Bất kỳ ai muốn tận dụng tối đa sức mạnh đồ hoạ của một chiếc PC đều cần một chiếc card đồ hoạ từ AMD, NVIDIA, và Intel. Tuy nhiên, không phải ai cũng cần một giải pháp mạnh mẽ như vậy, đặc biệt khi chúng có giá từ 150 USD cho đến hơn... 1.000 USD.
Chip đồ hoạ tích hợp tốt đến mức nào?
Giả sử bạn không có hứng thú với việc sắm card đồ hoạ, nhưng thỉnh thoảng vẫn muốn chơi Civilization VI hay The Witcher 3?
Có thể đấy. Bạn vẫn có thể chơi game với hiệu năng ổn định, đôi lúc còn xuất sắc nữa, mà chỉ cần chip đồ hoạ tích hợp cùng CPU. Tất cả tuỳ thuộc vào tựa game bạn muốn chơi, mức thiết lập đồ hoạ bạn chấp nhận được, và tuổi đời của CPU bạn đang sử dụng.
Trên thực tế, chơi game là điều đáng kể nhất bạn cần quan tâm khi nhắc đến chip đồ hoạ tích hợp, bởi chip đồ hoạ tích hợp trong hầu hết các trường hợp sẽ đảm đương tốt hầu hết các mục đích sử dụng thông thường của một người dùng PC.
Tất nhiên, vẫn có những tác vụ chuyên nghiệp cần đến GPU. Chúng bao gồm biên tập video, dựng ảnh đồ hoạ, và các tác vụ điện toán tận dụng GPU với các chuẩn như NVIDIA CUDA và OpenCL. Nếu công việc của bạn cần đến một GPU mạnh mẽ, bạn hẳn đã biết điều đó rồi.
Dẫu vậy, như đã nói ở trên, chip đồ hoạ tích hợp sẽ đáp ứng tốt nhu cầu sử dụng máy tính tiêu chuẩn, bao gồm lướt web, phát đa phương tiện, hội thảo video, soạn thảo văn bản, và biên tập ảnh.
Còn chơi game lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.
Nhiều game chơi được, nhưng phải đánh đổi
Hãy nhớ rằng, với chip đồ hoạ tích hợp, bạn sẽ không bao giờ có được trải nghiệm chơi game hoàn hảo, hay thậm chí là gần hoàn hảo, trừ khi bạn chơi những tựa game rất cũ hoặc rất đơn giản. Mục tiêu đặt ra ở đây là làm sao để có được tỉ lệ khung hình tốt nhất có thể thông qua tinh chỉnh các thiết lập đồ hoạ và độ phân giải hiển thị.
Đầu tiên, bạn sẽ muốn chuyển độ phân giải mặc định của game sang 1080p, hoặc có thể xuống đến 720p nếu cần thiết. 1080p là độ phân giải tiêu chuẩn đối với hầu hết các game thủ ngày nay, và nếu muốn chuyển lên mức cao hơn, như 1440p hoặc 4K chẳng hạn, bạn sẽ cần sức mạnh đồ hoạ "khủng" hơn nhiều so với những gì chip đồ hoạ tích hợp có thể "cố" được, vì thế khi lựa chọn PC gaming cần chú ý lựa chọn phù hợp so với nhu cầu sử dụng của bản thân.
Thứ tiếp theo cần tinh chỉnh là các thiết lập đồ hoạ. Tuỳ thuộc vào tuổi đời CPU của bạn, sẽ có những game khiến bạn phải bất ngờ khi chạy được ở mức thiết lập cao hoặc siêu cao. Chúng chủ yếu là những tựa game cũ, không còn là một thách thức đối với các card đồ hoạ hiện đại nữa, nhưng cũ không có nghĩa là không đáng để thử!
Hầu hết các tựa game sẽ tự động chọn các thiết lập đồ hoạ thích hợp cho bạn, và bạn có thể bắt đầu tinh chỉnh từ đây. Ví dụ, bạn có thể thử tắt các hiệu ứng bổ sung, giảm độ phân giải, hoặc hạ thấp các thiết lập đồ hoạ xuống một hoặc hai bậc. Giảm độ phân giải và hạ thấp thiết lập đồ hoạ thường là hai thứ mang lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ, một số game có thể chơi tốt ở 1080p với mức đồ hoạ thấp, trong khi số khác lại mang lại trải nghiệm tốt hơn ở 720p với mức đồ hoạ trung bình. Kết quả tuỳ thuộc hoàn toàn vào cách game vận hành trên hệ thống của bạn, và tuỳ thuộc vào cách bạn xem thế nào là "chơi được".
Thứ cuối cùng bạn có thể cân nhắc là tỉ lệ khung hình (fps). Thông thường, tỉ lệ khung hình lý tưởng khi chơi game là 60 fps hoặc gần với mức đó. Đây là điều gần như bất khả thi nếu sử dụng chip đồ hoạ tích hợp, nhưng những GPU tích hợp đời mới nhất đôi lúc có thể khiến bạn bất ngờ đấy. Tỉ lệ khung hình tối thiểu chấp nhận được là 30 fps, và đây cũng là con số tốt nhất bạn có thể trông chờ khi chơi hầu hết các tựa game với chip đồ hoạ tích hợp. Bất kỳ thứ gì dưới 30 fps đều được xem là "không chơi được", bởi bạn sẽ thường xuyên gặp hiện tượng khựng hình hoặc xé hình, dù 27 fps cũng có thể được xem là đủ rồi.
Game nào chạy tốt với chip đồ hoạ tích hợp?
Liệu có tựa game cụ thể nào hoạt động tốt với chip đồ hoạ tích hợp hay không? Rất khó để biết mức hiệu năng bạn sẽ có được đối với một tựa game nhất định. Nếu bạn nhìn vào các thiết lập đồ hoạ tối thiểu của các tựa game phổ biến, chúng luôn khuyến cáo bạn nên dùng card đồ hoạ rời, trong khi chip đồ hoạ tích hợp sẽ bị "lơ đẹp".
Điều đó có nghĩa là bạn phải tìm ra được card đồ hoạ rời nào có hiệu năng tương đương với GPU tích hợp bạn đang có, hoặc nắm được hiệu năng của từng tựa game. Cách thứ hai dễ thực hiện hơn, bởi thông tin sẵn có là khá nhiều, và mức độ tin cậy nhìn chung cũng cao hơn.
Ví dụ, laptop của bạn có CPU Core i7-1185G7 "Tiger Lake" với card đồ hoạ Intel Xe, và bạn muốn chơi The Witcher 3. Chỉ cần gõ "Intel Xe graphics Witcher 3" vào Google để xem kết quả trả về ra sao. Bạn sẽ thu được một loạt video cho thấy gameplay của The Witcher 3 trên Intel Xe, cùng kết quả từ nhiều website như User Benchmark.
Hãy bỏ chút thời gian xem qua vài video nói trên để biết hiệu năng của tựa game bạn muốn chơi ra sao khi chạy trên card đồ hoạ bạn đang có, nhưng hãy nhớ rằng dù card đồ hoạ như nhau, CPU của người khác có thể mạnh hơn hoặc yếu hơn của bạn. Thứ bạn nên chú ý ở các video này là độ phân giải của game, các thiết lập đồ hoạ đang chọn, và tỉ lệ khung hình đạt được. Trong hầu hết các trường hợp, thông tin về các thiết lập đồ hoạ và độ phân giải sẽ được người đăng nhúng vào video hoặc nằm ở phần miêu tả của video, và tỉ lệ khung hình thì luôn được hiển thị trong suốt quá trình chơi game.
Một khi bạn biết được mức hiệu năng mà bạn nhiều khả năng sẽ đạt được đối với một tựa game nhất định, bạn có thể đưa ra được đánh giá chính xác hơn về việc có nên bỏ thời gian hoặc tiền bạc để chơi tựa game đó hay không.
Đôi lời về CPU
Chip đồ hoạ tích hợp đã xuất hiện từ lâu, nhưng những cái tên mạnh mẽ nhất mới chỉ lộ diện trong vài năm trở lại đây mà thôi. Bạn sẽ thu được những kết quả tốt nhất với APU Ryzen 3000 trên desktop, hoặc vi xử lý Ryzen 4000 trên laptop. Đối với Intel, chip đồ hoạ tích hợp càng mới sẽ càng tốt hơn. Intel Xe on có hiệu năng ấn tượng trên laptop tính đến thời điểm này. Trên desktop, một CPU với card đồ hoạ UHD 620 hoặc mới hơn là lựa chọn đáng cân nhắc - tuỳ thuộc vào tựa game bạn muốn chơi.
Người dùng Mac sẽ ít đau đầu hơn người dùng Windows, bởi chỉ một số ít game chơi được mà không cần cài đặt gì thêm trên nền tảng này, và cấu hình game thường sẽ chỉ ra thế hệ máy Mac nào bạn cần để chơi được nó. Tuy nhiên, phần lớn các tựa game dành cho máy Mac trên Steam sẽ hoạt động tốt với hầu hết các máy Mac dùng chip Intel được sản xuất trong vòng 3 năm trở lại đây.
Nếu sử dụng máy Mac dùng chip ARM M1, bạn sẽ phải thử nghiệm một chút. Bởi ở thời điểm hiện tại, có khá ít phần mềm được phát triển dành riêng cho những máy tính như thế này, bạn nhiều khả năng sẽ phải chạy game thông qua lớp tương thích Rosetta 2, và game có chạy được hay không còn tuỳ vào may mắn của bạn.
Chơi game với chip đồ hoạ tích hợp thay vì card đồ hoạ rời không phải lúc nào cũng dễ dàng, nhưng vẫn có thể được nếu bạn chấp nhận đánh đổi. Bạn sẽ không thể chơi được tất cả các tựa game mới nhất và hay nhất, cũng như đạt được mức hiệu năng cao mà bạn có thể đạt được dù chỉ dùng một card đồ hoạ tầm trung ở 1080p. Dẫu vậy, vẫn có một thư viện game khá lớn dành cho bạn mà không buộc bạn phải đầu tư tiền vào một chiếc card đồ hoạ rời. Liên hệ ngay với HACOM ngay hôm nay để nhận tư vấn từ đội ngũ kỹ thuật viên hỗ trợ tư vấn cho bạn sở hữu một dàn PC Gaming Setup chất lượng, mang tới trải nghiệm chơi game cực chất.
Hotline: 1900.1903