Kế đến, là nỗ lực của Mark Zuckerberg, đồng sáng lập
Facebook, để vẽ nên một tương lai tươi sáng cho đế chế quảng cáo trực tuyến của mình, cố gắng tạo ra một người bạn đồng hành AI cho những người cô đơn.
Ngay cả Musk cũng dường như đang lo lắng khi ông quay trở lại Tesla sau khoảng thời gian đến Washington để dẫn đầu bộ DOGE, khi ông này cố gắng ngăn chặn sự sụt giảm giá cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện bằng những lời hứa về việc triển khai xe tự lái.
“Chúng tôi không đứng trên bờ vực tử thần, không một chút nào cả,” Musk nói với các nhà
phân tích thị trường gần đây.
Thực tế, không ai trong số những gã khổng lồ này đã bị loại bỏ hoàn toàn khỏi cuộc chơi, ít nhất là chưa. Và họ có rất nhiều lý do để cảm thấy ổn, họ là những trụ cột sinh lời cao của nền kinh tế toàn nước Mỹ và cùng nhau đại diện cho khoảng 7 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên, ngã rẽ mà tất cả họ cùng đang đứng, và cách họ phản ứng, xét từng cái tên đơn lẻ, trông giống như những cập nhật, những ví dụ hoàn hảo trong thế kỷ XXI để chứng minh cho những luận điểm đã từng được tác giả Clayton Christensen đề cập trong cuốn sách kinh doanh kinh điển "The Innovator's Dilemma" (Nghịch lý của người đổi mới).
Trong cuốn sách đó, tác giả Clayton Christensen đã cố gắng giải thích cách các sản phẩm hoặc dịch vụ mới thay thế những người chơi hiện tại bằng cách tạo ra các thị trường mới. Đó là một cuốn sách đã khiến thuật ngữ “gián đoạn” (disrupt) trở nên phổ biến trong các phòng họp, ngay cả khi được sử dụng theo cách mà nhà nghiên cứu quá cố Christensen không phải lúc nào cũng nghĩ đến.
Bản chất của lý thuyết của ông Christensen, là những công ty thành công, dường như làm mọi thứ đúng đắn, có thể thất bại khi các công ty nhỏ hơn, không bị ràng buộc bởi những gì đã từng xảy ra, trỗi dậy, thường với các công nghệ hoặc quy trình hoàn toàn mới. Một ví dụ của nghịch lý này, anh em hãy nghĩ về cách Netflix tiếp cận người đăng ký thuê đĩa phim qua đường bưu điện so với mô hình cửa hàng của Blockbuster.
Nhiều người tìm đến cuốn sách này để giải thích sự bùng nổ dot-com đã giúp tạo ra những ông lớn của Silicon Valley ngày hôm nay. Ngày nay, ở thời kỳ AI, đã nhìn thấy những điểm tương đồng phần nào. Giống như internet là một công nghệ mới có thể làm được rất nhiều thứ, AI nắm giữ vô số hứa hẹn. Nhưng ở giai đoạn đầu này, không rõ AI sẽ được triển khai như thế nào, hoặc bởi ai và khi nào. Cái thời bong bóng dot-com, kết cục thì trang web Pets.com chẳng phải là người chiến thắng mà nhiều người nghĩ. Đó là điều trớ trêu.