Ngày 14.2.1946, tức 78 năm trước, chiếc máy tính đa năng đầu tiên trên thế giới được phát triển tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) và được đặt tên là ENIAC, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng của kỷ nguyên công nghệ máy tính.
So sánh với các máy tính hiện đại, ENIAC được biết đến là một máy tính khổng lồ với diện tích 150m2 và trọng lượng lên đến 27 tấn, sử dụng hàng ngàn bóng đèn, công tắc và các linh kiện điện tử khác. Với công suất tiêu thụ lên đến 140 kW, ENIAC có khả năng thực hiện 5.000 phép cộng mỗi giây.

Ban đầu, ENIAC được thiết kế để hỗ trợ cho Chiến tranh Thế giới 2. Tuy nhiên, do chiến tranh kết thúc trước khi máy hoàn thành nên sau đó nó đã được cải biên để phục vụ cho việc nghiên cứu về bom hydro.
Khi ENIAC xuất hiện, các báo đài thời điểm đó mô tả nó như "bộ não khổng lồ" vì tốc độ tính toán của máy này nhanh gấp nghìn lần so với máy cơ điện - một tiến bộ đáng kinh ngạc mà trước đó chưa có máy tính nào đạt được.

Sự kết hợp giữa khả năng toán học và lập trình trong lĩnh vực này đã khiến các nhà khoa học và nhà công nghiệp hết sức hứng thú vào thời điểm đó.
Trong thời đại hiện nay, khi nhắc đến lập trình viên, thường có xu hướng nghĩ đến nam giới. Tuy nhiên, thú vị đó là vị trí của lập trình viên thường được phụ nữ nắm giữ trong quá khứ. Sáu phụ nữ điều hành đại diện của "Đội nữ ENIAC" là nhóm phụ nữ đầu tiên trên thế giới tham gia vào việc phát triển chương trình máy tính.
Máy tính đầu tiên thế giới ra mắt cách đây 78 năm, có trọng lượng lên đến 27 tấn. (Ảnh: https://itcctv.s3.ap-southeast-1.amazonaws.com/blogs/SwoEcohySNjhH6lxdIhqpiV5DmTMLszntibRVYRT.jpg)