Ở đó là những nhiệm vụ tuyến tính, tuần tự rõ ràng, chẳng khác gì ngồi làm bài thi cả. Đáng chú ý, một yếu tố nữa cần đề cập, cả hai công việc kể trên cũng có tỷ lệ làm hợp đồng hoặc làm tự do rất cao. Vì vậy, một trợ lý AI như Claude của Anthropic có thể thay thế một người làm copy writer không thuộc biên chế doanh nghiệp, hoàn toàn không cần sự can thiệp của bộ phận nhân sự.
Một cách suy nghĩ khác, là “sự lộn xộn” đang bảo vệ biết bao nhân sự đang làm một số ngành nghề, nó đến từ sự tương tác qua lại và tính khó đoán vốn có khi con người làm việc và tương tác với nhau.
Có một sự mỉa mai nhất định, khi có vẻ như phương châm “tự lực cánh sinh” và “tối ưu hóa quy trình làm việc”, thứ vô cùng phổ biến ở Silicon Valley có thể đã khiến các vị trí nhân sự và công việc liên quan tới công nghệ trở nên mong manh hơn.
Nói một cách ngắn gọn, sau 2 nghiên cứu khoa học này, có thể phát hiện ra
nghề nghiệp mà anh em sẽ không muốn nhận và thực hiện ở thời điểm hiện tại. Đó chính là những công việc với nhiệm vụ lặp đi lặp lại, những nhiệm vụ dễ dự đoán về mặt kết quả. Một ví dụ điển hình, đó chính là những người ngồi viết code để phân tích dữ liệu, rồi
tổng hợp những kết quả phân tích trở thành những bài viết gửi tới các nhà nghiên cứu, hay cho các trang tin và báo kinh tế thị trường.
Hiện giờ đúng là có một nghề như thế, gọi là data-driven columnist. Cái đó AI hoàn toàn có thể thay thế được rồi.
Theo FT