Nhưng có lẽ cũng cần nhớ rằng, mục tiêu là để AI làm tất cả công việc. Khi được phóng viên hỏi về điều đó, Besiroglu giải thích:
"Ngay cả trong kịch bản tiền lương có thể giảm, sự thịnh vượng kinh tế không chỉ được xác định bởi tiền lương. Con người thường nhận thu nhập từ các nguồn khác, chẳng hạn như chi phí cho thuê, cổ tức và phúc lợi của chính phủ."
Vì vậy, theo Besiroglu, có lẽ chúng ta đều kiếm sống từ chứng khoán hoặc bất động sản. Nếu không, luôn có phúc lợi, nếu AI đang nộp thuế.
Mặc dù tầm nhìn và nhiệm vụ của Besiroglu rõ ràng là cực đoan, nhưng vấn đề kỹ thuật mà anh muốn giải quyết lại hoàn toàn hợp lý. Nếu mỗi người lao động có một nhóm tác nhân cá nhân giúp họ sản xuất nhiều công việc hơn, sự dư thừa kinh tế có thể theo sau. Và Besiroglu chắc chắn đã đúng về ít nhất một điều: Trong năm đầu tiên của kỷ nguyên
nhân viên AI, chúng đều vận hành không được tốt cho lắm.
Anh đã nhấn mạnh rằng chúng không đáng tin cậy, không ghi nhớ được thông tin, gặp khó khăn trong việc hoàn thành các nhiệm vụ độc lập theo yêu cầu và
“không thể thực hiện các kế hoạch dài hạn mà không bị lạc đường.”
Tuy nhiên, Besiroglu cũng không đơn độc trong việc tìm cách khắc phục hiệu năng cho nhân sự AI. Vài công ty lớn như Salesforce và Microsoft đang xây dựng nền tảng trợ lý hay thậm chí là nhân sự AI. OpenAI cũng vậy. Và các startup về
trợ lý AI giờ đang mọc lên như nấm, từ các chuyên gia về nhiệm vụ chuyên biệt (bán hàng trực tiếp, phân tích tài chính) đến những AI làm việc trên dữ liệu đào tạo. Những đơn vị khác đang làm việc để nhân viên AI cũng được trả lương.
Theo TechCrunch