Nhờ bước chuyển chiến lược này, NVIDIA phát triển dòng vi xử lý
Tesla và H100 phục vụ cho các công việc có quy mô lớn như huấn luyện các mô hình AI sinh tạo (Generative AI) như ChatGPT. NVIDIA cũng đã tạo ra một hệ sinh thái bao gồm các công cụ phần mềm (ví dụ: CUDA X AI, RAPIDS) và nền tảng phần cứng (ví dụ: siêu máy tính DGX) để hỗ trợ nghiên cứu và triển khai AI trên nhiều ngành công nghiệp.
Chính khi cơn sốt vàng AI bùng nổ vào năm 2022, NVIDIA như những người kiếm tiền nhờ bán công cụ “cuốc xẻng” thúc đẩy cuộc cách mạng AI, hệt như cơn sốt vàng từng xảy ra tại California vào những năm 1848. Vi xử lý AI của NVIDIA hiện là yếu tố không thể thiếu trong ngành công nghiệp trí tuệ nhân tạo, tác động bao trùm lên nhiều lĩnh vực như chăm sóc sức khỏe, ô tô, tài chính, v,v. Bằng cách tận dụng công nghệ GPU sẵn có và điều chỉnh nó cho các thị trường mới, NVIDIA đã tạo ra một loại phần cứng điện toán hoàn toàn mới dành riêng cho AI. Hành trình này, nó minh hoạ cho sự tích luỹ dần sự phát triển qua thời gian, tích luỹ các công nghệ cần có để đạt tới bước đột phá và kiếm tiền từ sự đột phá đó.
Và không chỉ NVIDIA hay Apple, còn rất nhiều cái tên khác như Tesla, Netflix,
Google, họ cũng sáng tạo với việc tích luỹ những thay đổi nhỏ qua thời gian để tạo ra sự thay đổi lớn trên thị trường.
Picasso có từng nói “Good artists copy; great artists steal.” với hàm ý là trong khi các nghệ sĩ giỏi có thể bắt chước các tác phẩm hiện có, thì các nghệ sĩ vĩ đại biến đổi và tích hợp những ảnh hưởng này thành một thứ gì đó độc đáo của riêng họ. Và nếu quan sát kĩ, rất nhiều nghệ sĩ giỏi biết cắt “ăn cắp” ý tưởng từ lĩnh vực này sang lĩnh vực khác và tạo ra sự khác biệt.
Một ví dụ mà mình rất thích khi đọc quyển The Power of Habits (Sức mạnh của thói quen) là Febreze - một sản phẩm khử mùi trong nhà. Ban đầu, sản phẩm này gặp khó khăn vì người tiêu dùng không nhận thấy nhu cầu sử dụng, do họ đã quen với mùi của chính căn nhà của họ. Bước đột phá xảy ra khi đội ngũ tiếp thị của Procter & Gamble nghiên cứu các thói quen tiêu dùng không liên quan, chẳng hạn như cảm giác hài lòng mà mọi người có được sau khi hoàn thành một công việc dọn dẹp. Bằng cách áp dụng mô hình thói quen trong tâm lý học: cú hích - thói quen và phần thường và liên kết Febreze với cảm giác hoàn thành công việc, họ đã định vị lại sản phẩm này như một bước hoàn thiện cuối cùng cho việc dọn dẹp. Sự thay đổi nhỏ nhưng quan trọng này đã biến Febreze thành một sản phẩm trị giá hàng tỷ đô la, minh chứng cho việc áp dụng hiểu biết từ tâm lý học vào tiếp thị tiêu dùng.