iPhone 15 phải 10 ngày nữa mới ra mắt, nhưng tờ The Elec của Hàn Quốc đã đưa tin, Apple đang có kế hoạch ứng dụng micro-lens để màn hình iPhone 16 có độ sáng tăng đáng kể nhưng tiêu thụ điện năng giữ nguyên, hoặc giảm độ sáng để tiết kiệm pin nhưng không ảnh hưởng tới trải nghiệm sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên luôn có những đánh đổi khi ứng dụng micro-lens array cho màn hình OLED. Nếu Apple quyết định ứng dụng công nghệ này, thì màn hình mà các đối tác như Samsung Display hay LG Display phải đạt tiêu chuẩn mà Apple đưa ra. Hiện giờ công nghệ micro-lens array đang có hai nhược điểm cơ bản. Công nghệ này vận hành không đơn giản chút nào, vì từng ống kính trong cả dàn micro-lens siêu nhỏ phải được gia công cực kỳ chính xác, để giảm thiểu tối đa tình trạng phản chiếu ánh sáng bên trong dàn lens, hắt ngược lại tấm nền hoặc sang hai bên màn hình, thay vì hắt về phía trước như tính toán. Thứ hai, Samsung và LG sử dụng chất liệu khác nhau để sản xuất micro-lens array, và cả hai có vẻ đều không đạt tiêu chuẩn mà Apple đưa ra. Vì thế nên đến thời điểm hiện tại, các kỹ sư và các vị giám đốc của Apple vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức, liệu có ứng dụng micro-lens trên iPhone 16 hay không. Ở thời điểm hiện tại, cả Samsung lẫn LG đều đã ứng dụng micro-lens array trong sản phẩm thương mại. Samsung ứng dụng ống kính siêu nhỏ để tăng độ sáng cho màn hình vài mẫu điện thoại Galaxy S, còn LG đã dùng micro-lens để cải thiện độ sáng của những mẫu TV OLED của họ. Metalens là gì? Làm cách nào công nghệ này tạo ra những thấu kính chụp hình nhỏ như hạt gạo? Ming Chi Kuo vừa mới đưa ra dự báo nói rằng đến năm 2026 hoặc 2027, sẽ có cặp kính Apple Glasses, giải pháp kính thực tế ảo tăng cường với mức giá rẻ hơn so với Apple Reality Pro 3.000 USD dự kiến ra mắt ngay tại WWDC tháng 6 năm nay. tinhte.vn Meta lens, hay còn có nơi gọi là micro-lens là một công nghệ thấu kính siêu nhỏ, gia công với độ chính xác và số đo không thua gì chip bán dẫn. Những kết cấu siêu nhỏ (như trong hình chụp dưới kính hiển vi điện tử phía trên đây) làm nhiệm vụ bẻ cong, phân cực hoặc hội tụ, rồi định hướng lại nguồn sáng, theo cách giống hệt như những thấu kính hội tụ hay phân kỳ trong ống kính chụp hình làm việc cả trăm năm qua. Bên cạnh khả năng tạo ra những ống kính siêu nhỏ để kết hợp với cảm biến CMOS, thu gọn kích thước thiết bị di động, micro-lens hoàn toàn có thể đặt lên phía trên tấm nền màn hình để tăng độ sáng. Gần nhất, chiếc TV “sáng nhất thế giới” của TCL, chiếc X955 đã được giới thiệu, ứng dụng công nghệ tương tự để đạt độ sáng tối đa 5000 nits trong những cảnh HDR. Tổng kết lại những lợi thế của metalens: Kích thước cực nhỏ, chỉ bằng hạt gạo. Kết cấu được thiết kế chính xác để thu nhận nguồn sáng, hoàn toàn không xảy ra cầu sai và quang sai như lens truyền thống. Chỉ cần một lăng kính, giúp CMOS lấy sáng nhiều hơn so với cả hệ thống lens hiện tại. Có thể tạo ra những hệ thống máy ảnh với cơ chế lấy nét tự do mà lăng kính hoàn toàn không phải di chuyển, vì thế không tạo ra nguy cơ hỏng hóc như hệ thống ống kính truyền thống. Sản xuất dựa trên tiến trình in thạch bản hệt như chip bán dẫn, sản lượng có thể đạt hàng triệu lăng kính mỗi ngày. Có thể đáp ứng rất nhiều nhu cầu và sản phẩm thương mại, từ tiêu dùng đến chuyên nghiệp. Theo WCCFTech