Chuyện thật như đùa: Sinh viên mở startup phát triển AI gian lận thi cử, gọi được 5 triệu USD vốn

Doanh nghiệp gần bạn nhất

được xác nhận bởi itcctv

Chuyện thật như đùa: Sinh viên mở startup phát triển AI gian lận thi cử, gọi được 5 triệu USD vốn
Hình ảnh rao vặt

Chuyện thật như đùa: Sinh viên mở startup phát triển AI gian lận thi cử, gọi được 5 triệu USD vốn

Vào hôm chủ nhật 20/4 vừa rồi, Chungin “Roy” Lee (21 tuổi) thông báo đã gọi được 5,3 triệu đô la tiền vốn từ các quỹ đầu tư Abstract Ventures và Susa Ventures. Số tiền này sẽ phục vụ cho startup của Lee, Cluely, phát triển ra một công cụ AI để "gian lận trong mọi thứ."

Startup này ra đời sau khi Lee đăng một bài viết trên mạng xã hội X, được lan truyền nhanh chóng, kể lại việc anh và người bạn học kiêm đồng sáng lập Cluely đã bị Đại học Columbia đình chỉ vì đã phát triển một công cụ để gian lận trong các cuộc phỏng vấn xin việc cho kỹ sư phần mềm.

Công cụ đó, ban đầu được gọi là Interview Coder, hiện là một phần của startup Cluely, có trụ sở tại San Francisco, Mỹ. Nó cung cấp cho người dùng khả năng "gian lận" trong các hoạt động như thi cử, cuộc gọi bán hàng và phỏng vấn xin việc, thông qua một cửa sổ trình duyệt ẩn mà người phỏng vấn hoặc giám thị kỳ thi không thể nhìn thấy.

Cluely đã tự so sánh họ với những phát minh như máy tính bỏ túi và công cụ kiểm tra chính tả, vốn ban đầu đều là những công cụ bị coi là “gian lận.” Cùng lúc, Cluely cũng công bố một đoạn video kỳ quái, được sản xuất chuyên nghiệp nhưng đang gây tranh cãi trên mạng xã hội. Trong đoạn video đó, Lee sử dụng một trợ lý AI ẩn để nói dối một người phụ nữ về tuổi tác và thậm chí cả kiến thức nghệ thuật của mình, trong một buổi hẹn hò tại một nhà hàng sang trọng:



Lee Chungin, CEO của Cluely, cho biết công cụ gian lận bằng AI này đã vượt qua mốc doanh thu định kỳ hàng năm (ARR) hơn 3 triệu USD vào đầu tháng này.

Đồng sáng lập khác của startup là Neel Shanmugam, cũng là một cựu sinh viên Đại học Columbia và hiện là Giám đốc vận hành (COO) của Cluely. Shanmugam cũng từng bị kỷ luật, đình chỉ học tại Columbia vì liên quan đến công cụ AI này. Cả hai nhà đồng sáng lập trẻ tuổi đều đã bỏ học tại Columbia, theo thông tin mà tờ báo sinh viên của trường đưa tin tuần trước.

Tiền thân của Cluely là một công cụ dành cho các nhà phát triển để gian lận trong việc nắm vững kiến thức về LeetCode, một nền tảng đặt câu hỏi lập trình mà một số người trong giới kỹ thuật phần mềm, bao gồm cả những người sáng lập Cluely, coi là lỗi thời và lãng phí thời gian.

Lee nói rằng anh đã có thể giành được vị trí thực tập tại Amazon bằng công cụ gian lận AI này. Amazon từ chối bình luận về trường hợp cụ thể của Lee với TechCrunch, nhưng cho biết các ứng viên xin việc của họ phải thừa nhận rằng họ sẽ không sử dụng bất kỳ công cụ trái phép nào trong quá trình phỏng vấn.

Cluely không phải là startup AI gây tranh cãi duy nhất được ra mắt vào tháng này. Trước đó, một nhà nghiên cứu AI nổi tiếng đã thông báo về startup của riêng mình với nhiệm vụ tuyên bố là thay thế tất cả người lao động trên toàn cầu, gây ra một cuộc tranh luận lớn trên MXH X:

Tiến sĩ AI mở startup, với tham vọng để máy móc làm hết việc thay con người

Thỉnh thoảng, một startup ở Silicon Valley ra mắt và hoạt động với một nhiệm vụ được mô tả theo cách “vô lý” đến mức khó có thể phân biệt được liệu họ là thật hay chỉ là châm biếm. Trường hợp của Mechanize cũng vậy. Đây là một startup nghiên cứu...
tinhte.vn


Theo Techcrunch
Nguồn:tinhte.vn/thread/chuyen-that-nhu-dua-sinh-vien-mo-startup-phat-trien-ai-gian-lan-thi-cu-goi-duoc-5-trieu-usd-von.4012412/
💬 bình luận

Bình luận

Trở thành viên của itcctv — Đăng ký
Thủ thuật tin học văn phòng Thủ thuật Word Thủ thuật Excel
Cuộn