Hướng dẫn kiểm tra và xử lý tình trạng quá nhiệt cho laptop và máy tính

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Hướng dẫn kiểm tra và xử lý tình trạng quá nhiệt cho laptop và máy tính
Hình ảnh rao vặt

Hướng dẫn kiểm tra và xử lý tình trạng quá nhiệt cho laptop và máy tính

Laptop hay máy tính quá nóng không chỉ gây khó chịu khi sử dụng mà còn có thể dẫn đến hiệu suất giảm sút, thậm chí hư hỏng phần cứng. Bài viết này Chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra nhiệt độ laptop nhé!

Mục lục bài viết

1. Những điểm chính

  • Bạn sẽ biết được nhiệt độ CPU, GPU và ổ cứng lý tưởng cho laptop hoạt động ổn định.

  • Bài viết hướng dẫn chi tiết 3 cách kiểm tra nhiệt độ laptop: cảm quan, sử dụng BIOS và phần mềm chuyên dụng.

  • Bạn sẽ nắm được những nguy cơ tiềm ẩn khi để laptop quá nóng, từ giảm hiệu suất hoạt động đến nguy cơ hư hỏng linh kiện và cháy nổ.

  • Biết cách giảm nhiệt độ laptop hiệu quả, giúp bạn bảo vệ máy tính của mình..

2 Cách kiểm tra nhiệt độ laptop chính xác nhất

2.1. Cảm quan

Cách đơn giản nhất để nhận biết có quá nóng hay không là chạm tay vào vỏ máy, đặc biệt là khu vực gần . Nếu chỉ cảm thấy hơi ấm, máy tính của bạn đang hoạt động ở nhiệt độ bình thường. Tuy nhiên, nếu vỏ máy nóng đến mức khó chịu, ngay cả khi môi trường xung quanh mát mẻ, rất có thể CPU đang quá nhiệt và cần được kiểm tra kỹ hơn bằng các phương pháp khác.

Để nhận biết máy tính có quá nóng hay không là chạm tay vào vỏ máy

Để nhận biết máy tính có quá nóng hay không là chạm tay vào vỏ máy

2.2. Sử dụng BIOS

Ưu điểm của việc sử dụng BIOS là không cần cài đặt phần mềm bổ sung. Tuy nhiên, nhược điểm của phương pháp này là khá phức tạp với người dùng mới, đòi hỏi kiến thức nhất định về cấu hình máy tính. Thêm vào đó, thao tác trong BIOS tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu người dùng không quen thuộc, có thể dẫn đến lỗi hệ thống hoặc mất dữ liệu.

Bước 1: Khởi động máy tính và nhấn liên tục phím Del, F1 hoặc F2 (tùy dòng máy) ngay khi máy vừa bật để vào BIOS.

Khởi động máy tính

Khởi động máy tính

Bước 2: Sử dụng phím mũi tên để di chuyển đến mục Power hoặc PC Health (tên mục có thể khác nhau tùy BIOS). Tìm giá trị CPU Temperature trong mục này để xem nhiệt độ hiện tại của CPU.

Tìm giá trị CPU Temperature

Tìm giá trị CPU Temperature

2.3. Sử dụng phần mềm chuyên dụng (khuyến khích)

HWMonitor là một lựa chọn phổ biến khác để kiểm tra nhiệt độ CPU. Ưu điểm của phần mềm này là không chỉ hiển thị nhiệt độ CPU mà còn theo dõi nhiệt độ của nhiều thành phần khác trong máy tính như card màn hình, ổ cứng.

Bạn có thể tải phần mềm HWMonitor .

Bước 1: Đầu tiên, cài đặt phần mềm HWMonitor về máy tính. Tại giao diện chính của HWMonitor sẽ hiển thị thông tin về các thành phần chính của máy: Mainboard, CPU, ổ cứng, card đồ họa.

Cài đặt phần mềm

Cài đặt phần mềm

Bước 2: Để tiến hành cách kiểm tra nhiệt độ CPU bằng HWMonitor, bạn nhấn chọn vị trí số 1 rồi nhấn vào dấu cộng phía trước tên CPU máy tính đang dùng trên máy của bạn. Ngay sau đó, nhiệt độ CPU máy tính sẽ hiển thị tại phần Temperatures thứ 2, trong mục Code #0 và Code #1.

Nhiệt độ CPU máy tính sẽ hiển thị tại phần Temperatures thứ 2

Nhiệt độ CPU máy tính sẽ hiển thị tại phần Temperatures thứ 2

3. Nhiệt độ laptop bao nhiêu là bình thường?

3.1. Nhiệt độ CPU

CPU là bộ xử lý trung tâm của máy tính, chịu trách nhiệm xử lý các tác vụ chính. Nhiệt độ CPU thường là chỉ số được quan tâm hàng đầu khi kiểm tra nhiệt độ laptop.

  • Dưới 50 độ C: Hoạt động hoàn hảo, lý tưởng cho các tác vụ nhẹ nhàng như lướt web, xem phim, so sánh văn bản,...

  • 50 - 70 độ C: Hoạt động ổn định, phù hợp với đa số tác vụ văn phòng, giải trí cơ bản.

  • 70 - 80 độ C: Nhiệt độ cao, cần chú ý giảm nhiệt, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất.

  • Trên 80 độ C: Quá nóng, cần giảm nhiệt ngay lập tức, nguy cơ hư hỏng linh kiện, cháy nổ.

Nhiệt độ CPU thường là chỉ số được quan tâm hàng đầu

Nhiệt độ CPU thường là chỉ số được quan tâm hàng đầu

3.2. Nhiệt độ GPU

(Graphics Processing Unit - đơn vị xử lý đồ họa) là bộ xử lý chuyên biệt dành cho các tác vụ đồ họa, thường được sử dụng trong các game, phần mềm chỉnh sửa video, thiết kế đồ họa. Nhiệt độ GPU cũng là một yếu tố quan trọng cần theo dõi.

Tương tự như CPU, nhiệt độ GPU lý tưởng dưới 50 độ C. 50 - 70 độ C là mức nhiệt độ ổn định, phù hợp với các tác vụ đồ họa cơ bản. Khi nhiệt độ GPU vượt quá 70 - 80 độ C, cần chú ý giảm nhiệt để tránh ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của GPU.

3.3. Nhiệt độ ổ cứng

Ổ cứng là nơi lưu trữ dữ liệu của máy tính. Nhiệt độ ổ cứng cũng cần được kiểm soát để đảm bảo hoạt động ổn định và tránh tình trạng hư hỏng, mất dữ liệu.

Nhiệt độ ổ cứng lý tưởng là dưới 45 độ C, 45 - 55 độ C là ổn định, trên 55 độ C cần chú ý giảm nhiệt.

Nhiệt độ ổ cứng cũng cần được kiểm soát

Nhiệt độ ổ cứng cũng cần được kiểm soát

4. Tác hại khi để laptop quá nóng

4.1. Giảm hiệu suất hoạt động

Laptop thường xuyên bị nóng sẽ khiến hiệu suất hoạt động giảm sút, các tác vụ xử lý chậm, chơi game giật lag, mở ứng dụng lâu,... Điều này gây ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng và khiến công việc trở nên khó khăn.

4.2. Ảnh hưởng đến tuổi thọ pin

Nhiệt độ cao là một trong những nguyên nhân chính khiến pin laptop bị chai, giảm tuổi thọ, thời gian sử dụng pin bị rút ngắn. Điều này khiến bạn phải sạc pin thường xuyên hơn, gây bất tiện trong việc sử dụng laptop.

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến tuổi thọ pin

Nhiệt độ cao ảnh hưởng đến tuổi thọ pin

4.3. Hư hỏng linh kiện

Nhiệt độ quá cao có thể gây hư hỏng các linh kiện bên trong laptop, dẫn đến tình trạng máy hoạt động không ổn định, thậm chí là ngừng hoạt động. Các linh kiện dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao bao gồm CPU, GPU, ổ cứng, mainboard.

4.4. Rủi ro cháy nổ

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, laptop quá nóng có thể dẫn đến cháy nổ, gây nguy hiểm cho người sử dụng và tài sản xung quanh. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng vẫn có thể xảy ra nếu không được xử lý kịp thời.

Laptop quá nóng có thể dẫn đến cháy nổ

Laptop quá nóng có thể dẫn đến cháy nổ

4.5. Mất dữ liệu

Laptop quá nóng có thể khiến ổ cứng hoạt động không ổn định, tăng nguy cơ mất dữ liệu quan trọng. Do đó, việc kiểm soát nhiệt độ laptop là rất cần thiết để đảm bảo an toàn cho dữ liệu của bạn.

5. Cách giảm nhiệt độ laptop hiệu quả

5.1. Biện pháp ngăn ngừa

Vệ sinh laptop định kỳ giúp loại bỏ bụi bẩn tích tụ, đảm bảo luồng khí lưu thông tốt, giúp tản nhiệt hiệu quả hơn. Sử dụng đế tản nhiệt giúp tăng diện tích tiếp xúc giữa laptop và không khí, hỗ trợ tản nhiệt hiệu quả hơn. Tra keo tản nhiệt giúp truyền nhiệt từ CPU/GPU sang bộ tản nhiệt hiệu quả hơn, giúp máy mát hơn.

Thường xuyên vệ sinh laptop

Thường xuyên vệ sinh laptop

5.2. Xử lý khi laptop quá nóng

Sử dụng đế tản nhiệt, tắt các ứng dụng không cần thiết và các phần mềm chạy ngầm giúp giảm tải cho CPU, giúp máy mát hơn. Hệ điều hành Windows cung cấp tính năng Power Options giúp điều chỉnh mức tiêu thụ năng lượng, từ đó giúp giảm nhiệt độ. Nâng cấp phần cứng như CPU, GPU, , ổ cứng giúp cải thiện hiệu suất, từ đó giảm nhiệt độ.

Nâng cấp phần cứng như CPU, GPU

Nâng cấp phần cứng như CPU, GPU,...

6. Một số câu hỏi liên quan

8.1. Nhiệt độ laptop có ảnh hưởng gì đến tuổi thọ pin không?

Nhiệt độ cao là một trong những nguyên nhân chính khiến pin laptop bị chai, giảm tuổi thọ, dẫn đến tình trạng pin nhanh hết, thời gian sử dụng pin bị rút ngắn.

6.2. Kiểm tra nhiệt độ laptop có khó không?

Việc kiểm tra nhiệt độ laptop không hề khó, bạn có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà với các cách thức đơn giản như cảm quan bên ngoài hoặc thông qua các phần mềm chuyên dụng.

Việc kiểm tra nhiệt độ laptop không hề khó

Việc kiểm tra nhiệt độ laptop không hề khó

  • và top phần mềm kiểm tra tốt nhất

  • : Dung lượng, tình trạng và độ chai Pin

  • : Cách xem độ chai, sức khỏe pin chuẩn

Hy vọng với những thông tin về cách kiểm tra nhiệt độ laptop và đề xuất một số biện pháp khắc phục tình trạng nóng laptop đã giúp bạn có được những thông tin hữu ích, từ đó đưa ra quyết định đúng đắn nhé. Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ!

Nguồn: Cách kiểm tra nhiệt độ laptop, máy tính và hướng xử lý khi quá nhiệt
💬 bình luận

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn