Đánh giá kỹ lưỡng Dell G7 7590: Liệu có thể coi là phiên bản mini của Alienware?

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Đánh giá kỹ lưỡng Dell G7 7590: Liệu có thể coi là phiên bản mini của Alienware?
Hình ảnh rao vặt

Đánh giá kỹ lưỡng Dell G7 7590: Liệu có thể coi là phiên bản mini của Alienware?

Với những sản phẩm Dell Gaming G5 hay G7, rất nhiều người thường ví von chúng như những chiếc “Alienware giá rẻ”. Nhưng với bản thân người viết, không nhiều trong số chúng có thể “xứng đáng” có được biệt danh này. Chất lượng build chưa tới, bản lề yếu, nhiệt độ cực nóng,... gần như mỗi sản phẩm Gaming G đều sở hữu ít nhất một trong những vấn đề kể trên. Chính vì vậy, chúng khó có thể bứt lên khỏi vẻ bề ngoài để thực sự tiến gần với phân khúc cao cấp của “Người ngoài hành tinh”. 

Tuy nhiên, với việc khắc phục không ít những điểm yếu, Dell G7 7590 đang cho thấy rằng: Mình đang gần với đích đến hơn nhiều những người anh em khác. Nhưng muốn đi hết con đường, bản thân nó sẽ còn phải được chỉnh sửa thêm nữa.  

Thiết kế: Hai mặt nhôm đáng giá

Về tổng thể, Dell G7 7590 vẫn sẽ thừa hưởng thiết kế thường thấy ở dòng G: To nạc, vuông vắn và có đôi chút nét để liên tưởng đến những chiếc “người ngoài hành tinh” Alienware (phần nhô ra ở sau mặt lưng). Đó cũng là lý do vì sao khi trên tay những chiếc , người viết thường nói vui chúng là những chiếc “Alienware giá rẻ”.  Các đường nét tạo sự nổi bật (các khe rãnh chạy song song bao quanh máy, bản lề nhựa bóng,...) cũng được giữ nguyên, chưa được đẹp nhưng ít nhất chúng cũng giúp máy thêm phần gaming hơn. 

Tuy vậy nếu thực sự nghiêm túc về biệt danh này, có lẽ đến giờ G7 7590 xứng đáng với nó hơn cả. Nếu như những chiếc máy G5 (hay thậm chí G7) vẫn còn dùng bộ vỏ toàn nhựa chưa xứng đáng mức giá tầm trung thì với 7590, nó đã thay thế mặt lưng và đáy máy bằng hợp kim nhôm chắc chắn. Với người viết, đây có thể xem là một sự cải thiện giá trị. Vừa đảm bảo tính thẩm mỹ, vừa giúp máy đỡ ọp ẹp hơn hẳn những phiên bản mặt nhựa trước kia (ví dụ như G7 7588).

Lớp sơn phủ ở mặt A cũng là điểm đáng khen trên G7. Với màu sắc đẹp, cảm giác sờ mịn và khó xước; đây cũng có thể xem là một yếu tố quan trọng để khiến thiết bị cao cấp hơn. 

Tuy nhiên, nói về độ chắc chắn, có lẽ cũng không nên phủ nhận hoàn toàn những gì mà phần vỏ nhựa 7590 có thể làm. Máy như một cỗ xe tăng vậy, vững như bàn thạch, nhưng cũng vì vậy mà vẫn rất dày (19.9mm) và nặng (2.5kg) so với mặt bằng chung hiện thời. 

Bản lề máy như thường lệ vẫn sẽ được làm hai bên, khoảng trống ở giữa ít nên có thể giảm tỉ lệ màn bị tác động khi sử dụng. Cảm giác đóng mở đầm, tuy nhiên hơi nặng so với bình thường. Việc dùng sức lực để mang máy theo mỗi ngày đã là khó, giờ mở máy thôi cũng phải dùng nhiều lực thì…

Màn hình: Hơi tiếc ở DeltaE

Với chiếc này, toàn bộ phần màn hình máy đã được sửa đổi để ít nhiều trở nên hợp thời hơn. Ví dụ như phần viền trên và trái phải, đã mỏng đi để tăng trải nghiệm thị giác cho người dùng. Tuy vậy, viền dưới vẫn rất dày, với những người khó tính thì đây sẽ là một “cái gai” khó có thể phớt lờ dễ dàng. 

Về chất lượng màn hình, có thể nói G7 đã phần nào bù lại đượvc cho thiết kế “chưa tới”. Với độ phủ màu tốt và độ sáng ổn, màn hình của máy sẽ cho khả năng hiển thị đủ đa dạng để xem được trọn vẹn các nội dung phim ảnh. 

Điểm trừ của màn hình này sẽ nằm ở tương phản chưa cao (dẫn đến màu sắc không quá no) và độ sai lệch màu DeltaE không quá lý tưởng để làm các công việc cần chính xác màu sắc.

Để khắc phục những nhược điểm trên, người dùng có thể tìm mua tùy chọn màn hình 4K với 100% DCI-P3. Nếu quan trọng tần số quét, 7590 cũng có tùy chọn màn hình 144Hz, sẵn sàng cày kéo những tựa game cần độ chính xác cao. 

Bàn phím và touchpad: Chưa nhiều cải tiến 

Hệ thống bàn phím trên chiếc này hầu như không có gì thay đổi so với những chiếc Dell Gaming khác, nhờ vậy nên khi gõ người viết vẫn thấy nguyên những ưu và nhược điểm cố hữu. Hành trình phím khá ổn, tuy vậy layout các phím vẫn còn khá bé. Đặc biệt là 4 phím mũi tên vốn rất cần cho các tựa game chơi 2 người 1 máy. Phím này cũng sẽ có LED nền, một điểm đáng quan tâm nếu bạn hay gõ phím vào ban đêm. Tùy chọn RGB của máy cũng sẵn sàng nếu bạn đang muốn một trải nghiệm gõ phím "rực rỡ" hơn. 

Touchpad máy cho cảm giác di trung bình, tương tự một số mẫu cùng tầm tiền. Kích thước hơi bé nên việc thao tác cũng bị hạn chế. Ưu điểm hiếm hoi của nó có chăng sẽ chỉ nằm ở phần build chắc chắn. Nhìn chung, với bộ đôi phím chuột này, bỗng nhiên 7590 lại xa với với cái chuẩn “Alienware” hơn bao giờ hết. 

Hiệu năng: Vừa đủ kỳ vọng

Về cấu hình, sự đa dạng trên G7 7590 cũng là một trong những điểm khiến người viết nhớ tới Alienware. Thân là một sản phẩm tầm trung, thế nhưng 7590 thậm chí còn có tùy chọn cấu hình “đẳng cấp cao” i9-9980H đi kèm RTX 2080, không khác gì “người ngoài hành tinh” địch thực như Alienware M15 R2. 

Tuy vậy, G7 7590 vẫn có những thiếu sót nhất định, vậy nên sẽ không dễ để máy có thể duy trì sức mạnh tốt như Alienware “xịn”. Nhưng ít nhất, một cấu hình vừa phải (CPU Intel Core i5-9300H 4 nhân 8 luồng, card đồ họa GTX 1650 4GB và 8GB RAM DDR4) trên hệ thống 7590 vẫn cơ bản đạt được sức mạnh người viết mong muốn.  

Với CPU i5-9300H, điểm cộng của nó sẽ nằm ở khả năng cân các tác vụ render cơ bản. Như với bài test Cinebench R15, i5-9300H chạy đều ở 52W và 4.0GHz khi render đa nhân, và rất ít khi có dấu hiệu tụt giảm đột ngột. Nhờ vậy nên khi so sánh với điểm đa nhân trung bình (784 điểm - Notebookcheck), 7590 hầu hết các lần đo đều cho điểm số cao hơn một khoảng đáng kể. 

Nhiệt độ qua các lần đo cũng duy trì khá ổn định với khoảng 85 độ, khá là ổn, ít nhất là so với những chiếc Dell Gaming trước kia. 

Khi chuyển qua các tác vụ gaming, CPU vẫn cho xung nhịp ở mức cao (4.0GHz), tuy nhiên mức nhiệt sẽ có lúc tăng cao (trên 90 độ). Vì vậy nên trong quá trình chơi các tựa game thế giới mở, hiện tượng đứng khung hình sẽ xuất hiện. Nhưng nhìn chung, chúng sẽ không đến mức quá khó chịu và ảnh hưởng tới trải nghiệm, và tình trạng trở nên cực kỳ nóng (gần 100 độ) như trên các sản phẩm Gaming G khác không hề xuất hiện. 

Về GPU, người viết khá hài lòng về cả xung nhịp lẫn nhiệt độ khi chơi game. Tuy vậy, với việc đây vẫn chỉ là tùy chọn tầm trung, người chơi nên chú ý tinh chỉnh cấu hình các tựa game mình chơi để có trải nghiệm tốt nhất. Các game esports như CS:GO, Dota 2 hay VALORANT có thể không phải vấn đề; nhưng những đầu game “ngốn” phần cứng như The Witcher 3 hay Batman Arkham Knight có lẽ sẽ chỉ nên được chạy ở Medium là tốt nhất. 

Cổng kết nối: Làm hay chơi đều đủ

Về cổng kết nối,  Dell G7 7590 có đủ những gì mà một người làm / chơi cần có: 2 cổng USB-A 3.1 Gen 1, 1 cổng HDMI, 1 cổng mạng RJ-45, jack tai nghe 3.5mm, 1 khe thẻ nhớ SD và 1 USB Type C. Tuy vây với phiên bản này, cổng C lại không hỗ trợ Thunderbolt 3 và sẽ chỉ có nếu người dùng lựa chọn phiên bản dùng GTX 1660Ti và RTX 2060. Với hai tùy chọn kể trên, chúng ta cũng sẽ có thêm cổng Mini-DisplayPort. 

Thời lượng pin: Không quá bất ngờ

Về thời lượng sử dụng, 7590 không tạo ra bất ngờ gì với người viết. Với viên pin 60Wh và khả năng ngốn pin đặc trưng, người dùng sẽ chỉ có khoảng 3.5h sử dụng không sạc với độ sáng màn hình 50% - một thời lượng thường thấy trên những sản phẩm gaming hiện thời. 

Kết luận

Tự mình sửa đổi, tự mình đi lên,... Với người viết, Dell G7 7590 có thể xem là lựa chọn khả dĩ cho danh hiệu “Alienware giá rẻ”. Tất nhiên, trải nghiệm trên máy sẽ chưa thực sự gần với “người ngoài hành tinh”, nhưng ít nhất nó cũng sẽ giúp người dùng thoải mái và theo cách nào đó, “cứu vớt” danh tiếng không phải lúc nào cũng ổn của Dell Gaming G.

Ngoài ra, Chúng tôi cũng đang kinh doanh rất nhiều mẫu laptop Dell chất lượng tốt đi kèm với mức giá cực kì ưu đãi như , , , , , , ,... Nếu bạn quan tâm đến những sản phẩm này thì đừng ngần ngại ghé thăm hệ thống cửa hàng Chúng tôi trên toàn quốc nhé!

Nguồn: Đánh giá chi tiết Dell G7 7590: Xứng danh "Alienware thu nhỏ"?
💬 bình luận
1

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn