Đó là những gì nguồn tin của Reuters đưa ra. Đầu tiên, vào rạng sáng nay theo giờ Việt Nam, trên mạng xã hội X, lần lượt giám đốc công nghệ Mira Murati, phó chủ tịch mảng nghiên cứu Barret Zoph và giám đốc nghiên cứu Bob McGrew đã tuyên bố từ chức, rời khỏi OpenAI. Cùng lúc, cũng chính là Reuters đưa tin, dẫn nguồn giấu tên, rằng OpenAI đang có kế hoạch tái cơ cấu quá trình nghiên cứu phát triển mô hình ngôn ngữ lớn, cũng như khía cạnh kinh doanh của startup, để biến nó trở thành một tập đoàn kinh doanh chứ không chia thành hai mảng nghiên cứu phi lợi nhuận và kinh doanh như thời điểm hiện tại nữa. Điều này đồng nghĩa với việc, quyền lực đưa ra những quyết định và định hướng phát triển OpenAI của ban lãnh đạo thiên về nghiên cứu phi lợi nhuận sẽ không còn nữa. Cũng theo nguồn tin này, mảng nghiên cứu phi lợi nhuận của OpenAI vẫn sẽ tồn tại và được trao cổ phần của OpenAI. Tương tự như vậy, CEO Sam Altman cũng sẽ nhận được cổ phần của startup này. Thu hút nhà đầu tư Dám khẳng định, nếu điều này trở thành sự thật, thì việc OpenAI tái cơ cấu đơn giản là để thu hút các nhà đầu tư. Hiện tại OpenAI đang đàm phán với các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư để kêu gọi khoảng 6.5 tỷ USD tiền vốn. Nếu lần gọi vốn này thành công, OpenAI có thể sẽ đạt giá trị 150 tỷ USD. Nhưng cùng lúc, động thái tái cơ cấu này nếu được thực hiện, cũng sẽ là biểu thị cho quan điểm của những người đứng đầu quản lý startup AI nổi tiếng nhất thế giới hiện tại, xét trên khía cạnh quản lý giảm thiểu rủi ro của AI trong tương lai. Người phát ngôn của OpenAI đưa ra tuyên bố sau khi có những thông tin không chính thức kể trên: “Chúng tôi vẫn tập trung toàn lực để xây dựng những công nghệ AI có lợi và giúp ích cho tất cả mọi người, và chúng tôi đang làm việc với ban lãnh đạo để đảm bảo chúng tôi ở vị thế tốt nhất để hoàn thành nhiệm vụ trên. Mảng phi lợi nhuận luôn là phần không thể thiếu trong nhiệm vụ ấy, và vẫn sẽ tồn tại.” Apple và Nvidia có thể sẽ đổ tiền đầu tư cho OpenAI Nguồn tin của NYT cho biết, Apple và Nvidia đang trong quá trình đàm phán với OpenAI, để rót vốn đầu tư cho startup nghiên cứu mô hình ngôn ngữ AI nổi tiếng nhất thế giới ở thời điểm hiện tại. Những thông tin chưa chính thức cho rằng… tinhte.vn Theo nguồn tin của Reuters, kế hoạch tái cơ cấu này hiện đang được đề xuất với các chuyên gia tư vấn pháp lý cho startup, cũng như những đơn vị, cá nhân và quỹ đầu tư đã đổ tiền cho OpenAI. Thời gian hoàn thành và cơ cấu mới của OpenAI ra sao, hiện giờ vẫn chưa rõ ràng. Năm 2015, Sam Altman, Greg Brockman cùng nhiều nhà nghiên cứu AI và nhiều nhà đầu tư đã sáng lập OpenAI. Đến năm 2019, startup nghiên cứu trí tuệ nhân tạo này đã thêm mảng phi lợi nhuận, rồi gọi được vốn đầu tư của Microsoft để nghiên cứu phát triển những mô hình ngôn ngữ lớn GPT. Cùng với sự thành công của ChatGPT, giá trị vốn hóa của OpenAI đã tăng vọt từ 14 tỷ USD vào năm 2021 lên con số ước tính 150 tỷ USD nếu vòng gọi vốn kể trên thành công, tức là chỉ mất 3 năm để giá trị tăng gấp hơn chục lần. An toàn AI Cơ cấu vận hành có phần kỳ quặc của OpenAI từ năm 2019 tới nay như thế này. Toàn bộ quyền quyết định và thiết lập định hướng vận hành, nghiên cứu cũng như cả kinh doanh của OpenAI đều do mảng nghiên cứu phi lợi nhuận đưa ra. Cơ cấu này khi ấy được đưa ra để đảm bảo mục tiêu tạo ra những trí tuệ nhân tạo phổ quát (AGI) an toàn và có ích cho cả nhân loại. Nhưng cơ cấu vận hành này đến tháng 11/2023 bắt đầu nảy sinh những xung đột gay gắt. Đó chính là thời điểm CEO Sam Altman bị vài thành viên trong ban lãnh đạo startup bất ngờ sa thải, lấy lý do Altman không trung thực với các nhà đầu tư cũng như những thành viên khác trong ban lãnh đạo. Dù rằng chỉ mất đúng 5 ngày để Altman trở lại vị trí giám đốc điều hành, nhờ vào sự ủng hộ nhiệt thành của gần như toàn bộ nhân sự và các nhà đầu tư, nhưng những rạn nứt trong quan hệ giữa mảng kinh doanh và mảng nghiên cứu đã không thể hàn gắn được nữa. Kể từ đó, OpenAI đã đưa thêm không ít những giám đốc nổi tiếng của ngành công nghệ về làm việc, với chủ tịch hội đồng quản trị là Bret Taylor, cựu CEO của Salesforce. Tất cả mọi thay đổi trong nghiên cứu và kinh doanh của OpenAI đều cần sự đồng thuận của ban lãnh đạo bao gồm 9 người này. Quảng cáoAdmicro AdX Nỗ lực kiếm tiền và gọi vốn của OpenAI đang gặp những trở ngại gì? OpenAI từ vài năm trở lại đây đã được coi là cái tên “tiêu chuẩn” của những nỗ lực nghiên cứu phát triển công nghệ AI của toàn ngành công nghệ toàn cầu. Nhưng bản thân startup ấy cũng đôi khi đối mặt với những rắc rối không hề nhỏ. tinhte.vn Trong đó, bao gồm giám đốc tài chính mới của OpenAI, cô Sarah Friar từng là CEO của Nextdoor. Kevin Weil, giám đốc sản phẩm mới của OpenAI từng là phó chủ tịch phụ trách phát triển sản phẩm ở Twitter. Ben Nimmo thì từng dẫn dắt những cuộc chiến pháp lý chống lại những chiến dịch truyền thông dắt mũi dư luận khi còn làm việc ở Facebook. Joaquin Candela từng là người đứng đầu nhóm nghiên cứu chống lại những tác động tiêu cực khi ứng dụng trí tuệ nhân tạo ở Facebook. Nếu như quyền kiểm soát OpenAI của ban lãnh đạo với tư duy phi lợi nhuận bị loại bỏ, OpenAI sẽ vận hành giống như một startup công nghệ thông thường. Nước đi này chắc chắn sẽ được các nhà đầu tư ủng hộ, những đơn vị và cá nhân đã rót hàng tỷ USD vào startup này. Tuy nhiên, như đã nói, khi đạo đức nghiên cứu bị xếp xuống hàng thứ yếu, cộng đồng nghiên cứu AI toàn cầu chắc chắn sẽ có những lo ngại, cũng như đặt ra những câu hỏi, liệu rằng các nhà nghiên cứu dưới quyền các giám đốc quản lý của OpenAI có đủ khả năng đảm bảo trách nhiệm của họ khi phát triển ra một AGI với khả năng tư duy cũng như giải quyết vấn đề nhanh hơn cả não bộ con người hay không. Từng có thời điểm, trưởng khoa học gia Ilya Sutskever và cấp dưới Jan Leike lần lượt từ chức. Khi ấy, một cụm từ được nhắc tới rất nhiều, đó là Superalignment. Đó là tên của một đội ngũ các nhà nghiên cứu phát triển những giải pháp và hàng rào bảo vệ để những mô hình AI không gây hại cho người dùng nói riêng và cả cộng đồng nói chung. Quảng cáo Đồng sáng lập, trưởng nhóm khoa học OpenAI từ chức, 6 tháng sau màn lật đổ CEO bất thành Đó là Ilya Sutskever, một trong số 4 thành viên ban lãnh đạo OpenAI đã bất ngờ đưa ra quyết định sa thải Sam Altman khỏi vị trí CEO. Sau khi vấp phải sự phản đối và tẩy chay dữ dội của các nhân viên OpenAI… tinhte.vn Nhà nghiên cứu cấp cao OpenAI từ chức: "Họ dồn gần như toàn lực cho những sản phẩm danh tiếng" Đó là Jan Leike, nhà nghiên cứu kiêm quản lý tại OpenAI, đảm trách nhiệm vụ định hướng phát triển và nghiên cứu những hàng rào an toàn cho những công cụ trí thông minh nhân tạo nổi tiếng mà OpenAI đang phát triển. tinhte.vn Cả hai nhà quản lý nhóm Superalignment, Leike và Sutskever rời khỏi công ty, đồng nghĩa với việc nhóm này cũng bị cho giải tán. Những nhân viên, kỹ sư và nhà nghiên cứu của nhóm chuyên trách này sẽ được điều chuyển sang những nhóm nghiên cứu mô hình và giải pháp khác, và vẫn đảm nhận nhiệm vụ phát triển những hàng rào an toàn để vận hành AI. Ở thời điểm Superalignment Team được thành lập, OpenAI cho rằng trí thông minh nhân tạo hoàn toàn có khả năng vượt qua trí thông minh con người trong vòng 10 năm tới. Chỉ vài tháng kể từ thời điểm ấy, OpenAI đã tạo ra được không ít những đột phá về công nghệ AI. Còn đối với hiệu năng máy chủ vận hành nghiên cứu, huấn luyện và vận hành AI mà OpenAI đang sở hữu ở thời điểm hiện tại, chỉ có 20% tổng số đó là được dành cho những nhà nghiên cứu phụ trách phát triển những hàng rào bảo vệ con người trước nguy cơ AI vận hành không như ý muốn, hay “hóa điên, loạn ngôn”. Những công thần đã ra đi gần hết Tính đến thời điểm hiện tại, sau khi tuyên bố từ chức, cô Murati vẫn sẽ làm việc cho OpenAI cho tới khi đàm phán xong với công ty. Theo profile LinkedIn của cô, tháng 12/2020, cô gia nhập OpenAI với vị trí phó chủ tịch mảng AI ứng dụng và quan hệ đối tác. Đến tháng 5/2022, cô trở thành giám đốc công nghệ của startup. Trước khi về OpenAI làm việc, cô Mira Murati đã có quãng thời gian làm việc tại Leap Motion, một startup nghiên cứu công nghệ thực tế ảo và thực tế tăng cường, rồi sau đó là ở hãng xe điện Tesla. Ở cương vị CTO, cô Murati thường là gương mặt xuất hiện trước công chúng đại diện cho OpenAI bên cạnh Sam Altman. Thời điểm mô hình GPT-4o được ra mắt hồi tháng 5, chính nữ giám đốc này đã trình diễn khả năng của mô hình, trong đó có tính năng trợ lý ảo vận hành bằng giọng nói. Chia sẻ nguyên nhân từ chức, cô Murati viết trên MXH X: “Tôi từ bỏ vị trí này vì tôi muốn có thời gian và không gian để có những khám phá cho riêng bản thân mình.” Murati, cùng hai nhà nghiên cứu Zoph và McGrew là những cái tên mới nhất rời bỏ OpenAI. Trong số 13 con người đầu tiên gây dựng OpenAI từ những ngày đầu, khi startup thành lập năm 2015, chỉ còn sót lại 3 người vẫn còn đang ở lại. Đầu tiên là chủ tịch Greg Brockman. Bản thân anh này cũng đang xin nghỉ từ nay đến hết năm, xin cho bản thân khoảng thời gian dành cho cá nhân sau gần 1 thập kỷ làm việc liên tục. Hồi tháng 8, một trong những nhà đồng sáng lập OpenAI, John Schulman nói sẽ rời khỏi OpenAI để gia nhập đơn vị cạnh tranh, Anthropic. Cùng với đó, như đã đề cập, là Ilya Sutskever và Jan Leike. Trên mạng xã hội X, Sam Altman thừa nhận cô Murati đã không đề cập trước chuyện xin nghỉ việc với anh, và sau đó anh cho biết nữ giám đốc đã giải thích rằng cô muốn ra đi khi công ty đang phát triển đi lên, và rằng “không có thời điểm nào là hoàn hảo cả.” Tổng hợp 1, 2