Còn chưa đầy 1 tháng nữa là đến Tết Nhâm Dần 2022, khác với mọi năm người tiêu dùng không còn ồ ạt mua sắm nữa. Ảnh hưởng từ dịch Covid đã làm nhiều thứ thay đổi trong đó có xu hướng tiêu dùng của người Việt cho Tết 2022. Các doanh nghiệp và người làm Marketing cần phải nắm bắt được điều này và xây dựng kế hoạch kinh doanh phù hợp để thúc đẩy người tiêu dùng mua sắm, chuyển đổi doanh thu hiệu quả năm mới cho mình.
Người tiêu dùng có chuyển biến tâm lý rõ rệt
Nhìn vào tình hình mua sắm hiện nay có thể thấy rõ sự khác biệt với Tết các năm trước 2021. Người dân không còn sẵn sàng "chơi hết mình" có bao nhiêu xài bấy nhiêu để đón Tết nữa mà thay vào đó, họ luôn thủ thế lo sợ tình hình dịch Covid 19 có thể diễn biến phức tạp hơn.
Theo thống kê, sức mua các sản phẩm điện tử dân dụng giảm chỉ còn 0.2% (giảm 9,8%), còn ngành dịch vụ giảm xuống còn 0.4% (giảm tận 3.6%). Trong khi đó nhu cầu mua nhu yếu phẩm tăng vọt, đó chính là sự chuyển giao thói quen tiêu dùng trong thời điểm nhạy cảm này.
Nguyên nhân chính là do đại dịch Covid -19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế, tài chính của nhiều người. Chi tiếu phải dè xén hơn, đồng thời tiết kiệm để sẵn sàng cho mọi bất trắc xảy ra. Với sự giảm sút về thu nhập trong năm 2021này , nên người dùng cũng mong muốn các nhãn hàng đưa ra các chương trình khuyến mãi, bình ổn giá và tăng cường các trải nghiệm mua hàng trong mùa Tết sắp tới. Đây chính là điểm chạm quan trọng cho sự bùng nổ của thương mại điện tử.
Người dùng có nhu cầu mua sắm Tết không?
Nhiều người nghĩ rằng năm nay xu hướng tiêu dùng sẽ hoàn toàn khác biệt, thậm chí không ai muốn mua sắm Tết. Nhưng thực sự chưa hẳn vậy! Vào tháng 7/2021, một cuộc khảo sát của Tiktok cho thấy có đến 99% người tiêu dùng muốn tiêu tiền đón Tết. .
Trong đó, xu hướng chơi Tết năm 2022 sẽ có nhiều khác biệt so với năm ngoái, với 3 tác động rất lớn:
- Một là, tiêu dùng và các hoạt động vui chơi giải trí chủ yếu ở trong nước vì người dân sẽ không chọn đi du lịch giai đoạn này.
- Hai là, xu hướng "ai ở đâu ăn Tết ở đó", công nhân lao động các tỉnh, thành sẽ ở lại TP HCM ăn Tết nhiều hơn mọi năm.
- Ba là, tình hình Tết sẽ linh hoạt theo từng địa phương vì tình hình dịch bệnh xảy ra ở các địa phương cũng sẽ khác nhau.
Nên nhu cầu sắm các loại các loại sản phẩm chính trong mùa Tết như Lương thực thực phẩm, đồ dùng gia đình, đồ dùng chăm sóc cá nhân và các sản phẩm thời trang cao hơn. Theo khảo sát Tết Insight 2021 (thực hiện bởi Adtima): 33% người dùng e ngại về việc chi tiêu quá nhiều vào dịp Tết và có 17% lo sợ không thể chuẩn bị một cái Tết sung túc cho gia đình mình bởi lẽ sự ảnh hưởng của dịch bệnh đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến “túi tiền” của họ
Xu hướng tiêu dùng của người Việt 2022
Dưới ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 kéo dài nên xu hướng tiêu dùng tết năm 2022 sẽ có nhiều thay đổi rõ rệt. Điều này đang đặt ra một bài toán khó cho marketer và doanh nghiệp phải nắm bắt được customer insight để tìm ra ý tưởng tiếp thị phù hợp giúp tăng hiệu quả chiến dịch Tết Nguyên Đán 2022 sắp tới.
Mua sắm trực tuyến tiếp tục tăng
Theo Sách trắng Thương mại điện tử: "Tỷ lệ người mua sắm trực tuyến đã tăng vọt từ 77% lên 88% chỉ sau 1 năm từ 2019 - 2020". Đây là con số ấn tượng cho thấy tác động của đại dịch làm thay đổi thói quen mua sắm của con người.
Thời gian online của người dùng tăng đến 7h/ngày, đó chính là cơ hội để các doanh nghiệp tận dụng thúc đẩy bán sản phẩm. Gần như bất cứ ai sử dụng mạng Internet sau một thời gian sẽ trở nên quen thuộc đến mức khó bỏ. Thói quen mua sắm trực tuyến của họ cũng vậy.
Các hoạt động trước và trong Tết diễn ra trên không gian mạng nhiều hơn đặt ra cho các thương hiệu cơ hội tăng cường quảng bá sản phẩm tại kênh trực tuyến ( website, TMĐT,...) thay vì trực tiếp (tờ rơi, catalog,billboard,…) như trước kia.
Sự phổ cập rộng rãi của mạng xã hội đến mọi lứa tuổi
Người dùng ngày nay không chỉ còn giới hạn ở độ tuổi người trẻ, ham học hỏi và nắm bắt nhanh nữa. Thay vào đó mạng xã hội bắt đầu được sử dụng ở đa đối tượng hơn từ 12-65+. Thậm chí các bé nhỏ tuổi cũng biết dùng mạng xã hội từ rất sớm. Tuy nhiên đối tượng có thể chi trả cho các khoản mua sắm thông thường từ độ tuổi 20 trở đi.
Theo thống kê từ Wearesocial, tỷ lệ người dùng mạng xã hội ở nước Việt Nam sau dịch Covid gia tăng với con số vô cùng ấn tượng đạt 72 triệu người. Tức là chiếm tới 74% dân số Việt Nam, cho thấy tốc độ mua sắm online sẽ trở nên lớn đến mức nào trong hiện tại và tương lai.
Video trực tuyến, gaming thâm nhập vào cuộc sống người dùng
Trong thời gian giãn cách, con người bị buộc rời khỏi môi trường xã hội. Họ cần đến những trò game để giải trí, điều đó đã giúp các game trở nên thân thuộc hơn với người dùng Việt Nam.
Rõ ràng, có nhiều người chơi game hơn và cũng đa dạng đối tượng chơi game hơn. Đây là cửa ngỏ cho các công ty sản xuất game phát triển tại Việt Nam. Theo Adsota, tỷ lệ người chơi game tại Việt Nam đã tăng lên hơn 30%.
Các video trực tuyến cũng được nhiều người quan tâm hơn, bởi người dùng có thời gian rảnh để xem chúng. Hàng loạt video dạng review sản phẩm, livestream bán hàng,...đều đạt được thành tích ấn tượng. Ngay trong đại dịch nếu các cửa hàng, doanh nghiệp đầu tư tạo các video review sản phẩm sẽ tạo được lòng tin cho người mua hơn.
Niềm tin tăng lên
Trước đây khi mua một sản phẩm lỗi bằng cách mua trực tuyến hoặc bị lừa gạt gây ra tâm lý e ngại mua hàng online. Nhưng trong thời gian dịch Covid, người dùng không còn cách nào khác ngoài việc buộc phải tiêu tiền bằng cách này.
Đó cũng là thời điểm giúp họ học cách thử và sai, từ đó rút ra được nhiều kinh nghiệm khi mua hàng online. Lẽ dĩ nhiên sau khi đã sai nhiều thì chắc chắn sẽ mua được hàng tốt chất lượng như ý.Từ đó niềm tin vào việc mua hàng trực tuyến cũng tăng lên. Điều đó cũng là gợi ý cho các nhãn hàng, cần phải gây dựng giá trị của công ty để khách hàng tin tưởng sử dụng sản phẩm.
Tổng Kết
Trên đây là xu hướng tiêu dùng mùa Tết năm 2022 của người Việt. Nếu bạn là doanh nghiệp, cần phải thật nhanh cập nhật và ra chiến lược phù hợp cho dịp Tết này. Đây chính là kim chỉ nam cho bất cứ ai đang muốn dựa thời kiếm tiền.
Nguồn: lptech.asia/kien-thuc/don-dau-xu-huong-tieu-dung-cua-nguoi-viet-cho-tet-2022