Review thiết kế trên Lenovo ThinkPad Neo 14 và Lenovo ThinkBook 14 G4+
Điểm giống nhau đầu tiên mà chúng ta có thể nhận thấy trên chiếc Lenovo ThinkPad Neo 14 và Lenovo ThinkBook 14 G4+ đến từ phần thiết kế khi cả hai đều đi theo ngôn ngữ thiết kế tối giản nhưng không kém phần sang trọng và hiện đại, mang đến cho người dùng một tổng thể cân đối hài hòa và đầy sức quyến rũ. Nhưng nói gì thì nói, mẫu mã G4+ vẫn gây ấn tượng với người dùng hơn bởi vẻ sang chảnh đến từ lớp sơn màu xám bạc và phần mặt A được thiết kế với hai tông màu tương phản, dễ gây sự chú ý của những người dùng xung quanh.
Về chất lượng hoàn thiện, Lenovo ThinkPad Neo 14 và Lenovo ThinkBook 14 G4+ đều được làm từ chất liệu kim loại chắc chắn, kể cả những bộ phận như bàn phím, khe tản nhiệt,... cũng đều được hãng “chăm bẵm” kỹ lưỡng và không hề có những hiện tượng flex. Đáng chú ý cả hai chiếc máy này đều có trọng lượng tương đương nhau vào khoảng 1.4kg, nhưng đối với Lenovo ThinkPad Neo 14 sẽ có độ dày lớn hơn ThinkBook 14 G4+ một chút cụ thể là 17.9mm và 15.9mm. Nhìn chung nếu bạn là một người ưa xê dịch, cần một chiếc cơ động thì cả hai chiếc Ultrabook đến từ nhà Lenovo này đều có thể đáp ứng tốt cho người dùng.
Chất lượng hiển thị ai sẽ xuất sắc hơn?
Điểm qua về các thông số màn hình, Lenovo ThinkPad Neo 14 được trang bị màn hình IPS có kích thước 14 inch, độ phân giải 2.2K, độ phủ màu 100% sRGB và độ sáng màn hình vào khoảng 300 nits. Có lẽ hai từ “tuyệt vời” là gì những mà chúng ta có thể miêu tả rõ nét nhất về chất lượng hiển thị trên mẫu sản phẩm Lenovo ThinkPad Neo 14 này. Thực tế cho thấy mọi chi tiết, hình ảnh trên máy đều được thể hiện một cách sắc nét, chân thực và vô cùng sống động.
Lenovo ThinkBook 14 G4+ được hãng ưu ái hơn khi trang bị cho ba tùy chọn màn hình bao gồm độ phân giải 2.8K (2880 x 1800 pixels) - IPS - tần số quét 90Hz - độ sáng màn hình 400 nits - độ phủ màu 100% sRGB và độ phân giải 2.2K (2240 x 1400 pixels) - độ sáng màn hình 300 nits - tần số quét 60Hz - 100% sRGB và WUXGA (1920 x 1200 pixels) - độ sáng màn hình 300 nits - tần số quét 60Hz - 45% NTSC.
Một điểm cộng là cả chiếc này đều được trang bị màn hình 16:10 - tỷ lệ khung hình đang cho thấy được “thế thượng phong của mình” so với 16:9 truyền thống giúp tối ưu nội dung hiển thị được tốt hơn. Chúng ta có thể thấy đấy về trải nghiệm thị giác Lenovo ThinkBook 14 G4+ đang tỏ ra có phần lợi thế hơn đôi chút so với “người anh em cùng nhà” - ThinkPad Neo 14 về cả chất lượng hiển thị lẫn các tùy chọn màn hình.
Trải nghiệm gõ phím và touchpad
Có lẽ là hơi khập khiễng khi chúng ta so sánh trải nghiệm gõ của chiếc Lenovo ThinkBook 14 G4+ so với Lenovo ThinkPad Neo 14. Thật sự trong thế giới laptop rất khó để chúng ta có thể tìm được những mẫu sản phẩm nào “đủ tầm” để đối đầu với trải nghiệm gõ trên những chiếc . Mặc dù nói là vậy nhưng chúng ta cũng không nên đánh giá quá thấp trải nghiệm gõ trên Lenovo ThinkBook 14 G4+. Thực tế cho thấy máy cho trải nghiệm gõ ấn tượng, cực kỳ thỏa mãn, độ nảy và hành trình phím được tối ưu.
Từ trước đến nay, Lenovo luôn được biết đến là một trong những hãng rất chú trọng đến vấn đề bảo mật của người dùng khi trang bị cho chiếc hai máy tính năng cảm biến vân tay để mở khóa hoặc đăng nhập vào các tài khoản để thanh toán tiện lợi và an toàn hơn. Còn đối với trải nghiệm gõ trên Lenovo ThinkPad Neo 14, chúng ta cũng không cần nói quá nhiều nữa vì tất cả mọi thứ đã được hãng làm rất tốt. Vậy còn về trải nghiệm touchpad thì sao? Cả Lenovo ThinkBook 14 G4+ và Lenovo ThinkPad Neo 14 đều không làm người dùng phải thất vọng khi bề mặt được phủ kính mịn, cảm giác di mượt mà cùng độ phản hồi nhạy bén. Tuy nhiên đối với ThinkPad Neo 14 các phím bấm chuột được hãng làm tách rời cho độ nảy tốt, ít tạo ra tiếng ồn.
Cấu hình mạnh mẽ, ai tối ưu tốt hơn?
Trước khi đi tìm hiểu về sức mạnh của chiếc Lenovo ThinkPad Neo 14 hãy cùng Chúng tôi khám phá chi tiết hơn về Lenovo ThinkBook 14 G4+ trước đã nhé. Là một trong những mẫu sản phẩm “anh em sinh đôi” với ThinkBook 16 G4+ và nhận được nhiều kỳ vọng từ giới điệu mộ, ThinkBook 14 G4+ được hãng mang tới bộ vi xử lý Intel Gen 12th mới nhất cho hiệu suất xử lý được nâng tầm đáng kể.
Xem thêm:
Theo đó người dùng sẽ có hai tùy chọn bộ vi xử lý cơ bản là Intel Core i5 12500H và Core i7 12700H. Phiên bản Intel Core i5 12500H (12 nhân/16 luồng), được hỗ trợ 16GB RAM LPDDR5 bus 5200MHz và 512GB SSD. Về hiệu suất đồ họa, chúng ta sẽ có các tùy chọn card tích hợp Intel Iris XE hoặc card đồ họa rời NVIDIA GeForce RTX 2050. Tuy không phải là một tổ hợp phần cứng quá “khủng khiếp” để “so kè” với các mẫu tầm trung, nhưng nó hoàn toàn có đủ sự mạnh mẽ để xử lý các tệp tin nặng, những hình ảnh độ phân giải cao, các tệp thiết kế lớn cũng như chơi các tựa game hay làm đồ họa bán chuyên được mượt mà hơn.
Cũng giống như “người anh em đồng trang lứa”, Lenovo ThinkPad Neo 14 được trang bị con chip Intel Gen 12th với hai tùy chọn Lenovo ThinkPad Neo 14 Core i5 12500H và Lenovo ThinkPad Neo 14 Core i7 12700H đi kèm card đồ họa NVIDIA GeForce RTX 2050. Không chỉ dừng lại ở đó, nếu bạn là một fan của nhà AMD thì máy còn hỗ trợ cho người dùng tùy chọn AMD Ryzen 6000 Series. Cụ thể Lenovo mang đến cho người dùng bộ vi xử lý AMD Ryzen 5 6600H và Ryzen 6800H. Đáng chú ý phiên bản AMD Ryzen 6800H (8 nhân/16 luồng), được tích hợp 16GB LPDDR5 bus 4800MHz và 512GB (có thể nâng cấp).
Nếu xét trong cùng phân khúc giá mà nhà sản xuất đề ra, đây đều là các tổ hợp phần cứng được ví như là “nguồn long mạch dồi dào” cho người dùng thỏa mãn đam mê của mình, dù là học tập, giải quyết các file Excel nặng nề hay chơi game cơ bản thì cả Lenovo ThinkPad Neo 14 và Lenovo ThinkBook 14 G4+ đều có thể đáp ứng tốt và có thể được coi là “kẻ tám lạng, người nửa cân”.
Các cổng kết nối trên máy
Dù thuộc dòng Ultrabook mỏng nhẹ nhưng Lenovo ThinkPad Neo 14 và Lenovo ThinkBook 14 G4+ đều được trang bị tương đối đầy đủ hệ thống các cổng kết nối vật lý. Cụ thể đối với Lenovo ThinkPad Neo 14 chúng ta sẽ được hỗ trợ hai cổng USB-A 3.2 Gen 1, một cổng USB-C 3.2 Gen 2, Thunderbolt 4, jack cắm 3.5mm và cổng HDMI 2.0.
Còn đối với Lenovo ThinkBook 14 G4+ được trang bị các cổng kết nối bao gồm: một cổng USB-C Thunderbolt 4, cổng USB-C Gen 2, hai cổng USB-A 3.2 Gen 1, cổng USB 2.0, cổng HDMI 2.0, cổng LAN RJ45, jack cắm 3.5mm và khe cắm thẻ SD. Nhìn chung với số lượng cổng kết nối trên hai máy là tương đối đầy đủ và không chênh lệch nhau quá nhiều, đáp ứng trọn vẹn cho nhu cầu học tập và làm việc của đại đa số người dùng hiện nay.
Nên mua Lenovo ThinkPad Neo 14 hay Lenovo ThinkBook 14 G4+?
Qua những gì mà Chúng tôi chia sẻ và phân tích ở trên chúng ta có thể thấy Lenovo ThinkPad Neo 14 và Lenovo ThinkBook 14 G4+ đều là những chiếc Ultrabook rất đáng để người dùng trải nghiệm, thật sự rất khó để chúng ta có thể tìm được ra đâu mới là ứng cử viên mạnh hơn trong hai mẫu sản phẩm này. Nhưng theo ý kiến cá nhân mình, Lenovo ThinkPad Neo 14 vẫn nhỉnh hơn ThinkBook 14 G4+ ở một số điểm như trải nghiệm gõ, đa dạng tùy chọn cấu hình đến từ hai “ông lớn” là Intel và AMD, còn Lenovo ThinkBook 14 G4+ lại nhỉnh hơn ThinkPad Neo 14 về thiết kế, màn hình. Do đó tùy thuộc vào nhu cầu và mục đích mà chúng ta có thể lựa chọn cho mình những phiên bản phù hợp nhất.
Vậy nên mua Lenovo ThinkPad Neo 14 ở đâu? Chỗ nào bán Lenovo ThinkPad Neo 14 giá tốt? Cùng ghé ngay hệ thống các chuỗi cửa hàng của trên toàn quốc để có được câu trả lời bạn nhé.
Ngoài ra, bạn còn có thể tham khảo thêm các mẫu laptop Lenovo xịn sò đang kinh doanh tại Chúng tôi như: , , , , ,...
Xem thêm: