Facebook mới đây đã bắt đầu thử nghiệm tính năng nhắn tin mã hóa đầu cuối end-to-end mặc định trên ứng dụng Messenger nhằm tăng cường tính bảo mật thông tin của người dùng. Kế hoạch triển khai tính năng này trên phạm vi toàn cầu được dự kiến vào đầu năm tới.
Mã hóa end-to-end là một tính năng mà các ứng dụng nhắn tin đang cần phải tích hợp vào nền tảng của mình. Hãy cùng Phong Vũ khám phá về tính năng này và những ứng dụng mã hóa end-to-end phổ biến nhất hiện nay.
1. Facebook thử nghiệm tính năng nhắn tin mã hóa E2E trên Messenger
1.1 Mã hóa End-to-End là gì mà ứng dụng nhắn tin nào cũng nên trang bị?
Giao thức End to end (E2E) là một công cụ bảo mật dữ liệu giúp mã hóa thông tin khi truyền giữa người gửi và người nhận. Nó giúp chỉ có người gửi và người nhận có thể hiểu nội dung tin nhắn, ngay cả khi các nhà phát triển không thể truy cập được thông tin của cuộc trò chuyện.
Server máy chủ chỉ phục vụ việc tạo luồng dữ liệu để truyền tải nội dung tin nhắn mà không lưu trữ thông tin tin nhắn đó.
Giao thức End to end sẽ tăng cường tính bảo mật cho cuộc trò chuyện giữa người dùng. Chức năng này không chỉ ngăn chặn hacker và các bên thứ ba khác có thể đánh cắp thông tin, mà còn không cho phép các nhà cung cấp dịch vụ viễn thông hay nhà phát triển ứng dụng giải mã mã khóa để truy cập vào cuộc trò chuyện.
1.2 Facebook sẽ cập nhật tính năng nhắn tin mã hóa End to end cho Messenger trên phạm vi toàn cầu
Trong tuần này, Meta - công ty mẹ của Facebook, đã triển khai thử nghiệm tính năng mã hóa tin nhắn end-to-end trên ứng dụng nhắn tin Messenger. Điều này đồng nghĩa với việc các bên thứ ba sẽ không thể xem được nội dung tin nhắn của người dùng, chỉ có những người tham gia cuộc trò chuyện mới có thể truy cập vào nội dung tin nhắn.
Việc trang bị tính năng E2E cho ứng dụng của hơn 1 tỷ người dùng đã gây ra nhiều ý kiến phản đối từ các chính phủ vì tính năng này có thể gây trở ngại đối với công tác chống tội phạm. Giao thức end to end mã hóa tự động các tin nhắn trên ứng dụng, khiến cho các cơ quan thực thi pháp luật gặp khó khăn trong việc theo dõi các cuộc trò chuyện phạm pháp.
Trong phiên bản cập nhật mới, Facebook thông báo rằng họ đang lên kế hoạch làm tính năng mã hóa end to end trở thành mặc định cho tất cả cuộc trò chuyện và cuộc gọi trên Messenger trên toàn thế giới từ đầu năm sau.
Ngoài việc tích hợp tính năng End-to-End (E2E), Meta đã công bố một tính năng mới được gọi là "lưu trữ an toàn", cho phép mã hóa các bản sao lưu đám mây của lịch sử trò chuyện trên Messenger. Điều này giúp người dùng dễ dàng khôi phục lịch sử trò chuyện trong trường hợp mất điện thoại hoặc chuyển sang thiết bị khác, với dữ liệu lưu trữ vẫn được bảo mật an toàn nhất.
Theo đánh giá của Phong Vũ, việc cập nhật này được xem là bước quan trọng của Messenger cũng như Meta để nâng cao tính bảo mật của ứng dụng sau nhiều trường hợp người dùng bị đánh cắp thông tin. Điều này không chỉ giúp Meta thể hiện sự tôn trọng đối với quyền riêng tư cá nhân của người dùng mà còn cam kết bảo vệ thông tin người dùng khỏi sự xâm phạm của bên thứ ba.
2. Top 4 ứng dụng nhắn tin mã hóa end to end phổ biến nhất hiện nay
Trước khi Messenger ra đời, đã có nhiều ứng dụng nhắn tin tích hợp tính năng mã hóa đầu cuối End to end, mà nhiều người dùng tại Việt Nam đã sử dụng. Hãy cùng Phong Vũ khám phá chi tiết về top 4 ứng dụng nhắn tin mã hóa end to end được ưa chuộng nhất hiện nay.
2.1 Ứng dụng nhắn tin mã hóa bảo mật Telegram
Telegram, ứng dụng nhắn tin được sử dụng nhiều thứ 3 tại Việt Nam sau Zalo và Messenger, tự tin vượt trội về độ bảo mật tin nhắn và các tính năng hữu ích. Người dùng có thể yên tâm trò chuyện trên Telegram với sự an toàn khi tất cả các tin nhắn đều được mã hóa.
Telegram là một ứng dụng nhắn tin mã hóa miễn phí cho người dùng cá nhân và doanh nghiệp. Điểm mạnh của Telegram là hệ thống máy chủ được đặt trên toàn thế giới, giúp tối ưu thời gian truy xuất dữ liệu và giữ cho việc gửi và nhận tin nhắn trở nên rất nhanh chóng.
Ngoài ra, người dùng cũng có thể gửi tin nhắn văn bản và thoại, thực hiện cuộc gọi kỹ thuật số mã hóa và chia sẻ hình ảnh, tài liệu dung lượng tối đa 2GB mỗi tệp.
Tắt tính năng tự động lưu file trên Telegram nếu không muốn mất sạch tiền
2.2 Whatsapp – Ứng dụng nhắn tin mã hóa phổ biến tại Châu Âu
Whatsapp là một ứng dụng rất phổ biến trên toàn cầu, đặc biệt là tại Mỹ và Châu Âu. Tính đến thời điểm hiện tại, ứng dụng này cũng đang được người dùng tại Việt Nam chú ý và sử dụng nhờ vào những tính năng độc đáo mà nó mang lại, bao gồm bảo mật tin nhắn End-to-End. Với Whatsapp, người dùng có thể trò chuyện, chia sẻ file với dung lượng lên đến 100MB và thậm chí thực hiện cuộc gọi video với bạn bè ở bất kỳ nơi nào trên thế giới, tương tự như các ứng dụng khác.
Điểm nổi bật của ứng dụng nhắn tin mã hóa này so với các ứng dụng nhắn tin khác chính là người dùng không cần đăng ký tài khoản hay mật khẩu. Chỉ cần nhập số điện thoại trong lần đăng nhập đầu tiên là đã có thể sử dụng ứng dụng. Điều này giúp tiết kiệm thời gian và hạn chế khả năng quên mật khẩu hoặc mất tài khoản.
Nếu bạn muốn bắt đầu kinh doanh trên Whatsapp, ứng dụng cung cấp một nền tảng riêng với tên gọi là Whatsapp Business để hỗ trợ người dùng trong việc quản lý kinh doanh trên ứng dụng này.
2.3 Ứng dụng nhắn tin mã hóa đầu cuối LINE
Ứng dụng Line không chỉ giới hạn ở việc nhắn tin, gọi điện mà còn cung cấp nhiều tính năng hấp dẫn khác như chơi game, tổ chức cuộc thăm dò ý kiến và chia sẻ video trực tuyến, mang lại trải nghiệm đa dạng hơn cho người dùng.
Line được coi là một ứng dụng mạng xã hội cá nhân hóa cho người sử dụng, cho phép lưu trữ nhiều loại tệp tin như âm thanh, hình ảnh, và file dữ liệu trong mục Keep để dễ dàng chia sẻ với bạn bè.
Hơn nữa, việc đồng bộ dữ liệu trên ứng dụng này trên nhiều thiết bị khác nhau sẽ giúp bạn dễ dàng lưu trữ và tìm kiếm tài liệu.
Tuy nhiên, đối với hai ứng dụng nhắn tin mã hóa đã đề cập, để sử dụng tính năng mã hóa tin nhắn đầu cuối trong cuộc trò chuyện, người dùng cần bật tùy chọn tính năng mã hóa end-to-end trong cài đặt chat.
2.4 Ứng dụng nhắn tin mã hóa tin nhắn iMessage
iMessage - ứng dụng chat độc quyền của Apple - không còn là điều xa lạ với người dùng sản phẩm của Apple. Ứng dụng này được phát triển đặc biệt cho hệ sinh thái của Apple và hoạt động mượt mà trên các thiết bị iOS, macOS, iPad OS và watchOS.
iMessage cũng là một trong những ứng dụng nhắn tin mã hóa đáng tin
iMessage tự động mã hóa end-to-end tin nhắn gửi và nhận, đảm bảo rằng chỉ người gửi và người nhận mới có thể truy cập vào nội dung tin nhắn. Mặc dù là ứng dụng tin nhắn mặc định trên các thiết bị Apple, iMessage vẫn cung cấp nhiều tính năng hữu ích như gửi tin nhắn văn bản và thoại, chia sẻ hình ảnh và video, gửi tài liệu một cách dễ dàng.
iMessage, mặc dù không tương thích với các hệ điều hành và thiết bị không phải của Apple, vẫn là một trong những ứng dụng nhắn tin mã hóa phổ biến nhất được sử dụng bởi đa số người dùng.
Viết bình luận