Icon mặt cười là một biểu tượng cảm xúc phổ biến được sử dụng trong nhiều ngữ cảnh khác nhau, từ trò chuyện trực tuyến đến các phương tiện truyền thông xã hội. Tuy nhiên, icon này cũng thường bị nhiều người ghét bỏ, thậm chí coi là một biểu tượng của sự giả tạo và thiếu chân thành.Vậy tại sao icon mặt cười lại bị nhiều người ghét đến như vậy?
Đi tìm nguyên nhân vì sao icon mặt cười lại bị nhiều người dùng kỳ thị và ghét bỏ
Lùi một chút về quá khứ để tìm hiểu nguồn gốc của icon mặt cười thì emoji mặt cười (smiley) được tạo ra bởi Shigetaka Kurita, một nhân viên của công ty viễn thông Nhật Bản NTT Docomo vào cuối những năm 1990. Biểu tượng này có hình dạng một gương mặt với miệng nhoẻn cười, theo như Shigetaka thì icon này sẽ được sử dụng để thể hiện sự hạnh phúc của người dùng.
Vì có thiết kế nụ cười quá giả tạo nên icon "Smiley" đã bị nhiều người ghét bỏ và kỳ thị
Tuy nhiên, biểu tượng này lại bị nhiều người hiểu sai ý nghĩa. Thay vì thể hiện sự hạnh phúc, emoji mặt cười thường được sử dụng để thể hiện sự khinh miệt, nhạo báng, thậm chí là sự nguy hiểm, thâm độc. Theo trang Quarzt, biểu tượng này thường được sử dụng trong các ngữ cảnh châm biếm, mỉa mai, hoặc để thể hiện sự chế nhạo, sỉ nhục.
Trong một bài viết trên Zhihu, tác giả An Yong đã lý giải rằng biểu tượng mặt cười (smiley) thường được hiểu là một nụ cười vô cảm. Lý do là vì khi chúng ta cười thật lòng, các cơ trên khuôn mặt sẽ hoạt động dữ dội, bao gồm cả cơ mi mắt. Tuy nhiên, biểu tượng smiley chỉ có hai đường cong ở hai bên miệng, không có đường cong ở mắt. Điều này khiến cho biểu tượng trông giống như đang cố kìm nén nụ cười, hoặc thậm chí là một nụ cười giả tạo. Bài viết của tác giả An Yong đã thu hút được hơn 19.000 lượt thích.
Hướng dẫn sử dụng icon mặt cười đúng cách
Ánh mắt của biểu tượng smiley không thể hiện dấu hiệu của trạng thái cười, điều này khiến nhiều người cảm thấy khó chịu. Nếu thử sử dụng WeChat trên điện thoại, bạn sẽ thấy rằng biểu tượng smiley có thể được sử dụng để thể hiện nhiều cảm xúc tiêu cực, chẳng hạn như cảm giác tội lỗi, thất vọng, không đồng tình, giận dữ hoặc nhút nhát.
Do biểu tượng mặt cười thường bị hiểu sai là một nụ cười vô cảm, trang Quarzt khuyên người dùng nên sử dụng các emoji chân thành và đáng yêu hơn để thể hiện sự hạnh phúc.
Bảng xếp hạng các icon được sử dụng nhiều nhất vào năm 2017 và dĩ nhiên là không có icon mặt cười
Emoji là ký tự hình ảnh được sử dụng để diễn đạt cảm xúc của con người. Tuy nhiên, do cách thiết kế, đôi khi emoji có thể bị hiểu sai ý nghĩa. Chẳng hạn như emoji "high five" có thể bị hiểu là "pray", emoji "trái đào" có thể bị hiểu là "mô*g người". Vì vậy, người dùng cần cẩn trọng khi lựa chọn emoji để tránh gây hiểu lầm.
Emoji cũng có những giải thưởng xếp hạng riêng, giống như con người. Năm 2017, biểu tượng "cười ra nước mắt" đã vượt qua các đối thủ nặng ký khác để giành lấy vị trí emoji được yêu thích nhất. Xếp thứ hai và thứ ba lần lượt là "cục ph*n" và "gương mặt đăm chiêu".
:
Viết bình luận