Nhắc đến các thương hiệu lớn trong giới card đồ họa rời, hầu hết bạn đọc hẳn sẽ nghĩ ngay tới NVIDIA và AMD. Cuộc đua song mã này có lẽ đã diễn ra tới cả chục năm, và đó cũng là lý do khiến màn tham chiến của Intel với Arc-series trở nên đáng chú ý. Là một ông lớn, đội Xanh có thừa cơ sở để cùng hai ông lớn tạo thế chân vạc. Tuy nhiên sự thật thì mất lòng, thể hiện ở cách mà Arc vẫn chưa thực sự được để tâm - ngay cả khi đã có mặt trên một chiếc tuyệt vời như .
Nếu để bảo card rời Intel là một nỗi thất vọng thì... cũng hơi oan uổng, vì chính ra chúng ta vẫn chưa có kỳ vọng đúng về sản phẩm này - ít nhất là ở thời điểm hiện tại. Chi tiết hơn, hãy cùng tìm hiểu thông qua bài đánh giá chi tiết Lenovo Slim 7 16 Gen 7 - chiếc laptop chỉ khoảng 20 triệu Đồng nhưng là cực kỳ chuẩn chỉ dành cho dân multimedia để có câu trả lời nhé.
Thiết kế Lenovo Slim 7 16 Gen 7
Về thiết kế, không có quá nhiều điều để nói về Lenovo Slim 7 16 Gen 7. Vốn dĩ vì sản phẩm của chúng ta sở hữu vẻ ngoài khá là tối giản, với lớp sơn màu Xám (Storm Grey) bao phủ lên trên tạo hình vuông vắn. Đây vẫn là đặc trưng của các sản phẩm nói chung và dòng Slim nói riêng, và tùy mắt thẩm mỹ của mỗi người mà ấn tượng về sẽ là khác nhau. Có người sẽ cho rằng như vậy là quá nhàm chán, nhưng cũng có người sẽ thích vì nó giúp họ tập trung cho công việc nhiều hơn.
Cá nhân người viết sẽ nghiêng về luồng ý kiến thứ hai, vì xét tới đối tượng sử dụng chiếc máy này là HSSV, người làm đồ họa thì Lenovo Slim 7 16 Gen 7 vẫn rất đẹp và chỉn chu. Màu Storm Grey đem lại sự bóng bẩy nhất định, trong khi từng đường nét trên máy từ cạnh máy cho tới phần viền Diamond Cut ở một số chỗ, v.v. Tất cả đều được làm cực kỳ cẩn thận.
Về độ hoàn thiện, Lenovo Slim 7 16 Gen 7 có thể được đánh giá ở mức tốt. Được làm từ kim loại Nhôm chắc chắn, dày bản, máy tỏ ra tương đối bền bỉ ở các khu vực quan trọng như khung phím hay nắp máy, giúp trải nghiệm sử dụng được đảm bảo an tâm. Tuy nhiên, cạnh máy ở khu vực chiếu nghỉ vẫn vát có phần hơi sắc, đây là điểm người viết thấy khá nhiều ở các sản phẩm Lenovo dòng Slim nói chung.
Cuối cùng thì với trọng lượng lên tới 2.1kg, chiếc máy này sẽ khá nặng khi nằm trong balo của bạn so với mặt bằng chung sản phẩm cùng tầm giá. Tuy nhiên đổi lại bạn sẽ có được sự chắc chắn như đã nói, màn hình lên tới 16-inch cùng cấu hình hiệu năng cao ở mức khá - sẽ được nói thêm ở phần sau.
Nhìn chung, với ngoại hình được giữ ở mức tối giản nhất có thể, Lenovo Slim 7 16 Gen 7 dường như sẽ được hãng tập trung hơn vào trải nghiệm sử dụng. Hãy cùng khám phá thêm để làm rõ điều này nhé.
Cổng kết nối
Về cổng kết nối, Lenovo Slim 7 16 Gen 7 sở hữu cổng nguồn, cổng HDMI 2.0, cổng USB-C hỗ trợ giao thức Thunderbolt 4 và jack tai nghe 3.5mm combo ở cạnh trái. Còn về cạnh phải, máy sẽ có 2 cổng USB-A 3.2 Gen1 (1 cổng luôn sạc) và khe thẻ SD. Với những trang bị này, máy có thể đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dùng cơ bản để kết nối chuột, phím hay USB. Đặc biệt với người dùng multimedia, Lenovo Slim 7 16 Gen 7 còn có khe thẻ SD để hỗ trợ tối đa.
Màn hình
Về màn hình, Lenovo đã cung cấp những yếu tố cao cấp hàng đầu trong tầm giá về hiển thị cho sản phẩm này. Ngoại trừ công nghệ OLED, còn lại thì từ độ phân giải 2.5K (2560 x 1600), tỉ lệ 16:10, tấm nền IPS cùng tân số quét lên tới 120Hz đều sẽ xuất hiện đầy đủ trên không gian hiển thị 16-inch của máy, tạo nên trải nghiệm hiển thị cực kỳ cân bằng giữa độ sắc nét, độ rộng và độ mượt mà.
Để tăng thêm công năng cho sản phẩm, Lenovo cũng đưa vào ở đây tính năng cảm ứng để người dùng có thể dễ dàng thao tác vuốt chạm, thu phóng khi làm các công việc văn phòng hoặc chỉnh sửa đồ họa. Với việc màn hình của Lenovo Slim 7 16 Gen 7 có kích thước lớn, sự hiện diện của cảm ứng cũng là rất hợp lý.
Tuy nhiên bù lại thì lớp phủ màn hình trên máy sẽ là lớp phủ bóng, dễ phản chiếu. Vậy nên nếu phải làm việc ngoài trời nhiều thì đây có thể sẽ thành nhược điểm với Lenovo Slim 7 16 Gen 7.
Chất lượng màu sắc của Lenovo Slim 7 16 Gen 7 cũng ở mức ấn tượng, xứng đáng lọt top đầu ở tầm giá khoảng 20 triệu Đồng hiện tại. Đo đạc bằng công cụ chuyên dụng SpyderX Elite, máy cho ra dải màu gồm 99% sRGB, 78% AdobeRGB, 78% DCI-P3 cùng độ sai lệch màu DeltaE chỉ là 1.03. Nhìn chung, người dùng hoàn toàn có thể yên tâm về độ đa dạng và chuẩn xác của màu sắc dù là để giải trí hay làm đồ họa.
Độ sáng của màn hình này cũng lên tới hơn 500 nits, đi kèm độ tương phản tối đa là 1070:1. Với bộ đôi thông số này, người dùng sẽ có thể thấy rõ nội dung dù đang ở bất kỳ điều kiện ánh sáng nào - có thể coi là bù trừ cho lớp phủ gương đã nói bên trên.
Viền màn hình của Lenovo Slim 7 16 Gen 7 tương đối mỏng ở cả bốn bên, giúp tạo ra cảm giác rộng rãi và đảm bảo về tính thẩm mỹ. Phía viền trên sẽ có cụm webcam độ phân giải HD để phục vụ học tập và làm việc trực tuyến, được làm nhô lên để người dùng tiện cầm nắm khi mở máy.
Bàn phím và touchpad
Về bàn phím, Lenovo Slim 7 16 Gen 7 sẽ sử dụng phím full-size đầy đủ chữ và số, phù hợp với đa dạng các tác vụ nếu người dùng có yêu cầu. Từ soạn thảo văn bản, nhập số liệu cho tới gán các phím tắt khi làm multimedia, v.v. layout của Lenovo Slim 7 16 Gen 7 cho phép chúng ta dễ dàng làm được tất cả những điều đó.
So với “huyền thoại bàn phím” trên , hành trình phím trên Lenovo Slim 7 16 Gen 7 sẽ nông hơn một chút. Tuy nhiên xét trên khía cạnh một sản phẩm , laptop multimedia ở tầm giá 20 triệu Đồng, chất lượng gõ như người viết đang có vẫn là rất tốt: Khung phím chắc chắn, phím nảy, bề mặt keycap vẫn nhám nhẹ và ôm tay.
Một điều thú vị nữa ở sản phẩm này là phím mũi tên sẽ được tách ra, với cũng được làm với kích thước đầy đủ. Việc thao tác với các phím này cũng vì vậy mà dễ dàng hơn với những ai đã quen dùng, ví dụ như để chuyển ảnh trong thư viện hay khi thao tác trong các công cụ đồ họa.
Touchpad của máy khá lớn và được viền Diamond Cut bóng bẩy, tạo nên điểm nhấn trên tổng thể thân máy. Trải nghiệm di cơ bản là tốt và chính xác nhờ bề mặt phủ nhám nhẹ cùng driver Windows Precision có sẵn bên trong. Phía dưới đáy máy sẽ là phần loa lớn, hỗ trợ công nghệ Dolby Atmos tạo nên trải nghiệm giải trí chất lượng.
Hiệu năng Lenovo Slim 7 16 Gen 7
Về hiệu năng, phiên bản Lenovo Slim 7 16 Gen 7 người viết đang trải nghiệm sẽ được trang bị vi xử lý Intel Core i7-12700H 14 nhân 20 luồng, 32GB RAM LPDDR5 4800MHz, 1TB SSD NVMe cùng card đồ họa Intel Arc A370M. Thường nhắc đến card trên laptop, phần lớn sẽ nghĩ ngay tới NVIDIA, hoặc hiếm hoi là AMD. Tuy nhiên cái tên xuất hiện hôm nay lại là Intel, và dù đã ra mắt được một thời gian nhưng hẳn nó vẫn sẽ khiến nhiều người cảm thấy lạ lẫm.
Nói trước thì mất vui, nhưng Intel Arc A370M sẽ là một chiếc card hơi kén tác vụ. Và chính nó cũng là lý do lớn khiến người viết định hướng sản phẩm này là dành cho dân multimedia, cụ thể ra sao thì hãy đọc tiếp để có câu trả lời nhé.
Với CPU Core i7-12700H thì mặc dù không phải thế hệ mới nhất, nhưng đây vẫn là một con chip hiệu năng cao với sức mạnh không thể bị đánh giá thấp. Lý do là vì nó vẫn được thừa hưởng mọi công nghệ làm nên thành công của Intel hiện tại trên mặt trận vi xử lý laptop, ví dụ như xung cao cùng kiến trúc nhân big.LITTLE giúp điều phối từng loại nhân hiệu năng (P-core) và hiệu quả (E-core) tùy từng tác vụ.
Sử dụng phần mềm Cinebench R23 để đo đạc hiệu năng, con chip này cho ra điểm đơn nhân và đa nhân lần lượt là 1703 và 13317 - so với mặt bằng chung ultrabook thì sẽ ở ngưỡng trung bình. Điều này là chấp nhận được với một sản phẩm có mức giá chỉ 20 triệu Đồng, và trên thực tế con chip này vẫn có thể chạy nặng khá tốt với xung cao nhất khoảng 4.3GHz, đổi lại sẽ là nhiệt năng tương đối là nóng với khoảng 90 độ.
Sang tới card đồ họa Intel Arc A370M thì nếu bạn đang kỳ vọng vào một trải nghiệm chơi game tốt, có lẽ sản phẩm này không hoàn toàn làm được điều đó. Cụ thể thì với những tựa game AAA như Marvel’s Spider-Man, A370M chỉ vận hành mọi thứ ở mức chơi được khi độ phân giải máy được hạ xuống FullHD+, đi kèm những thiết lập tối ưu khung hình như AMD FSR 2.1 cũng như đồ họa ở mức thấp nhất.
Với các game Esports như Liên Minh Huyền Thoại, máy vẫn chơi được khá ổn với FPS gần 100 ở độ phân giải 2.5K, vậy nên cũng không thể nói là sản phẩm này chơi game quá kém. Còn với VALORANT, việc điều chỉnh về độ phân giải có lẽ sẽ là bắt buộc nếu chúng ta muốn tận dụng màn hình 120Hz đi kèm, và cũng sẽ phù hợp hơn với mức VRAM chỉ 4GB của A370M.
Trái lại với các tác vụ đồ họa, dường như đó sẽ là thứ có thể phát huy tốt hơn sức mạnh của Intel Arc A370M. Lý do cho điều này là nhờ công nghệ Intel Deep Link tích hợp bên trong, theo lời đội Xanh là có thể khiến cả card đồ họa rời là Arc và card tích hợp là Iris Xe Graphics chạy cùng lúc khi chúng ta thực hiện một số tác vụ multimedia - ví dụ như là encode video.
Ngoài ra, Intel Deep Link sẽ còn có thể giúp điều tiết dòng điện giữa CPU và card đồ họa rời Arc, khiến card khi cần chạy nặng sẽ được thuyên chuyển nhiều điện hơn để có được sức mạnh tốt hơn. Cái này nôm na khá giống Dynamic Boost của bên NVIDIA RTX.
Tham khảo nhiều đánh giá chuyên sâu về vai trò của Intel Deep Link trên Intel Arc A370M, người viết nhận về những phản hồi tương đối tích cực. Cụ thể thì khi làm việc với các phần mềm như Adobe Premiere Pro, Adobe After Effects hay DaVinci Resolve, A370M đem lại trải nghiệm khá là mượt mà, bù lại là tốc độ render hay xử lý thì vẫn sẽ chưa quá mạnh so với những GTX hay RTX “cây đa cây đề” mà thôi.
Nhìn chung với mọi yếu tố sẵn có, đi kèm 32GB RAM LPDDR5 kênh đôi cùng tới 1TB SSD lưu trữ dữ liệu thoải mái, Lenovo Slim 7 16 Gen 7 phiên bản card rời Intel Arc sẽ là một sản phẩm đa dụng ngon, bổ, rẻ và có tiềm năng phát triển. Hi vọng với những phiên bản driver mới hơn từ đội Xanh, Arc sẽ trở thành một chiếc card hữu ích hơn, có thể làm được nhiều thứ hơn với mức giá tiết kiệm.
Thời lượng pin
Về pin, Lenovo Slim 7 16 Gen 7 sẽ sử dụng viên pin 70Wh, về lý thuyết có thể cung cấp khoảng 7h on-screen tới người dùng, Thử nghiệm thực tế với độ sáng màn hình 50% cùng các tác vụ văn phòng cơ bản như lướt web, xem phim và gõ ra bài viết này, máy sẽ trụ được khoảng gần 5 tiếng - con số tạm đủ cho một buổi làm việc bên ngoài. Như thường lệ, tính năng sạc nhanh Rapid Charge cũng sẽ có sẵn để hỗ trợ người dùng, với chỉ 15 phút sạc là chúng ta đã có khoảng 2h sử dụng văn phòng.
Tạm kết
Về cơ bản, đó là Lenovo Slim 7 16 Gen 7 - chiếc ultrabook với trải nghiệm cực kỳ đầy đủ cho đa dạng đối tượng. Đặc biệt là với những người có ý định làm multimedia, đây sẽ là một sản phẩm tuy giá rẻ nhưng lại cực kỳ “tươm tất”. Mặc dù card rời Arc A370M vẫn sẽ để lại những câu hỏi lớn, nhưng việc nó có thể tốt hơn qua thời gian với những cập nhật từ Intel vẫn sẽ biến đây trở thành một cái tên tiềm năng cho danh hiệu “ngon, bổ, rẻ”.
Và để mua những sản phẩm Lenovo Slim 7 16 Gen 7 cũng như nhiều dòng laptop Lenovo dành cho dân multimedia xịn sò khác như: , , , , ,... với mức giá tốt cùng hậu mãi chu đáo, đừng ngần ngại ghé qua các chi nhánh Dạo Bước Công Nghệ của trên toàn quốc.
Xem ngay: