Tính năng Secure Boot là gì?
Tính năng Secure Boot là một tính năng bảo mật giúp bảo vệ máy tính của bạn khỏi các tệp tin và mã nguồn độc hại ngay từ khi bạn khởi động máy tính. Hệ điều hành Windows cũng có thể từ chối chạy bất kỳ phần mềm hay tệp tin nào không được chấp nhận bởi Secure Boot.
Ta có thể hiểu một cách dễ hơn là các khởi động bảo mật như: phần mềm, tệp tin, mã nguồn,… cần phải được cấp phép mới được khởi động trên hệ thống. Nếu không, chúng buộc phải dừng ngay lập tức. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dùng Secure Boot để bỏ qua phần mềm đặc biệt theo ý mình.

Kiểm tra xem Secure Boot có được bật trong Windows 11 không

Bạn có thể kiểm tra xem Secure Boot có được bật trong Windows 11 hay không. Thực hiện như sau.
Bước 1: Sử dụng chức năng tìm kiếm (windows+R) của Windows để tìm "msinfo32" và chọn System Information (Thông tin hệ thống).
Bước 2: Cuộn xuống danh sách cho đến khi bạn cần lưu ý đến mục Secure Boot và BIOS Mode. Secure Boot sẽ chạy đến ở chế độ UEFI và Secure Boot State sẽ ở trạng thái On
Hướng dẫn cách bật Secure Boot trong Windows 11
Cách đơn giản nhất để bật Secure Boot là sử dụng cài đặt BIOS trên máy của bạn. Để truy cập BIOS, bạn sẽ cần sử dụng lệnh phím BIOS của bo mạch chủ (thường là Del hoặc F2, nhưng tùy theo nhà sản xuất) hoặc sử dụng tùy chọn khởi động Windows 11. Để biết thêm trợ giúp, hãy làm theo hướng dẫn của chúng cách sử dụng BIOS để truy cập.

Bước 1: Khởi động máy tính của bạn và truy cập UEFI/BIOS bằng phím BIOS của hệ thống.
Bước 2: Nếu UEFI/BIOS của bạn đang ở chế độ Cơ bản hoặc Đơn giản (Basic Mode), hãy chuyển sang chế độ Nâng cao(Advenced) hoặc chế độ tương tự để có đầy đủ các tùy chọn.
Bước 3: Vị trí thực tế của cài đặt Secure Boot sẽ khác nhau tùy theo nhà sản xuất và kiểu bo mạch chủ, nhưng hãy tìm tab Boot hoặc Security ở đầu màn hình và điều hướng đến đó. Xem qua các tùy chọn để tìm Secure Boot. Bạn có thể phải điều hướng qua một vài menu để tìm thấy nó.
Nếu bạn không tìm thấy, hãy kiểm tra thông tin thông qua trang web của nhà sản xuất để xem liệu nó có hỗ trợ trên mẫu bo mạch chủ đó không. Ngoài ra, bạn cũng nên cập nhật BIOS của mình theo phiên bản mới nhất.
Bước 4: Chuyển Secure Boot sang On hoặc Enabled nếu chưa bật. Nếu bạn muốn tắt Secure Boot, chỉ cần quay lại đây và chuyển sang Off hoặc Disabled tùy theo nhu cầu.
Bước 5: Lưu cài đặt và khởi động lại PC. Khi bạn khởi động lại, Secure Boot sẽ được bật.
Nếu bạn đang sử dụng một phiên bản Windows cũ như Windows 7 chẳng hạn thì bạn có thể không cần quan tâm đến Secure Boot vì các phần mềm này chưa được trang bị trên hệ thống của bạn. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng máy tính chạy hệ điều hành Windows 8 trở lên thì việc tắt Secure Boot có thể sẽ gây ra tình trạng không cài đặt hoặc không khởi động được ứng dụng
Ngoài ra việc tắt tính năng Secure Boot cũng sẽ khiến cho bạn mất đi một lớp bảo vệ khỏi các phần mềm độc hại. Tóm lại mình vẫn khuyến khích bạn bật Secure Boot để có thể đảm bảo rằng chỉ các phần mềm và tệp tin được chứng nhận và an toàn mới có thể chạy trên máy tính của bạn.

Bài viết đã cập nhật chi tiết thông tin về Secure Boot là gì, ưu nhược điểm và cách bật/ tắt Secure Boot Windows 11 chi tiết. Những ai đang quan tâm tới chủ đề này có thể lấy thông tin bên trên để áp dụng vào thực tế để thực hiện vấn đề đang mong muốn.
Một mẹo vặt thú vị, hiểu quả phải không nào. Đừng quên theo dõi Smartworld để cập nhật những thông tin công nghệ thú vị nhất, hấp dẫn nhất.