.
Vi xử lý sẽ hoạt động ở xung nhịp cơ bản là 3,7 GHz trên P-Core và 3,2 GHz trên E-Core trong khi xung nhịp tăng tối đa được giới thiệu là 5,7 GHz cho P-Core và 4,6 GHz cho E-Core. Mức tiêu thụ theo công bố của intel được đặt ở PL1 TDP là 125W và có MTP là 250W.
Cấu hình chi tiết đánh giá Intel Core Ultra 9 285K trong bài test
- Mainboard: Gigabyte Z890 Gaming X Wifi 7
- RAM: Gigabyte Aorus Memory DDR5 32GB(16x2) 5200
- SSD: Gigabyte Aorus Gen 4 500GB
- VGA: Gigabyte GeForce RTX 4080 SUPER GAMING OC 16G
- Nguồn: Gigabyte UD1300GM PG5
- Vỏ case: Gigabyte Aorus C500 Glass
- Tản nhiệt : Gigabyte Aorus Waterforce X 360
Đầu tiên, thì vấn đề của CPU Intel trong thế hệ tiền nhiệm, tức là đời 14 bị tình trạng quá nhiệt. Lý do theo cá nhân mình đó chính là việc những mẫu CPU thế hệ trước của Intel do sử dụng tiến trình 10nm vốn dĩ đã quá cũ kĩ nhưng cố tình nhét quá nhiều nhân vào trong một die CPU vốn không thay đổi kích thước tổng thể từ đời CPU Gen 12. Và để cứu vãn thế cục, Intel đã quyết định thuê TSMC gia công, giống với việc mà đa số những hãng sản xuất như AMD, Apple hay kể cả Qualcomm.
Với việc chuyển thẳng trực tiếp từ 10nm về 3nm, không phải qua bước chuyển 6 và 7nm như AMD, thì có vẻ như hiệu năng trên mỗi W điện đã được cải thiện một cách vượt trội. Tuy nhiên thì không phải tất cả các thành phần trên CPU đều được sản xuất trên tiến trình 3nm này,chút nữa thì mình sẽ chia sẻ sau.
So sánh điểm số Cinebench R23 so với thế hệ tiền nhiệm và đối thủ
Với bài test quy chuẩn Cinebench R23, điểm số được cải thiện khoảng 4% so với thế hệ 14900K, nhưng vấn đề quan trọng nhất đó là TDP giảm từ 340W trên 14900K về chỉ còn 235W trên Ultra 9 285K.
Điện năng tiêu thụ của CPU
Nghĩa là điện năng tiêu thụ giảm hơn 100W chỉ tính riêng cho CPU, nhưng vẫn đảm bảo được việc tăng hiệu năng trên mỗi thế hệ. Kết quả này vẫn tương tự khi mình test với các bài test qui chuẩn trên 3D Mark, khoảng cách chênh lệnh hiệu năng so với thế hệ trước là vẫn có, tuy nhiên nó không đáng để bàn tới.
Xung nhịp của CPU
Được rồi, vậy thì đến yếu tố mà mình nghĩ rằng là sự thay đổi lớn nhất của Intel trong vòng 10 năm nay, đó chính là Intel đã chính thức loại bỏ đi công nghệ hyper threading, tức là từ giờ trở đi, CPU Intel sẽ không còn có khái niệm 4 nhân 8 luồng hay 8 nhân 16 luồng như trước kia nữa, mà bây giờ bao nhiêu nhân thì sẽ có bấy nhiêu luồng luôn.
Điểm số thông qua CPU-Z
Để giải thích cho điều này, thì có lý do có thể giải thích như sau: Nếu như bạn nhìn vào quá trình test Cinebench R23, Core Ultra 9 285K sẽ bao gồm 8 nhân Pcore và 16 Pcore, tuy nhiên thì xung nhịp của Ecore đã được đẩy lên rất cao, tối đa là 4.6 Ghz, với số lượng lên tới 16 nhân như vậy và xung nhịp tương đối cao, việc có Hyper Threading cũng có thể coi là điều không cần thiết, vì chúng ta vẫn có 8 nhân Pcore với xung nhịp 5.7 Ghz, tuy rằng thấp hơn 0.3 Ghz so với thế hệ 14900K.
Điểm số 3DMark CPU Profile
Về hiệu năng khi gaming, thì giống như những gì Intel đã công bố trong bài giới thiệu, thì không có nhiều sự thay đổi so với thế hệ trước, mà chủ yếu đến từ việc điện năng tiêu thụ giảm cực mạnh, giúp hạn chế tình trạng quá nhiệt và giảm tải gánh nặng cho CPU. Với một số tựa game 3A như CP7, xung nhịp tối đa đạt 5.7ghz và điện năng tiêu thụ loanh quanh mốc 120-140W điện, tất nhiên là ở độ phân giải FHD và setting High. Còn với các tựa game FPS, điển hình là CS2 thì điện năng tiêu thụ chỉ hơn 70W, xung Pcore tối đa 5.4ghz và Ecore đạt 4.6ghz ở độ phân giải FHD và setting low.
Hiệu năng và xung nhịp qua CyberPunk 2077 - Setting Low- FHD
Hiệu năng thông qua CS2 - Setting Low - FHD
Qua phần Đánh Giá Intel Core Ultra 9 285K cũng cho chúng ta thấy được phần nào những thay đổi nền tảng của dòng Intel Arrow Lake-S mang lại cải tiến đáng kể giúp tối ưu hóa hiệu suất và tiêu thụ năng lượng giúp cho người sử dung khai phá thêm sức mạnh của hệ thống máy tính khi dùng tác vụ nặng như gaming, đồ họa và xử lý đa nhiệm.
Nguồn: www.phucanh.vn/danh-gia-intel-core-ultra-9-285k-cuoc-cach-mang-lon-nhat-cua-doi-xanh-trong-vong-10-nam.html