Micro là thiết bị được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hằng ngày tuy nhiên bạn đã hiểu rõ microphone là gì và các loại micro thông dụng hay chưa? Cùng theo dõi ngay để xem micro là gì, các loại micro trên thị trường nhé!
Microphone là gì?
Microphone hay được gọi là MIC được xem là một thết bị hỗ trợ quá trình thu âm thanh, hay là thiết bị trung gian kết nối giữa nguồn âm và người nghe. Hay nói theo cách khác thì nó là một thiết bị điện thanh nhằm cảm biến các dao động âm thanh thành các dao động điện, các dao động này có biên độ điện áp rất là nhỏ và cần được khuếch đại lớn lên để cung cấp ra loa.
Trong thực tế, Microphone được sử dụng ở nhiều lĩnh vực rất đa dạng. Bạn có thể bắt gặp trong phòng thu âm, trong sản xuất phim, thiết bị thu âm máy tính, trợ thính, tăng âm…Ngoài ra còn một số lĩnh vực khác như nhận diện giọng nói và cả những mục đích không liên quan đến âm thanh như cảm biến gõ cửa…
Vai trò của Microphone là gì?
Ngày nay, micro được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Đây là thiết bị hỗ trợ quan trọng đối với các đối tượng như diễn giả, ca sĩ hay những công việc liên quan đến tương tác xã hội… hoặc là giải trí đơn thuần như hát karaoke. Vì thế nó được sử dụng ngày càng rộng rãi và thông dụng.
Khi hát karaoke hay thực hiện thu âm thì chất lượng bản thu âm phụ thuộc vào micro khoảng 40%. Bởi thế trong phòng thu người ta thường rất kỹ lưỡng trong việc chọn micro.
Cách thức hoạt động của Microphone
Microphone sẽ thu âm thanh thông qua thiết bị nhận dạng sự rung động, là màng rung nam châm hoặc lớp tụ điện. Khi có sóng âm truyền tới lớp tụ điện này nhận dạng được tín hiệu dựa vào sự dao động của sóng âm, sau đó điện dung được sinh ra và tín hiệu sẽ được truyền về thiết bị để xử lý.
Cấu tạo của micro
Cấu tạo bên trong
Cấu tạo bên trong của micro bao gồm: màng rung, cuộn dây và nam châm. Micro hoạt động chủ yếu theo nguyên lý của cảm ứng điện từ.
Âm thanh sẽ được truyền qua màng rung của microphone theo đó phản hồi lên cuộn dây tạo ra từ trường nam châm. Khi đó, dòng điện xoay chiều sẽ truyền qua dây dẫn tới đầu Amply và loa để khuếch đại lên và tạo ra âm thanh.
Cấu tạo bên ngoài
Cấu tạo bên ngoài của micro gồm 3 phần: phần đầu, phần thân và phần cuối.
Phần đầu có chức năng bảo vệ những bộ phận bên trong, phần đầu được thiết kế phần lưới tròn chụp lại bên trong.
Phần thân là phần mà người cầm micro cầm khi sử dụng chúng. Ở phần thân có nút bật lên để mở micro và nút bật xuống để tắt micro. Một số người dùng sáng tạo sẽ trang trí thêm phần này để có thêm điểm nhấn cho micro.
Phần cuối là phần bạn sử dụng micro có dây thì phần cuối là chỗ để jack cắm vào điện hoặc bỏ pin nếu bạn đang sử dụng micro không dây
Phân loại Micro
Dựa vào nhiều tiêu chí mà phân loại micro khác nhau. Dựa trên nguyên lý hoạt động sẽ có rất nhiều loại micro khác nhua như: micro điện động, micro điện dung, micro dải băng, micro than, micro sợi quang, micro laser, ...Trong đó, chủ yếu là 3 loại: micro điện động, micro điện dung, micro áp điện.
Micro điện động:
Có cấu tạo giống loa điện động, trong đó màng của nó được làm mỏng, cuộn dây được cuốn nhiều vòng và thường có trở kháng tới 300 ohm. Nó có độ nhạy thấp, dải tần có hạn (thường từ 50 Hz đến 16 KHz). Micro này có âm sắc mềm thường dùng cho ca sĩ hay trong phòng thu.
Loại này dùng điện động sử dụng nam châm để thay đổi sóng điện. Đặc điểm của nó là có hoặc không có các nút on/off bật tắt trên thân micro. Micro dynamic có khả thu âm tốt tại các khoảng cách gần, không cần nguồn điện cung cấp để hoạt động và dùng tốt cho việc thu âm một người.
Micro điện dung:
Loại này rất thông dụng, được sử dụng rộng rãi. Độ nhạy của micro khá cao với nhiều kích thước từ lớn cho đến nhỏ, dải tần âm thanh rộng. Micro này thường được dùng trong điện thoại, micro không dây.
Mic này hoạt động trên nguyên tắc dùng hiệu ứng thay đổi điện dung để thay đổi sóng điện. Độ nhạy lớn hơn nhiều so với dynamic, tuy nhiên nó cần nguồn điện để hoạt động. Ưu điểm của mic là có thể thu âm từ khoảng cách xa, có thể thu âm với số người từ 2-6. Bởi thế nó thường được dùng trong giảng đường, hay các khu vực rộng lớn…
Micro áp điện:
Micro thường dùng trong khuếch đại âm thanh từ nhạc cụ, trống,…Về thiết kế, cấu tạo người ta có thể chia làm : micro có dây, Micro không dây bao gồm mic cầm tay, mic cài áo hay mic cài đầu.
Microphone có mặt trên những thiết bị nào?
Microphone rời
Microphone rời được dùng trong phòng thu âm, hát karaoke,...Bạn cũng có thể dùng mic để thu âm khi quay video.
Trên smartphone, máy tính bảng
Với micro trên smartphone thì được sử dụng để thu tiếng khi gọi điện, khi quay video, ngoài ra còn dùng để thu tiếng khi nói chuyện với trợ lý ảo.
Trên tai nghe
Đối với mic trên các loại tai nghe thì sẽ thường được sử dụng để trò chuyện. Ngoài ra, còn dùng để chống ồn trên tai nghe hay chống ồn chủ động.
Trên laptop
Tất cả thiết bị laptop đều sẽ được trang bị micro giúp người sử dụng có thể dễ dàng thực hiện cuộc gọi video hay đàm thoại.
Trên loa
Trên các thiết bị loa, micro thường được sử dụng để đàm thoại hoặc gọi trợ lý ảo.
Trên đồng hồ thông minh
Cũng tương tự như trên loa, micro trên đồng hồ thông minh được sử dụng để đàm thoại và gọi trợ lý ảo.
Những lưu ý khi đi mua Micro là gì?
Xác định mục đích sử dụng và số tiền bỏ ra:
Bạn cần biết mục đích mua mic để làm gì? Mua mic để thu âm, hát karaoke hay giảng dạy…Với mỗi mục đích chúng ta sẽ lựa chọn loại mic phù hợp. Chẳng hạn như sử dụng trong phòng thu âm bạn cần đến những chiếc mic chất lượng, còn để hát karaoke trong gia đình bạn có thể mua mic điện động với mức giá vừa phải.
Quan tâm tới thông số kỹ thuật của Micro
Thông số kỹ thuật bao gồm: tính định hướng của mic, độ nhạy, dải tần… đã nêu ở trên. Tùy vào mục đích, yêu cầu sử dụng để ưu tiên chọn lựa mic giữa các yếu tố. Tốt nhất trước khi chọn mua bạn nên tìm hiểu kỹ về các yếu tố này.
Chọn nơi bán Micro đảm bảo chất lượng
Sau khi đã biết mục đích mua mic bạn cần quan tâm là tìm địa chỉ bán hàng chất lượng, uy tín để đảm bảo mua được sản phẩm chính hãng và bảo hành đầy đủ.
Bài viết trên đã giới thiệu microphone là gì? Phân loại các loại micro phổ biến trên thị trường hiện nay. Hy vọng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ holine 1900 1903 để được tư vấn và hỗ trợ tốt nhất.