Hiện nay rất nhiều người có sở thích tự mình những cỗ máy PC cấu hình cao để thưởng thức những tựa game chất lượng. Tuy nhiên vẫn có những sai lầm mà cả những người mới và cả những người giàu kinh nghiệm đều có thể mắc phải khi tự build PC. Bài viết sau đây của sẽ chỉ cho bạn những lỗi thường gặp khi bạn tự xây dựng cấu hình PC
Mua các linh kiện không tương thích với nhau
Một trong những sai lầm phổ biến nhất của người mới bắt đầu lắp PC đó là lựa chọn các linh kiện không tương thích với nhau
Lấy ví dụ như bạn mua RAM DDR3 nhưng Mainboard bạn đang có chỉ hỗ trợ DDR4 hoặc Bạn dùng Intel Core i5-12500 nhưng bạn lại lựa chọn một Mainboard chạy chipset H510
Chính vì thế mà bạn cần lưu ý lựa chọn các linh kiện tương thích với nhau, nhất là các linh kiện CPU, Mainboard và RAM

Sử dụng bộ nguồn chất lượng thấp và giá rẻ
Một bộ nguồn có giá cả phải chăng và một bộ nguồn rẻ và chất lượng thấp thực sự là khác nhau. Những bộ nguồn chất lượng thấp sẽ gây ra nhiều thảm hoạ cho chiếc máy tính của bạn về sau này. Vì bộ nguồn chính là trái tim hệ thống PC. Chiếc máy tính của bạn có hoạt động tốt hay không còn tùy thuộc vào độ khỏe mạnh của bộ nguồn được trang bị ra sao.
Một bộ nguồn máy tính tốt cần đáp ứng một số yêu cầu như sau:
- Điện áp đầu ra phải ổn định, không bị nhiễu, không gây ra từ trường, điện trường, nhiễu sang các linh kiện xung quanh khác.
- Khi hoạt động không tỏa nhiệt, không rung hay gây ồn quá nhiều.
- Có nhiều chuẩn đầu ra và chuẩn chân cắm. Chuẩn chân cắm phải bọc dây gọn gàng.
- Phải đảm bảo hoạt động ổn định đúng công suất thiết kế trong một thời gian dài.
Ngoài ra bạn cũng cần tính toán công suất cần thiết của bộ nguồn để đáp ứng đủ cho nhu cầu của các linh kiện trong máy. Hãy tính dư ra một chút, ví dụ bộ máy của bạn sử dụng khoảng 650W thì bạn có thể mua bộ nguồn 750W hoặc 850W để tiện đường sau này nâng cấp phần cứng mới.

Lắp ráp máy tính trong môi trường không thích hợp
Sau khi mua các linh kiện máy tính về thì bạn sẽ đến bước ráp tất cả chúng về với nhau. Hãy tìm một không gian rộng rãi, thông thoáng vì khi lắp ráp sẽ có nhiều dây cáp, ốc vít bạn cần tránh làm thất lạc
Ngoài ra bạn cần lắp ráp máy trên bề mặt phẳng và không có tĩnh điện, cùng với đó để chắc chắn không làm đoảng mạch các linh kiện thì bạn cần có thể sử dụng vòng đeo tay điện để tránh tích điện
Cắm thiếu các dây kết nối trong máy
Đây là một lỗi phổ biến khác của những người mới bắt đầu xây dựng PC. Nếu không cắm đủ các dây cáp cần thiết thì có thể máy tính của bạn có thể không bật lên được. Chính vì thế thì bạn lắp lắp đặt một linh kiện, bạn cắm cáp của nó vào Mainboard.
Tốt nhất bạn sau khi lắp xong máy tính bạn không nên đóng nắp vào ngay mà hãy bật máy và kiểm tra xem còn cáp nào còn dư chưa được cắm vào nguồn và mainboard không

Lắp thiếu vít cố định linh kiện
Quên lắp các vít giữ cố định các thành phần trên máy tính có thể gây tai hại cho PC của bạn. Các điểm giữ cố định linh kiện sẽ giúp chiếc máy tính của bạn ổn định và kết nối với nhau. Nếu bạn quên các vít này thì các thiết bị có thể lỏng ra trong quá trình sử dụng, có thể bị chập điện và làm hỏng các linh kiện của bạn vĩnh viễn
Quên lắp Tấm chắn I/O của Mainboard
Một sai lầm khác khi tự lắp ráp máy tính đó là quên không quên lắp tấm chắn I/O của Mainboard. Việc quên tấm chắn này sẽ khiến bạn phải tháo tung bộ máy ra và lắp lại từ đầu
Để tránh tất cả những rắc rối này, chỉ cần đảm bảo bạn đã lắp tấm chắn I/O của mình trước khi vặn Mainboard vào vỏ.

Lắp CPU sai vị trí
Việc lắp sai vị trí CPU sẽ gây ra kết quả là làm hỏng, gãy các chân tiếp xúc trên CPU và Mainboard
Chính vì thế mà bạn cần nhìn kỹ hướng lắp CPU để CPU vào đúng vị trí. Tất cả các bộ vi xử lý sẽ có đánh dấu trên các góc của CPU để cho bạn biết phần nào sẽ nằm ở đâu trên Mainboard

Lắp đặt quạt tản nhiệt sai cách
Việc lắp sai hướng gió của quạt sẽ khiến hệ thống của bạn quá nhiệt cho dù bạn đã trang bị nhiều quạt cho hệ thống. Nếu vỏ case đã lắp sẵn các quạt gió thì đây không phải là vấn đề. Tuy nhiên nếu vỏ case của bạn không kèm quạt thì bạn cần chú ý đến hướng gió của quạt khi lắp đặt những chiếc quạt tản nhiệt mới.
Nguyên lý của việc lắp quạt đúng đó là sự cân bằng giữa quạt hút và thổi. Quạt làm máy máy tính sẽ hút không khí mát từ bên ngoài thùng máy từ một hướng, sau đó đẩy nó ra theo hướng ngược lại. Thông thường quạt hút gió sẽ nằm ở dưới và mặt trước vỏ case và thổi ra ở sau và trên nóc case

Gắn RAM không đúng slot
Bạn cần gắn RAM theo đúng chỉ dẫn trên Mainboard để mở hết sức mạnh của các thanh RAM bạn cắm vào. Bạn sẽ không gặp phải vấn đề này trên Mainboard có hai khe cắm RAM. Tuy nhiên nếu Mainboard có bốn khe cắm trở lên thì bạn cần chú ý cắm đúng các khe RAM để máy có thể BOOT được và chạy ở chế độ Dual Channel

Làm mất phiếu Bảo hành
Việc này không liên quan đến việc lắp máy tính nhưng nó sẽ giúp ích cho bạn nếu máy tính của bạn gặp các sự cố về sau mà cần phải mang đến đại lý để bảo hành. Hãy giữ tất cả các tài liệu bảo hành cho đến khi hết thời hiệu bảo hành của thiết bị để bạn được hưởng các dịch vụ một cách tốt nhất

Trên đây mình đã thông tin đến bạn những lỗi thường gặp khi bạn tự xây dựng cấu hình PC. Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc build một bộ máy tính chất lượng, có hiệu suất cao để đảm bảo nhu cầu sử dụng. Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết công nghệ khác của
Nguồn: www.phucanh.vn/nhung-loi-thuong-gap-khi-ban-tu-xay-dung-cau-hinh-pc.html