Những công nghệ sẽ có tại lễ khai mạc SEA Games 31
SEA Games 31 đã chính thức khởi tranh từ ngày 6 tháng 5, tuy nhiên đến tối ngày hôm nay (12/5) thì lễ khai mạc SEA Games 31 mới chính thức được diễn ra tại Sân vận động Quốc Gia Mỹ Đình (Hà Nội). Những ngày vừa qua đã diễn ra các môn thi đấu của đoàn thể thao Việt Nam và chúng ta đã có những huy chương vàng đầu tiên của kỳ Đại hội Thể thao Đông Nam Á lần thứ 31 này.
Điểm nhấn nổi bật của những kỳ Đại hội Thể thao không gì khác đó chính là buổi lễ khai mạc với những công nghệ nổi bật và tiên tiến nhất về âm thanh, ánh sáng, nghệ thuật, văn hoá… Và hãy cùng với Nguyễn Công PC tổng hợp quá trình chuẩn bị của ekip tổ chức lễ khai mạc SEA Games 31 nhé!
Hãy cùng điểm qua những cái tên đình đám trong đội ngũ thực hiện chương trình lễ khai mạc SEA Game 31.
Về phần âm nhạc:
Đạo diễn âm nhạc - Nhạc sĩ Huy Tuấn
Nhà sản xuất âm nhạc Lê Thanh Tâm
Nhà soạn nhạc giao hưởng trẻ nhất Việt Nam - Lưu Quang Minh
Nhà sản xuất âm nhạc Quân Nguyễn
Nhà sản xuất âm nhạc Nguyễn Thanh Bình
Nhà sản xuất âm nhạc Cao Nhật Trung
Nhà sản xuất âm nhạc Hazuny
Nhà sản xuất âm nhạc Hồ Hoài Anh
Tổng đạo diễn Lễ Khai mạc và Bế Mạc SEA Games 31 - NSƯT Trần Ly Ly - quyền Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cùng những người đồng hành gồm Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thị Minh Thái và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường.
Hai MC của chương trình là Bùi Đức Bảo và MC Phí Nguyễn Thuỳ Linh.
Đạo diễn sân khấu Hoàng Công Cường.
Hai đạo diễn múa là Nghệ sĩ Nhân dân Hồng Phong và Nghệ sĩ Nhân dân Kiều Lê, cùng với 20-30 trợ lý đạo diễn cùng làm.
Và hàng nghìn người sẽ tham gia góp mặt vào bài hát cuối cùng kết thúc lễ khai mạc.
Báo chí và các phương tiện truyền thông đã hé lộ những kỳ vọng của SEA Games 31 là “Đại tiệc âm thanh ánh sáng”
Một số loại công nghệ tiêu biểu được sử dụng trong lễ khai mạc bao gồm:
Công nghệ trình chiếu hình ảnh đồ họa (Mapping):
Công nghệ trình chiếu 3D Mapping là kỹ thuật sử dụng ánh sáng, hình ảnh để tạo ra các hiệu ứng 3D trên một bề mặt dù không bằng phẳng, đồng thời giúp các khối hình ảnh trong không gian ba chiều tương tác, từ vật thể thật. Mang đến những hiệu ứng ấn tượng cũng như dễ dàng truyền tải thông điệp, thu hút người tham dự.

Sân khấu với công nghệ 3D Mapping đã từng xuất hiện trong Gấu Concert của nam ca sĩ Hà Anh Tuấn.
📢 Liên hệ quảng cáo: 0919 852 204
Quảng cáo của bạn sẽ xuất hiện trên mọi trang!
Công nghệ thực tế ảo tăng cường (Augmented Reality - AR):
Thực tế ảo tăng cường (AR) là công nghệ tạo ra những hình ảnh kỹ thuật số có khả năng hiển thị ngay trong thế giới thật. Hay nói cách khác, người dùng sử dụng điện thoại thông minh, máy tính bảng,... để trải nghiệm các đối tượng và nội dung ảo trên môi trường vật lý thực. Thực tế ảo tăng cường bắt đầu với một thiết bị được trang bị máy ảnh/camera, chẳng hạn như điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng đã cài đặt phần mềm AR. Khi người dùng trỏ thiết bị và nhìn vào một đối tượng, phần mềm sẽ nhận diện thông qua công nghệ thị giác máy tính.

Sau đó, thiết bị sẽ tải xuống thông tin của đối tượng từ đám mây, giống như cách trình duyệt web tải một trang qua URL. Điểm khác biệt là thông tin hiển thị trong trải nghiệm 3D được xếp chồng lên đối tượng chứ không phải 2D trên màn hình. Khi đó, những gì người dùng nhìn thấy là một phần thực và một phần kỹ thuật số.
Khi người dùng di chuyển, kích thước và hướng của màn hình AR sẽ tự động điều chỉnh theo ngữ cảnh thay đổi. Thông tin đồ họa hoặc văn bản mới xuất hiện trong khi thông tin khác thoát ra khỏi chế độ xem.
Công nghệ thực tế mở rộng (Extended Reality - EX) (bao gồm thực tế tăng cường (AR- Augmented Reality), thực tế ảo (VR-Virtual Reality), hay thực tế hỗn hợp (MR-Mixed Reality))…

Đây hứa hẹn sẽ là những dấu ấn công nghệ nổi bật được xuất hiện trong buổi lễ khai mạc SEA Games 31 diễn ra vào tối nay.

Những công tác chuẩn bị về những khâu khác trong các phần của chương trình lễ khai mạc SEA Games cũng đã hoàn thành và sẵn sàng cho những màn tranh tài của các vận động viên đến từ các đoàn thể thao trong khu vực Đông Nam Á.
Các thiết bị PC phục vụ cho những phần trình diễn về 3D, Ánh sáng, thực tế ảo tăng cường… sẽ có cấu hình cao và tối ưu phần mềm với làm việc về hiệu ứng, kỹ xảo hình ảnh 3D và các phần khác của các màn trình diễn… Điều này đòi hỏi đơn vị cung cấp phần cứng máy tính phải có hiểu biết chuyên sâu để có thể xây dựng được những bộ PC tối ưu hiệu năng lẫn phù hợp với phần mềm để đem lại kết quả công việc hiệu quả nhất.