được xác nhận bởi itcctv
Khi nhắc đến máy tính hay laptop, rất nhiều người thường lấy khái niệm "CPU" ra để so sánh hiệu năng của từng bộ phận khác trên máy tính. Vậy câu hỏi đặt ra CPU máy tính là gì? CPU hoạt động như thế nào? Cùng Nguyễn Công PC tìm hiểu khái niệm và những điều cần biết về CPU máy tính qua bài viết này nhé!
CPU được tích hợp vào bo mạch chủ để tiết kiệm không gian
CPU (Central Processing Unit) là bộ xử lý trung tâm của một máy tính. Nó là một trong những thành phần quan trọng nhất của một hệ thống máy tính và thực hiện các tác vụ xử lý dữ liệu, tính toán và điều khiển hoạt động của hệ thống. CPU có nhiệm vụ thực hiện các chỉ thị và tính toán số học, làm việc với dữ liệu trong bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi, và điều khiển các thành phần khác trong hệ thống máy tính. Nó là "bộ não" của máy tính và chịu trách nhiệm cho việc thực hiện các tác vụ và chương trình được chạy trên máy tính.
Cấu trúc của CPU thường bao gồm một hoặc nhiều nhân xử lý (cores), bộ nhớ cache, bộ điều khiển (control unit), bộ nhớ (memory), và các đường truyền dữ liệu (bus) để truyền thông tin giữa các thành phần khác nhau của hệ thống. CPU có thể được tìm thấy trong các thiết bị điện tử khác nhau, bao gồm máy tính cá nhân (PC), máy tính xách tay, máy chủ, điện thoại thông minh, máy chơi game, và nhiều thiết bị điện tử khác.
Sự ra đời của PCI đánh dấu mốc lớn khi các bo mạch chủ Mainboard đã có thể kết nối nhiều CPU lại với nhau thành những CPU tổng. Lúc đó chúng sẽ kiểm soát lại với nhau. CPU hoạt động như một đơn vị trung gian truyền tín hiệu đi tới các thành phần khác của hệ thống như: RAM, bộ điều khiển PCI Express và bộ nhớ trong. Nếu các bộ phận này muốn “giao tiếp” với CPU, chúng sẽ phải thông qua con chip trung tâm này.
Sự ra đời của PCI giúp các bo mạch chủ có thể kết nối nhiều chip lại với nhau
Xem ngay:
Chip quyết định khả năng ép xung của hệ thống
Thông thường sau một khoảng thời gian sử dụng, người dùng sẽ muốn nâng cấp cấu hình máy tính để phù hợp với nhu cầu làm việc. Do đó, cần phải nắm được cpu là gì thì mới có khả năng biết nên mua linh kiện nào (RAM, card đồ họa rời hay ổ cứng) sao cho có thể tương thích với máy tính hiện tại.
Bạn phải hiểu rõ con cpu trên máy tính, bởi một số dòng cpu sẽ không cho phép bạn mở rộng hệ thống. Cpu sẽ quyết định các tùy chọn mở rộng và các phần cứng mở rộng được cho phép. Khả năng ép xung của hệ thống rất đặc biệt cho những ai làm việc đồ họa hoặc lập trình nhiều. Bởi khả năng ép xung của máy phụ thuộc vào hiệu năng của cpu đáp ứng được nhu cầu của bạn.
Rất nhiều người bất ngờ khi biết trên thế giới chỉ có 2 hãng sản xuất CPU. Nhưng đó lại là sự thật! 2 hãng sản xuất CPU nổi tiếng nhất thế giới hiện nay là AMD và Intel. Các sản phẩm của 2 thương hiệu này đều được đánh giá rất cao về chất lượng. Dưới đây là một số thông tin về các ông lớn này để bạn tham khảo!
CPU Intel
Intel là hãng sản xuất CPU lớn nhất thế giới hiện nay. Được thành lập từ năm 1971, tính đến nay, Intel đã có 50 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực sản xuất CPU cho laptop và PC. Chip CPU của ông lớn này được ứng dụng rất nhiều công nghệ hiện đại nên ngày càng mạnh mẽ và chất lượng hơn.
Trên thị trường máy tính, laptop hiện nay, 3 dòng CPU Inter thông dụng nhất có thể kể đến là Intel Core i, Intel Celeron và Intel Pentium. Trong đó, được ưa chuộng nhất là Intel Core i.
CPU AMD
AMD (viết tắt của Advanced Micro Devices) là hãng sản xuất CPU nổi tiếng chỉ sau Intel. Các sản phẩm vi xử lý của AMD cạnh tranh trực tiếp với các dòng sản phẩm CPU Intel. Nếu Intel có Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 thì AMD có AMD Ryzen 3, AMD Ryzen 5, AMD Ryzen 7, AMD Ryzen 9 “đối chọi” trực tiếp.
Qua bài viết trên đây bạn đã biết CPU là gì, cấu tạo, chức năng của CPU trong máy tính cùng ý nghĩa của các thuật ngữ liên quan. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, bạn hãy để lại comment dưới bài viết để Ben Computer hỗ trợ bạn nhanh nhất nhé!
Bình luận