Cách xử lý cuộc gọi video lừa đảo yêu cầu chuyển tiền: Trải nghiệm thực tế

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Cách xử lý cuộc gọi video lừa đảo yêu cầu chuyển tiền: Trải nghiệm thực tế
Hình ảnh rao vặt

Cách xử lý cuộc gọi video lừa đảo yêu cầu chuyển tiền: Trải nghiệm thực tế

Hiện nay, tình trạng lừa đảo qua video call đang tăng lên một cách đáng báo động. Với những video cắt ghép hoặc sử dụng Deepfake để giả dạng người quen, kẻ xấu có thể lừa “tận mắt” nạn nhân để khiến họ chuyển tiền mà không hề nghi ngờ. Để rồi sáng nay, chính người viết cũng đã tận mắt chứng kiến trường hợp tương tự, cụ thể thì đó là một cuộc gọi video thông qua ứng dụng Messenger từ một người quen bên nước ngoài tới gia đình.

Video được dùng trong cuộc gọi có gương mặt và giọng chuẩn của người đó ngoài đời, chất lượng không quá nét nhưng vẫn đủ để nhận dạng các đặc điểm cơ bản. Tuy nhiên điểm bất thường là ứng dụng Messenger đã hiện thông báo “ABC (Tên người quen) started sharing their screen”, tức đây chỉ là một video được phát lại thay vì là hình ảnh trực tiếp.

Phát hiện được điều này, đầu dây bên người viết đã chủ động tắt máy ngay và chặn tài khoản Facebook của người này, đồng thời loại tất cả các tài khoản của họ ra khỏi những nhóm kín quan trọng. Sau khi liên lạc với một số người quen khác thì người viết biết rằng, họ cũng đã phải nhận về những cuộc gọi tương tự.

Có thể phát lại video thu sẵn là thủ thuật tương đối cơ bản và không thể qua mắt người dùng rành công nghệ, nhưng với những ai không biết dùng smartphone hay không biết tiếng Anh thì họ sẽ dễ bỏ qua thông báo “ABC (Tên người quen) started sharing their screen”, dẫn đến bị lừa. Vậy nên đừng ngần ngại hướng dẫn những người đó, thường sẽ là ông bà, cha mẹ hay cô dì chú bác trong nhà.

Khi cài các ứng dụng liên lạc cơ bản (Zalo, Viber, v.v.) cho người thân, hãy để ngôn ngữ trong đó qua tiếng Việt để họ dễ đọc và nhận biết. Ngoài ra thì hãy chỉ họ về những khái niệm như “chia sẻ màn hình” để họ có thể nhận biết đâu là cuộc gọi trực tiếp, đâu là cuộc gọi phát lại video cắt ghép.

Trong trường hợp kẻ xấu có thể dùng Deepfake hay các phần mềm khác để giả giọng, học hỏi cách xưng hô, v.v. thì bạn có thể hỏi đầu dây bên kia một số câu hỏi mang tính riêng tư, chỉ hai bên biết câu trả lời, để kiểm tra. Có thể hỏi thẳng hoặc hỏi khéo để kẻ gian lộ mặt, nếu trả lời không chính xác hoặc không trả lời được thì hãy tắt máy ngay.

Sau đó, hãy thông báo ngay tới những người có thể liên quan tới tài khoản được dùng để lửa đảo (họ hàng, bạn bè, v.v.) để cùng phòng tránh. Đồng thời, đừng quên xóa tài khoản của người đó ra khỏi những hội nhóm quan trọng (Nhóm kín cho gia đình, công ty, bạn bè, v.v.) để tránh kẻ xấu thu thập được thông tin của những người khác.

Với các bài đăng trên Facebook có mặt bản thân, bạn đọc cũng nên để ý tới chế độ riêng tư khi đăng tải. Ở giai đoạn này, cần cân nhắc kỹ việc để chế độ Công khai cho bài viết để tránh kẻ xấu có thể theo dõi, thu thập hình ảnh hoặc giọng của bạn.

Mong bạn và người thân sẽ an toàn trước tình trạng lừa đảo đang dậy sóng trở lại này.

Nguồn: Trải nghiệm thực tế: Xử lý ra sao khi nhận cuộc gọi video lừa chuyển tiền?
💬 bình luận
1

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn